Tư vấn về đăng ký nhãn hiệu, bao bì cho sản phẩm ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Bao gì sản phẩm là cách thức thể hiện, trình bày sản phẩm một cách sáng tạo. Một bao bì bắt mắc có thể khuyến khích việc mua hàng và việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho bao bì sản phẩm sẽ tránh được những tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ khi hàng hóa hoặc sản phẩm đó khi phát triển:

Mục lục bài viết

1. Cách đăng ký nhãn hiệu, bao bì cho sản phẩm ?

Xin chào Xin giấy phép, tôi có câu hỏi xin được giải đáp như sau: hiện nay tôi đang muốn thu mua và đưa sản phẩm măng khô ra thị trường. Mong luật sư giải đáp giúp tôi một số vấn đề sau:

1. Nếu tôi thu mua măng khô rồi bán ra thị trường thì sản phẩmnày có phải đăng ký chất lượng hay không? Cơ quan nào quản lý vấn đề này? Thủtục xin giấy phép ra sao?

2. Trong trường hợp tôi thu mua măng tươi rồi sơ chế thành măng khô thì có giống trường hợp 1 hay không?

3. Tôi muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cho măng khô thì phải làmsao? Mã vạch hàng hóa , mẫu bao bì chosản phẩm nầy? Văn bản hướng dẫn cụ thể?

4. Hộ gia đình có được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hay không? Vănbản hướng dẫn cụ thể?

Rất mong nhận được sự phản hồi từ phía quý luật sư, xin chân thành cảm ơn !

Tư vấn về đăng ký nhãn hiệu, bao bì cho sản phẩm ?

Trả lời:

Thưa quý khách hàng! Công ty Luật TNHH MINH KHUÊ xin gửi tới quý khách hàng lời chào trân trọng và cảm ơn quý khách đã tin tưởng vào dịch vụ do chúng tôi cung cấp. Vấn đề bạn đang vướng mắc chúng tôi xin được tư vấn như sau:

1. Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm

quy định:

Điều 10. Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm

1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng, tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh, dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng, tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.

2. Tùy từng loại thực phẩm, ngoài các quy định tại khoản 1 Điều này, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:

a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;

b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;

c) Quy định về bảo quản thực phẩm.

Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến

1. Tuân thủ các điều kiện quy định tại Điều 10 của Luật này.

2. Nguyên liệu ban đầu tạo nên thực phẩm phải bảo đảm an toàn và giữ nguyên các thuộc tính vốn có của nó; các nguyên liệu tạo thành thực phẩm không được tương tác với nhau để tạo ra các sản phẩm gây hại đến sức khoẻ, tính mạng con người.

3. Thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn phải đăng ký bản công bố hợp quy với cơ quan nhà nước có thẩm quyền trước khi lưu thông trên thị trường.

Chính phủ quy định cụ thể việc đăng ký bản công bố hợp quy và thời hạn của bản đăng ký công bố hợp quy đối với thực phẩm đã qua chế biến bao gói sẵn.”

Như vậy, theo quy định trên thì sản phẩm măng khô sẽ phải đăng ký bản công bố hợp quy trước khi lưu thông trên thị trường.

Căn cứ vào về việc ban hành danh mục sản phẩm, hàng hóa phải kiểm tra chất lượng thì có thể thấy sản phẩm “măng khô” chưa có quy chuẩn kĩ thuật. Do đó, trong trường hợp này bạn sẽ phải chuẩn bị một bộ hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm bao gồm các giấy tờ sau:

– Bản công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm;

– Bản thông tin chi tiết và sản phẩm;

– Kết quả kiểm nghiệm sản phẩm trong vòng 12 tháng, gồm các chỉ tiêu chất lượng chủ yếu, chỉ tiêu an toàn do phòng kiểm nghiệm được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chỉ định hoặc phòng kiểm nghiệm độc lập được công nhận cấp (bản gốc hoặc bản sao có công chứng);

– Kế hoạch kiểm soát chất lượng được xây dựng và áp dụng theo mẫu được quy định tại Mẫu số 04 ban hành kèm theo Nghị định này (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Kế hoạch giám sát định kỳ (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Mẫu nhãn sản phẩm (có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Giấy đăng ký kinh doanh có ngành nghề kinh doanh thực phẩm hoặc chứng nhận pháp nhân đối với tổ chức, cá nhân (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đối với cơ sở thuộc đối tượng phải cấp giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm theo quy định (bản sao có xác nhận của tổ chức, cá nhân);

– Chứng chỉ phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương trong trường hợp tổ chức, cá nhân sản xuất sản phẩm có hệ thống quản lý chất lượng được chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn HACCP hoặc ISO 22000 hoặc tương đương (bản sao có công chứng hoặc bản sao có xuất trình bản chính để đối chiếu).

(Khoản 2 Điều 6 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm).

Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm trong trường hợp của bạn là Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm. (Khoản 2 Điều 7 hướng dẫn việc công bố hợp quy và công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm)

2. Thực phẩm đã qua chế biến

Dù bạn thu mua măng khô sau đó đưa sản phẩm ra thị trường hay thu mua măng tươi rồi sơ chế thành măng khô sau đó mới đưa sản phẩm ra thị trường thì trong cả hai trường hợp này đều được coi là thực phẩm đã qua chế biến. Do đó, trong trường hợp bạn thu mua măng tươi rồi sơ chế thành măng khô sau đó đưa sản phẩm ra thị trường thì bạn cũng phải chuẩn bị hồ sơ công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm như đối với trường hợp thu mua măng khô.

3. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu; đăng ký sử dụng mã số và đăng ký kiểu dáng bao bì hàng hóa

* Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

đối với hàng hóa là măng khô thì bạn sẽ phải nộp đơn đăng ký sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 100 và Khoản 1 Điều 108 thì:

01 đơn đăng ký sở hữu công nghiệp đầy đủ sẽ bao gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký theo mẫu quy định;

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp đăng ký bảo hộ quy định tại các điều từ Điều 102 đến Điều 106 của Luật này;

– Giấy uỷ quyền, nếu đơn nộp thông qua đại diện;

– Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác;

– Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Hoặc ít nhất, đơn đăng ký sở hữu công nghiệp sẽ phải gồm các tài liệu sau:

– Tờ khai đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, trong đó có đủ thông tin để xác định người nộp đơn và mẫu nhãn hiệu, danh mục sản phẩm, dịch vụ mang nhãn hiệu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Bản mô tả, trong đó có phạm vi bảo hộ đối với đơn đăng ký sáng chế; bộ ảnh chụp, bản vẽ, bản mô tả đối với đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp; bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý đối với đơn đăng ký chỉ dẫn địa lý;

– Chứng từ nộp lệ phí nộp đơn.

* Đăng ký sử dụng mã số mã vạch

Theo hướng dẫn tại Điều 7 , nếu công ty bạn muốn sử dụng mã số mã vạch thì sẽ phải đăng ký sử dụng mã số mã vạch tại các cơ quan được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định tiếp nhận hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch.

Hồ sơ đăng ký sử dụng mã số mã vạch gồm:

– Bản đăng ký sử dụng mẫ số mã vạch;

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đối với các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, thương mại hoặc bản sao Quyết định thành lập đối với các tổ chức khác;

– Bảng Đăng ký danh mục sản phẩm sử dụng mã GTIN (Mã số thương phẩm toàn cầu);

– Phiếu đăng ký thông tin cho cơ sở dữ liệu của GS1 Việt Nam (Mạng GEPIR)

* Đăng ký kiểu dáng bao bì hàng hóa

Theo hướng dẫn tại hướng dẫn thi hành ngày 22/09/2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp thì đơn đăng ký kiểu dáng bao bì hàng hóa sẽ gồm các giấy tờ sau:

– Tờ khai đăng ký;

– Tài liệu, mẫu vật, thông tin thể hiện đối tượng sở hữu công nghiệp được đăng ký (bộ ảnh chụp, bộ bản vẽ và bản mô tả kiểu dáng công nghiệp);

– Chứng từ nộp phí, lệ phí.

Bạn sẽ nộp đơn đến Cục sở hữu trí tuệ để được giải quyết.

4. Chủ thể được đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Điều 2 Nghị định 103/2006/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng như sau:

“1. Cá nhân, pháp nhân và các chủ thể khác của pháp luật dân sự (sau đây gọi chung là tổ chức, cá nhân).

2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài đáp ứng các điều kiện hưởng sự bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Các điều ước quốc tế quy định tại khoản này bao gồm:

a) Công ước Paris về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883, sửa đổi năm 1967 (sau đây gọi tắt là “Công ước Paris”);

b) Hiệp định Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2000;

c) Hiệp định về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ Việt Nam – Thụy Sĩ năm 1999;

d) Hiệp định về các khía cạnh liên quan đến thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (Hiệp định TRIPS) năm 1994, kể từ thời điểm Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới;

đ) Các điều ước quốc tế khác liên quan đến việc bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Việt Nam là thành viên.”

Như vậy, theo quy định trên thì hộ gia đình cũng có quyền đăng ký nhãn hiệu.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về vấn đề mà bạn đang quan tâm. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra bản tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Trường hợp trong bản tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong bản tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề, rất mong nhận được phản ánh của quý khách tới địa chỉ email hoặc: Chúng tôi sẵn sàng giải đáp. Trân trọng!

2. Tranh chấp nhãn hiệu khi đặt tên cơ sở đào tạo

Thưa luật sư, xin hỏi: Một dự án đặt tên trường (của Bộ GD&ĐT) có tên là “trường cao đẳng Asean” và đã đăng kí nhãn hiệu tại cục SHTT, có một dự án khác đăng ký thành lập trường nghề (của Bộ LĐTB&XH) với tên gọi “trường cao đẳng nghề Asean” thì trường có tên gọi “trường cao đẳng nghề Asean” có bị cho là vi phạm nhãn hiệu theo Luật SHTT hay không?

(vohan…@yahoo.com).

Tư vấn về vi phạm nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ khi đặt tên cơ sở đào tạo ?

Trả lời:

Vấn đề mà bạn đã trình bày có những vấn đề trao đổi như sau:

Thứ nhất, cả trường cao đẳng Asean và trường cao đẳng nghề Asean đều là đơn vị sự nghiệp thuộc chủ quản của Bộ GD&ĐT và Bộ LĐTB&XH. Không phải là chủ thể kinh doanh.

Thứ hai, căn cứ khoản 16, khoản 21, điều 4 thì tên của đơn vị sự nghiệp nhà nước không là tên thương mại và cũng không là nhãn hiệu. Đây không là đối tượng được bảo hộ SHTT.

Vì vậy, vấn đề bạn hỏi không thuộc phạm vi của Luật SHTT.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Hàng hóa không sản xuất ra có đăng ký được không ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi không trực tiếp sản xuất hàng hóa ra, tôi muốn đăng ký bảo hộ những nhãn hiệu có thể do tôi nghĩ ra hoặc sản phẩm tôi đang bán và biết khách hàng chưa đăng ký nhãn hiệu ? Cảm ơn!

Trả lời:

Xin chào, Bạn hoàn toàn có quyền làm việc đó. Bởi lẽ, đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hoặc các dịch vụ do bạn cung cấp bạn không cần hoặc không phải trực tiếp sản xuất ra sản phẩm. Đăng ký độc quyền nhãn hiệu được hiểu là đăng ký các ý tưởng về sản phẩm mà bạn có thể phân phối, sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ trong tương lai.

Vấn đề là ở chỗ:

+ Chưa có ai ? Chưa có tổ chức nào nộp đơn đăng ký nhãn hiệu này ?

Điều này đồng nghĩa với việc nhãn hiệu mà Bạn nộp phải đầu tiên và có trước nhất.

Ví dụ: Ông A ở Hà Nội, Ông B ở thành phố Hồ Chí Minh và Chị C ở Đà nẵng đều muốn đăng ký nhãn hiệu Minh Khuê trong lĩnh vực dịch vụ pháp lý và cùng nộp đơn vào một ngày trong năm.

Vậy, Cục sở hữu trí tuệ cần phân biệt được ai là người nộp đơn đầu tiên. Vấn đề này hoàn toàn làm được vì trên mã vạch tiếp nhận đơn sẽ ghi nhân cụ thể Giờ, phút, giây, ngày nộp đơn của chủ đơn. => Đây được coi là quyền ưu tiên của người nộp đơn đầu tiên.

Vì vậy, hãy đăng ký ngay các ý tưởng kinh doanh – Những tên hay và có ý nghĩa để có thể là người đầu tiên sở hữu quyền sở hữu trí tuệ cho sản phẩm hoặc dịch vụ đó.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

4. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu thực hiện thế nào ?

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu là tên gọi chung, còn có các tên gọi khác như đăng ký nhãn hiệu độc quyền, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm:

1. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu:

Thủ tục đăng ký nhãn hiệu gồm:

– Tờ khai đăng ký nhãn hiệu (2 bản): theo mẫu 04-NH quy định tại Phụ lục A TT 01/2007/TT-BKHCN; Mẫu đơn đăng ký

– 09 mẫu nhãn hiệu giống nhau: Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày rõ ràng với kích thước của mỗi thành phần trong nhãn hiệu không lớn hơn 80mm và không nhỏ hơn 8mm, tổng thể nhãn hiệu phải được trình bày trong khuôn mẫu nhãn hiệu có kích thước 80mm x 80mm in trên tờ khai;

– Chứng từ nộp phí, lệ phí

Bạn chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ trên và có thể nộp trực tiếp tại Cục sở hữu trí tuệ.

2. Quá trình thực hiện đăng ký và Chi phí đăng ký nhãn hiệu

Quá trình thực hiện đăng ký:

Trong trường hợp nộp đơn uỷ quyền qua đại diện sở hữu trí tuệ của Quý công ty tại Cục Sở hữu trí tuệ, công việc của chúng tôi sẽ bao gồm:

– Tư vấn về mọi vấn đề liên quan đến việc nộp đơn đăng ký nhãn hiệu;

– Chuẩn bị Đơn đăng ký, ký đơn, nộp đơn

– Thông báo về việc nộp đơn sau khi nộp đơn, và các thông báo liên quan khác;

– Xử lý tất cả các thiếu sót liên quan đến Đơn;

– Tư vấn các giải pháp để vượt qua từ chối của Cục SHTT;

– Theo dõi tiến trình của Đơn và thường xuyên cập nhật tình trạng cho đến khi có kết luận cuối cùng của Cục SHTT về việc đăng ký nhãn hiệu;

– Tư vấn về việc sử dụng nhãn hiệu sau khi cấp bằng (nếu có Giấy chứng nhận)

Chi phí đăng ký nhãn hiệu: Sẽ được tính phí dựa trên phạm vi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu (thông thường bảo hộ một nhãn hiệu trong 06 lĩnh vực kinh doanh chính mức phí là 660k)

3. Thời gian đăng ký nhãn hiệu

Theo qui định, qui trình thẩm định đơn nhãn hiệu trải qua các giai đoạn sau:

(i) thẩm định hình thức (1-2 tháng),

(ii) công bố Đơn trên Công báo (2 tháng);

(iii) thẩm định nội dung (9-12 tháng);

(iii) cấp và công bố Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (1-2 tháng).

Tuy nhiên, trên thực tế thời hạn này có thể nhanh hơn hoặc chậm hơn tuỳ thuộc vào số lượng đơn nộp vào Cục tại thời điểm xét nghiệm.

4. Các tài liệu nộp đơn đăng ký nhãn hiệu:

Để nộp đơn đăng ký nhãn hiệu, Quý Công ty chỉ cần cung cấp cho chúng tôi các thông tin/tài liệu sau đây:

Tênđịa chỉ của chủ sở hữu nhãn hiệu (nếu đăng ký dưới tên Công ty thì tên/địa chỉ của Công ty phải trùng khớp với Giấy đăng ký kinh doanh)

– Mẫu nhãn hiệu xin đăng ký.

– Giấy ủy quyền (Cung cấp khi sau khi nhận được thông tin đăng ký)

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay tới số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

5. Đăng ký nhãn hiệu Thinh Vuong

Công ty Xin giấy phép là đối tác tin cậy trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ nói riêng và các dịch vụ pháp lý trong các lĩnh vực khác nói chung với tiêu chí trung thực, uy tín và chất lượng.

Chúng tôi giới thiệu một mẫu nhãn hiệu do Xin giấy phép tư vấn và đăng ký cho khách hàng để các bạn có thể hiểu rõ hơn về cách thức và thủ tục, phạm vi đăng ký độc quyền của một khách hàng cụ thể:

1. Thông tin chủ đơn:

Tên đầy đủ : CÔNG TY TNHH THỊNH VƯỢNG LẠNG SƠN

Địa chỉ : Thôn Rừng Cấm, Xã Hòa Lạc, Huyện Hữu Lũng, Tỉnh Lạng Sơn

2. Thông tin nhãn hiệu:

– Mẫu nhãn hiệu:

Đăng ký nhãn hiệu Thinh Vuong

– Mô tả nhãn hiệu:

Màu sắc: Màu đen và màu trắng.

Mô tả: Nhãn hiệu bao gồm phần chữ và phần hình trên nền màu trắng.

Phần chữ: Là chữ “Thinh Vuong” có màu đen, được thiết kế theo đường cong và không có nghĩa. Trong đó, chữ “T” và chữ “V” được viết in hoa, các chữ còn lại được viết in thường.

Phần hình: Bên dưới phần chữ là phần hình. Phần hình là hình đầu con trâu có màu trắng được thiết kế cách điệu. Trong đó, sừng, tai, mắt và đầu của con trâu được thiết kế bằng những đường cong và đường thẳng có màu đen, mũi của con trâu được thiết bằng hai hình elip nhỏ và nằm ngang, có viền màu đen.

Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ tổng thể.

Lĩnh vực đăng ký bảo hộ:

Nhóm 08: Xẻng [dụng cụ cầm tay]; Bàn xẻng [dụng cụ cầm tay]; Cuốc [dụng cụ cầm tay]; Dụng cụ đào xới [công cụ cầm tay]; Dụng cụ đào lỗ [công cụ cầm tay]; Dụng cụ đào rãnh [công cụ cầm tay].
Nhóm 21 : Xô; Gầu; Thùng; Chậu hoa; Chậu [đồ chứa đựng]; Chậu tắm cho trẻ em [có thể mang đi được].

Số đơn: 4-2016-21640

Quý khách hàng có nhu cầu đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu hàng hóa tại Việt Nam vui lòng liên hệ trực tiếp với Chúng tôi để được tư vấn!

Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu độc quyền.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật Sở hữu trí tuệ:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *