Tư vấn thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (licence, franchising)

Chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp là một nhu cầu không thể thiếu trong hoạt động thương mại trong tương lai, Công ty luật DV Xingiaypheplà cầu nối pháp lý vững chắc cho mọi tổ chức, cá nhân có nhu cầu chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vì mục đích thương mại.

Mục lục bài viết

1. Tư vấn thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (licence, franchising)

Trình tự luật sư Xingiayphep cung cấp dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký hợp đồng :

1. Trình tự thực hiện:

– Tiếp nhận hồ sơ: Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp có thể nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

Trường hợp hồ sơ đăng ký không có thiếu sót:

– Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

– Ghi nhận việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp vào Sổ đăng ký quốc gia về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

– Công bố quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp trên Công báo sở hữu công nghiệp.

Trường hợp hồ sơ đăng ký có thiếu sót:

– Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối đăng ký hợp đồng, nêu rõ các thiếu sót của hồ sơ để người nộp hồ sơ sửa chữa các thiếu sót hoặc có ý kiến phản hồi về dự định từ chối đăng ký hợp đồng;

– Ra thông báo từ chối đăng ký hợp đồng nếu người nộp hồ sơ không sửa chữa hoặc sửa chữa thiếu sót không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng về dự định từ chối đăng ký hợp đồng trong thời hạn đã được ấn định.

Tư vấn thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (licence, franchising)

2. Cách thức thực hiện:

– Trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Qua bưu điện.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:

– Thành phần hồ sơ, bao gồm:

+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);

+ 02 bản hợp đồng;

+ Bản gốc văn bằng bảo hộ;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung);

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

+ Chứng từ nộp lệ phí.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

4. Thời hạn giải quyết: 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

5. Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính: Cá nhân, tổ chức.

6. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cục Sở hữu trí tuệ.

7. Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

– Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

8. Lệ phí:

– Lệ phí nộp hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi đối tượng): 120.000 đồng.

– Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp (mỗi đối tượng): 180.000 đồng.

– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: 150.000 đồng.

– Lệ phí đăng bạ Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.

– Lệ phí công bố Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp: 120.000 đồng.

9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai: Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (Mẫu kèm theo).

10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính: Không.

11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

– ngày 29/11/2005;

– ngày 22/9/2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp;

– ngày 14/02/2007 của Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thi hành Nghị định số 103/2006/NĐ-CP;

– của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí, lệ phí sở hữu công nghiệp.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư yêu cầu dịch vụ luật sư qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan:

2. Các dạng hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp ?

Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp gồm các dạng sau đây:

1. Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

2. Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, quyền ký kết hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp không độc quyền với người khác;

3. Hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp đó theo một hợp đồng khác.

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi: CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

3. Những hạn chế đối với việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp ?

Điều 142 Luật sở hữu trí tuệ 2005 quy định : 1. Quyền sử dụng chỉ dẫn địa lý, tên thương mại không được chuyển giao.

Những hạn chế đối với việc chuyển quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp được quy định như thế nào?

2. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

3. Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép.

4. Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.

5. Bên được chuyển quyền sử dụng sáng chế theo hợp đồng độc quyền có nghĩa vụ sử dụng sáng chế như chủ sở hữu sáng chế là:

– sản xuất sản phẩm được bảo hộ hoặc áp dụng quy trình được bảo hộ để đáp ứng nhu cầu quốc phòng, an ninh, phòng bệnh, chữa bệnh, dinh dưỡng cho nhân dân hoặc các nhu cầu cấp thiết khác của xã hội. Khi có các nhu cầu quy định tại khoản này mà chủ sở hữu sáng chế không thực hiện nghĩa vụ đó thì cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể chuyển giao quyền sử dụng sáng chế cho người khác mà không cần được phép của chủ sở hữu sáng chế.

– sử dụng liên tục nhãn hiệu đó. Trong trường hợp nhãn hiệu không được sử dụng liên tục từ năm năm trở lên thì quyền sở hữu nhãn hiệu đó bị chấm dứt hiệu lực.

Tham khảo : >> ()

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ pháp lý:

4. Tư vấn thủ tục chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp

Xin giấy phép tư vấn và cung cấp một số thông tin pháp lý về thủ tục chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo luật sở hữu trí tuệ hiện hành:

Trình tự, thủ tục khi chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp tại Cục Sở hữu trí tuệ được quy định cụ thể tại Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN của Bộ Khoa học công nghệ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ:

Cách thức thực hiện:

– Cá nhân, tổ chức trực tiếp nộp hồ sơ tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

– Hoặc cá nhân, tổ chức có thể gửi qua bưu điện.

Thành phần, số lượng hồ sơ:

+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu do luật định);

+ 02 bản hợp đồng;

+ Bản gốc văn bằng bảo hộ;

+ Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp (nếu quyền sở hữu công nghiệp thuộc sở hữu chung);

+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

+ Chứng từ nộp lệ phí.

– Số lượng hồ sơ: 01 (bộ).

Thời hạn giải quyết:02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ.

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:Cục Sở hữu trí tuệ.

Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

– Quyết định cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp;

– Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.

Trân trọng./.

5. Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Thưa luật sư, xin hỏi: Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là gì?

Trả lời:

Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp là việc chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp chuyển giao quyền sở hữu của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Việc chuyển nhượng quyền này phải thực hiện bởi hình thức hợp đồng bằng văn bản gọi là hợp đồng chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp.

Có một số hạn chế trong việc chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp như:

Chỉ được chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp trong phạm vi được bảo hộ.

Quyền sử dụng chỉ dẫn điạ lý không được chuyển nhượng.

Quyền sở hữu tên thương mại chỉ được chuyển nhượng kèm theo toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh với tên thương mại đó.

Quyền sở hữu nhãn hiệu chỉ được chuyển nhượng nếu không gây sự nhầm lẫn về đặc tính, nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu đó. Quyền đối với nhãn hiệu chỉ được chuyển giao cho tổ chức cá nhân đáp ứng điều kiện đối vói người có quyền đăng ký nhãn hiệu đó (Điều 138, Điều139 Luật SHTT).

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *