Tư vấn thủ tục xử lý vi phạm hành chính về hành vi câu trộm điện?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em vi phạm trộm điện và đã nộp phạt cho công ty điện lực 34 triệu đồng. Nhân viên bên điện lực nói là chờ bên Sở Công thương gửi giấy phạt nữa mới giải quyết cho nhà em. Cho em hỏi nhân viên nói như vậy có đúng không? Em xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn thủ tục thành lập

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về chuyên mục của chúng tôi. Câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Cơ sở pháp lý

;

– ;

;

2. Nội dung phân tích

Theo khoản 9 Điều 12 của thì phạt tiền đối với hành vi trộm cắp điện dưới mọi hình thức như sau:

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng dưới 1.000kWh;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 1.000kWh đến dưới 2.000kWh;

– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 2.000kWh đến dưới 4.500kWh;

– Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 4.500kWh đến dưới 6.000kWh;

– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 6.000kWh đến dưới 8.500kWh;

– Phạt tiền từ 25.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 8.500kWh đến dưới 11.000kWh;

– Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 35.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 11.000kWh đến dưới 13.500kWh;

– Phạt tiền từ 35.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 13.500kWh đến dưới 16.000kWh;

– Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 45.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 16.000kWh đến dưới 18.000kWh;

– Phạt tiền từ 45.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi trộm cắp điện với số lượng từ 18.000kWh đến dưới 20.000kWh.

Như vậy, bạn có thể dựa vào quy định này để xác định xem liệu gia đình mình có đi phạt đúng số tiền hay không.

Bạn có đưa ra thông tin “đã nộp 34 triệu” nên chúng tôi không chắc chắn là nhân viên điện lực đã nhận số tiền này của bạn chưa. Vì bạn chỉ cung cấp là đã nộp 34 triệu đồng, còn nộp cho ai, nộp như thế nào, có phiếu thu hay không thì bạn không nói rõ? Bạn đã nộp phải cho đúng chủ thể có thẩm quyền hay chưa? Theo đó:

Căn cứ theo quy định tại điều khoản 2 Điều 34 thì Chánh thanh tra Sở Công thương chỉ có thẩm quyền xử phạt số tiền đến 25 triệu đồng đối với cá nhân và 50 triệu đồng đối với tổ chức đối với các mức xử phạt, hình thức xử phạt các hành vi vi phạm pháp luật hành chính về điện lực. Với số tiền phạt 34 triệu đồng của gia đình bạn đã vượt quá thẩm quyền của Chánh thanh tra Sở Công thương. Như vậy, thẩm quyền xử phạt đối với gia đình bạn trong trường hợp này không phải là Sở Công thương. Mà Chánh Thanh tra Bộ Công thương hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/ thành phố trực thuộc trung ương nơi xảy ra vi phạm mới có thẩm quyền xử phạt đối với hành vi của bạn với mức phạt là 34 triệu đồng.

Trong trường hợp nhân viên điện lực đã nhận tiền của gia đình bạn nhưng vẫn phải chờ bên Sở Công thương gửi giấy phạt nữa mới giải quyết“. Với trường hợp này ngoài việc sai thẩm quyền đã nêu trên, đã có sự vi phạm về trình tự thủ tục xử phạt. Căn cứ Điều 42, 43 của thì cơ quan có thẩm quyền sẽ gửi quyết định xử phạt cho người vi phạm, nếu người vi phạm không tự nguyện chấp hành quyết định xử phạt thì ngoài các biện pháp cưỡng chế quy định tại Khoản 2 Điều 86 có thể bị cưỡng chế thi hành bằng biện pháp ngừng cung cấp điện. Do vậy, người vi phạm phải nhận được thông báo xử phạt mới phải thực hiện nghĩa vụ.

Như vậy, bạn đã nộp tiền 34 triệu đồng, nếu bạn nộp đúng cho cơ quan có thẩm quyền và thực hiện đúng theo trình tự thủ tục thì việc nhân viên điện lực trả lời với bạn là vẫn phải chờ bên Sở Công thương gửi giấy phạt nữa là không đúng quy định của pháp luật. Việc xử phạt vi phạm hành chính trong trường hợp của bạn (thu tiền trước khi có Quyết định xử phạt) là vi phạm về trình tự, thủ tục, phải có Quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nêu rõ căn cứ phạt, mức phạt (bao gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung) gửi cho bạn thì bạn mới phải thực hiện nghĩa vụ nộp phạt tại Kho bạc nhà nước – căn cứ theo quy định tại Chương III quy định về thủ tục xử phạt, thi hành quyết định xử phạt và cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt các hành vi vi phạm hành chính.

Tóm lại, để đảm bảo quyền lợi cho mình, bạn có thể nộp đơn Khiếu nại gửi trực tiếp Thủ trưởng đơn vị chủ quản đang quản lý nhân viên điện lực nơi xử phạt bạn/ Yêu cầu bạn nộp 34 triệu đồng để yêu cầu giải quyết hành vi vi phạm pháp luật theo quy định của .

>> Tham khảo ngay:

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật hành chính

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *