Tư vấn trợ cấp tai nạn lao động do lỗi của người lao động?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Khi xảy ra tai nạn lao động do lỗi của người lao động (lỗi trực tiếp hoặc lỗi gián tiếp) thì có được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định của pháp luật hay không? Vấn đề này, sẽ được luật sư của Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Tư vấn do lỗi của người lao động?

Kính chào luật sư, tôi bị tai nạn lao động trong lúc làm việc tại nhà máy (lỗi là do tôi bất cẩn), kết quả giám định thương tật là 30% thương tật vĩnh viễn. Vậy tôi muốn hỏi: Tôi được hưởng trợ cấp như thế nào từ bảo hiểm xã hội và của nhà máy nơi tôi làm việc (tôi tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 1990). Xin luật sư tư vấn giúp. Cảm ơn luật sư!

Người hỏi: Dung Nguyen

Trả lời:

1.1. Việc chi trả từ phía công ty bạn đang làm việc

Theo Điều 145 quy định về quyền của người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

– Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được hưởng , bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội.

– Người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc mà người sử dụng lao động chưa đóng bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội, thì được người sử dụng lao động trả khoản tiền tương ứng với chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. Việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên.

– Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

– Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức theo trường hợp không do lỗi của người lao động.

Theo như quy định trên thì việc bạn bị tai nạn lao động do chính lỗi của bạn và bạn có tham gia đóng bảo hiểm, hơn nữa bạn được chuẩn đoán là bị thương tật 30% thương tật vĩnh viễn. Nên theo quy định tại khoản 4 Điều 145 thì bạn vẫn sẽ được hưởng một khoản trợ cấp bằng ít nhất 40% mức theo trường hợp không do lỗi của người lao động.

Như vậy, do bạn bị thương tật 30% nên mức bồi thường mà bạn nhận được sẽ là = 40 % của 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động + (20 x 0,4 tháng tiền lương) vì mức thương tật của bạn lớn hơn mức thương tật được hưởng 1,5 tháng tiền lương là từ 5-10% thương tật.

1.2. Việc chi trả từ bảo hiểm xã hội

Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động:

Theo Điều 45 , người lao động tham gia BHXH được hưởng chế độ tai nạn lao động khi suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Mức hưởng:

Do bạn không cũng cấp đầy đủ thông tin, nên bạn có thể áp dụng vào công thức dưới đây để tính được mức hưởng chế độ tai nạn lao động do bảo hiểm xã hội chi trả cho mình. Căn cứ khoản 1 Điều 5 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành quy định về trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với người lao động được giám định mức suy giảm khả năng lao động lần đầu như sau:

Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp một lần quy định tại Khoản 2 Điều 48 của Luật An toàn, vệ sinh lao động được tính như sau:

Mức trợ cấp một lần = Mức trợ cấp tính theo mức suy giảm khả năng lao động + Mức trợ cấp tính theo số năm đóng vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp = {5 x Lmin + (m-5) x 0,5 x Lmin} + {0,5 x L + (t-1) x 0,3 x L}

Trong đó:

– Lmin: mức lương cơ sở tại thời điểm hưởng.

– m: mức suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (lấy số tuyệt đối 5 ≤ m ≤ 30).

– L: Mức tiền lương đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 7 Điều 4 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH.

– t: tổng số năm đóng bảo hiểm vào quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Khoản 6 Điều 4 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH.

>> Tham khảo ngay quy định:

2. Tư vấn tai nạn lao động theo Luật Lao Động năm 2012?

Thưa luật sư, xin hỏi: Một người đi lao động không có hợp đồng chỉ thỏa thuận lương bằng miệng và được trả theo lương theo ngay trong khi lao động bị tai nạn được điều trị tại bệnh viện tư nhân thì có được bồi thường chi trả viện phí thuốc men không? Cảm ơn luật sư!

Luật sư trả lời:

>> Tham khảo thêm:

3. Trường hợp nào được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Xin giấy phép giải đáp các thắc mắc về chế độ tai nạn lao động và các vấn đề liên quan.

Trường hợp nào được hưởng chế độ tai nạn lao động ?

Trả lời:

Điều 38 quy định trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

– Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

+ Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

+ Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

– Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

– Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

– Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

– Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

– Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương III ;

– Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Thưa luật sư, công ty em có trường hợp: Ông N.V.V chức vụ Giám đốc Chi nhánh kiêm chỉ huy Công trường. 11h30 trên đường từ Công trường về Chi nhánh ông V có tránh con chó chạy qua đường bị ngã và bị gẫy xương bả vai. Ông V đã đi khám và phải bó bột xương bả vai. Ông V đã làm tường trình và được công ty xác định nội dung trên. Vậy ông V có được hưởng chế độ do bảo hiểm xã hội chi trả không ạ? Xin cảm ơn!

=> Căn cứ Điều 45 quy định:

“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động
Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Vậy ông N.V.V lúc này đi từ Công trường về Chi nhánh vào thời gian 11h30 thì được coi là đi trên tuyến đường hợp lý vì mục đích thực hiện công việc. Theo như bạn trình bày ông N.V.V bị gãy xương bả vai. Theo quy định tại thì ông N.V.V bị thương tật với tỷ lệ 6-10% hoặc 11-15%. Vậy ông N.V.V được hưởng chế độ bảo hiểm.

Thưa luật sư, em trai em có làm việc tại một công ty tư nhân không đóng bảo hiểm. Và trong không may, em trai em bị tai nạn trong lúc đang vận hành máy. Sau đó, phải nhập viện nhưng khoản viện phí công ty vẫn trả chưa hết và không thấy giải quyết gì cả. Bây giờ em muốn làm đơn kiện công ty thì phải như thế nào ạ? Xin cảm ơn!

=> Bạn làm hồ sơ khởi kiện tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty có trụ sở.

Hồ sơ khởi kiện gồm:

– ;

– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện (giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…);

– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng);

– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng);

– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Thưa luật sư, xin hỏi: ba của em trong quá trình làm việc tại công ty thì xảy ra tai nạn: mất 2 đốt ngón tay/2 ngón tay mà trong người có men rượu. Như vậy, ba của em có được bồi thường hay không? Trong thời gian nghỉ việc ở nhà có được hưởng lương hay không? Do công ty trả hay bảo hiểm xã hội chi trả? Ba của em có đi thẩm định phần trăm thương tổn, trong trường hợp ba của em có men rượu. Như vậy, có được bảo hiểm xã hội bồi thường hay không? Cảm ơn luật sư đã tư vấn!

>> Căn cứ theo khoản 6 Điều 11 Thông tư 26/2017/TT-BLĐTBXH về quy định và hướng dẫn thực hiện chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành thì Tai nạn do say rượu, bia hoặc sử dụng chất ma túy, tiền chất ma túy sẽ không được hưởng chế độ tai nạn lao động.

Thưa luật sư, xin hỏi: công ty tôi là Công ty cổ phần, tiền lương trong hợp đồng lao động và đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo hệ số bằng cấp x lương cơ sở (1.150.000 đồng), nhưng trả lương thực tế lại theo sản phẩm làm ra (có nghĩa làm được bao nhiêu hưởng bấy nhiêu), vì vậy tôi xin hỏi các vấn đề sau: Bồi thường tai nạn lao động theo lương trong hợp đồng lao động hay lương thực trả trong thực tế? Trả tiền lương cho người lao động trong thời gian nghỉ điều trị tai nạn lao động theo lương trong hợp đồng hay lương thực trả trong thực tế? Cách tính như thế nào? Xin cảm ơn!

=> Bồi thường và trả tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động là theo mức lương hai bên đã ký kết trong hợp đồng.

Cách tính được quy định tại khoản 10 Điều 38 :

“10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.”

>> Tham khảo ngay:

4. Người lao động có lỗi có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Xin hỏi: Trong giờ làm việc người lao động tự ý đi kiểm tra băng chuyền cách vị trí được phân công khoảng 05m, không may bị trượt ngã vào băng tải và chuyển đi bệnh viện cấp cứu, sau khi ra viện, được công ty giới thiệu đi giám định y khoa, kết quả thương tật 34%, nhưng trong biên bản điều tra tai nạn lao động tại công ty ghi (người lao động tự ý rời khỏi vị trí làm việc, không được sự phân công của các cấp chủ quản). Vậy cho hỏi người lao động có được hưởng chế độ trợ cấp hàng tháng của bảo hiểm hay không? Tôi rất mong nhận được sụ phản hồi, xin chân thành cảm ơn !

Người lao động có lỗi có được hưởng chế độ tai nạn lao động?

Trả lời:

Về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, quy định như sau:

“Điều 45. Điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động

Người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.”

Trong đó, Điều 40 Luật này quy định:

“Điều 40. Trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động

1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:

a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;

b) Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;

c) Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.

2. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết Điều này.”

Theo đó, bạn vẫn được hưởng chế độ tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm chi trả, cụ thể là trợ cấp hàng tháng theo quy định tại Điều 49 như sau:

“Điều 49. Trợ cấp hằng tháng

1. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hằng tháng.

2. Mức trợ cấp hằng tháng được quy định như sau:

a) Suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở;

b) Ngoài mức trợ cấp quy định tại điểm a khoản này, hằng tháng còn được hưởng thêm một khoản trợ cấp tính theo số năm đã đóng vào Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng vào quỹ được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng vào quỹ của tháng liền kề trước tháng bị tai nạn lao động hoặc được xác định mắc bệnh nghề nghiệp; trường hợp bị tai nạn lao động ngay trong tháng đầu tham gia đóng vào quỹ hoặc có thời gian tham gia gián đoạn sau đó trở lại làm việc thì tiền lương làm căn cứ tính khoản trợ cấp này là tiền lương của chính tháng đó.”

Do bạn không nói rõ số năm bạn đóng bảo hiểm là bao nhiêu nên bạn có thể dựa vào những quy định trên để tính mức hưởng cụ thể cho mình.

>> Tham khảo nội dung:

5. Bị tai nạn do lỗi của người lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động ?

Thưa luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Vợ tôi trên đường đi làm từ nhà đến cơ quan thì bị tai nạn giao thông. Biên bản điều tra tai nạn của công an huyện xác định do lỗi của vợ tôi đi trái đường và .

Giám định thương tật vợ tôi bị suy giảm sức khỏe 8%. Khi giải quyết chế độ, công ty thông báo vợ tôi không được hưởng trợ cấp tai nạn lao động do vi phạm luật giao thông. Tuy nhiên, khi tôi tìm hiểu quy định tại Thông tư 04/2015/TT-BLĐTBXH về chế độ bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thì không thấy có quy định nào về việc không được trợ cấp khi bị tai nạn mà do lỗi của người lao động.

Vậy kính mong giúp tôi, trong trường hợp này, vợ tôi có được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không?

Trân trọng cảm ơn.

Người gửi: D.N

Bị tai nạn do lỗi của người lao động có được hưởng chế độ tai nạn lao động ?

Trả lời:

Căn cứ Điều 142 quy định về tai nạn lao động như sau:

“1. Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc.

2. Người bị tai nạn lao động phải được cấp cứu kịp thời và điều trị chu đáo.

3. Tất cả các vụ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các sự cố nghiêm trọng tại nơi làm việc đều phải được khai báo, điều tra, lập biên bản, thống kê và báo cáo định kỳ theo quy định của Chính phủ.”

Như vậy, vợ bạn chỉ được coi là tai nạn lao động khi và chỉ khi vợ bạn bị tai nạn trên đường từ nhà đến cơ quan trên tuyến đường thường xuyên đi và về từ nơi cư trú đến công ty và trong khoảng thời gian cần thiết để đến nơi làm việc trước giờ hoặc trở về sau giờ làm việc. Và người sử dụng lao động phải có trách nhiệm đối với tai nạn lao động của vợ bạn mà không phụ thuộc vào việc vợ bạn có lỗi hay không. Trường hợp vợ bạn bị tai nạn lao động do lỗi của vợ bạn thì vợ bạn vẫn được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% của 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động (Điều 145 ).

>> Tham khảo nội dung liên quan:

6. Lỗi của người lao động trong tai nạn lao động

Xin chào luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Em trai tôi đang làm ở công ty điện lực. Vào ngày 19/06/2018, em trai tôi có cùng một công nhân nữa đi sửa điện. Khi lên đến cột khoảng 2m, lúc đó em trai tôi chưa thắt dây an toàn thì bị điện giật và rơi xuống đất và được cấp cứu ở bệnh viện Việt Đức. Từ đó đến nay em tôi vẫn đang điều trị bệnh, cơ thể bây giờ bị liệt, không tự chăm sóc được cho bản thân từ ăn uống, đến đi vệ sinh. Biên bản tai nạn điều tra của cơ quan Điện lực xác nhận do lỗi của em trai tôi. Vậy em trai tôi có được bồi thường không, nếu được thì bồi thường những gì? Tiền chữa trị của em tôi có được công ty điện lực chi trả không? Xin chân thành cảm ơn!

Lỗi của Người lao động trong Tai nạn lao động

>> Luật sư trả lời:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động – Công ty luật Minh KHuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *