Tư vấn thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất và những tranh chấp có thể phát sinh từ hợp đồng mua bán đất ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mua bán, chuyển nhượng đất đai là một trong những giao dịch quan trọng đối với người dân, xin giấy phép giải đáp một số vướng mắc pháp lý cụ thể về vấn đề mua bán, chuyển nhượng đất đai:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Luật thương mại số 36/2005/QH11

>&gt Xem thêm: 

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng của Quốc hội, số 31/2013/QH13

2. Nội dung tư vấn:

Xin chào luật sư! Tôi đang làm một dự án, tôi sẽ mua một miếng đất trồng lúa để nuôi heo, vậy thì khi làm thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì tôi phải đóng những chi phí nào? Xin chân thành cảm ơn!

Theo quy định của pháp luật thì các loại thuế, phí, lệ phí khi thực hiện thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất bao gồm:

– Thuế Thu nhập cá nhân:

Khoản 5 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân năm 2007 sửa đổi, bổ sung năm 2012 quy định như sau:

>&gt Xem thêm: 

“5. Thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản, bao gồm:
a) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất;
b) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền sở hữu hoặc sử dụng nhà ở;
c) Thu nhập từ chuyển nhượng quyền thuê đất, quyền thuê mặt nước;
d) Các khoản thu nhập khác nhận được từ chuyển nhượng bất động sản dưới mọi hình thức.”

Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC sửa đỏi, bố sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:

“2. Thuế suất

Thuế suất đối với chuyển nhượng bất động sản là 2% trên giá chuyển nhượng hoặc giá cho thuê lại”

Như vậy, đối chiếu theo các quy định pháp luật trên thì khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất nông nghiệp, bạn phải nộp thuế là 2%.

– Lệ phí trước bạ

Theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Nghị định số 45/2011/NĐ-CP của Chính phủ ngày 17/06/2011 về lệ phí trước bạ và Điều 6 Thông tư 124/2011/TT-BTC hướng dẫn Nghị định số 45/2011/NĐ-CP về lệ phí trước bạ thì “Tổ chức, cá nhân có tài sản thuộc đối tượng chịu lệ phí trước bạ quy định của pháp luật phải nộp lệ phí trước bạ khi đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng với cơ quan nhà nước có thẩm quyền”

Căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%).

Công thức: Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ × Lệ phí

Trong đó:

>&gt Xem thêm: 

Lệ phí đối với nhà, đất chuyển nhượng: 0.5%

Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất nhận chuyển nhượng của các tổ chức, cá nhân là giá do UBND cấp tỉnh ban hành.

Xin chào luật sư. Diện tích đất 120 m2 đứng tên người em. Nay muốn cho tặng cho người anh 40m2. Vậy thủ tục gồm những gì, lệ phí ra sao ? Mong nhận được phản hồi từ văn phòng luật. Xin cám ơn!

Xin chào luật sư. Năm 2008, tôi có mua đấu giá quyền sử dụng một lô đất do nhà nước bán với giá 80 triệu đồng. Nay tôi không có nhu cầu sử dụng, đã chuyển nhượng cho người khác với giá 400 triệu đồng. Vậy tôi phải nộp thuế thu nhập là bao nhiêu, cách tính thế nào, và nộp ở đâu. Nhờ Luật sư tư vấn giúp, tôi xin cảm ơn!

Theo phân tích ở trên thì khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì bạn sẽ phải nộp thuế thu nhập cá nhân và lệ phí trước bạ. 

– Cách tính thuế thu nhập cá nhân được quy định cụ thể tại Điều 12 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung bởi Thông tư 92/2015/TT-BTC như sau:

“4. Cách tính thuế

a) Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ chuyển nhượng bất động sản được xác định như sau:

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp

=

Giá chuyển nhượng

x

>&gt Xem thêm: 

Thuế suất 2%

 

– Cách tính lệ phí trước bạ được quy định cụ thể tại Điều 5 Nghị định 45/2011/NĐ-CP như sau:

Căn cứ tính lệ phí trước bạ là giá tính lệ phí trước bạ và mức thu lệ phí trước bạ theo tỷ lệ (%).

Công thức: Lệ phí trước bạ = Giá tính lệ phí trước bạ × Lệ phí

Trong đó:

Lệ phí đối với nhà, đất chuyển nhượng: 0.5%

Giá tính lệ phí trước bạ đối với nhà, đất nhận chuyển nhượng của các tổ chức, cá nhân là giá do UBND cấp tỉnh ban hành.

Bạn có thể nộp thuế ở nơi bạn đăng ký thường trú hoặc nơi phát sinh thu nhập theo quy định tại Điều 24 Luật Quản lý thuế như sau:

“Điều 24. Địa điểm nộp hồ sơ đăng ký thuế

>&gt Xem thêm: 

1. Tổ chức, cá nhân kinh doanh đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở chính.

2. Tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ và nộp thuế thay đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi tổ chức, cá nhân đó có trụ sở.

3. Cá nhân đăng ký thuế tại cơ quan thuế nơi phát sinh thu nhập chịu thuế, nơi đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi tạm trú”

Chào luật sư! Theo Điều 127 Luật đất đai thì không có quy định về việc phải lấy chữ kí giáp ranh đối với trượng hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất đã được cấp sổ đỏ nhưng văn phòng đăng kí quyền sử dụng đất ở địa phương tôi trả lời rằng việc không cần lấy chữ kí giáp ranh chỉ quy định cho địa phương đã lập bản đồ địa chính còn những nơi chưa lập bản đồ địa chính thì vẫn phải lấy chữ kí giáp ranh có hay hay không quy định này và văn bản nào? Xin cảm ơn!

Trong trường hợp này, khi bạn thực hiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bạn chỉ cần đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 188 Luật Đất đai năm 2013, cụ thể như sau:

Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”.

Chào anh (chị). Em đang gặp một vấn đề rắc rối về vấn đề chuyển nhượn quyền sử dụng đất. Mẹ em có mua một mảnh đất cách đây hơn 10 năm. Lúc ấy người bán làm giấy uỷ quyền sử dụng đất cho bác em thì giấy tờ tuỳ thân bác em sử dụng là thẻ đảng viên. Nhưng giờ em bán nhà thì họ bảo cái giấy tờ tuỳ thân là thẻ đảng viên ấy không được chấp nhận nữa. Thủ tục uỷ quyền của em gặp rắc rồi. Anh (chị) có thể tư vấn giúp em giải quyết trường hợp này được không ạ? Em cảm ơn.

Điều 1 Nghị định 05/1999/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 1. Chứng minh nhân dân

Chứng minh nhân dân quy định tại Nghị định này là một loại giấy tờ tùy thân của công dân do cơ quan Công an có thẩm quyền chứng nhận về những đặc điểm riêng và nội dung cơ bản của mỗi công dân trong độ tuổi do pháp luật quy định, nhằm bảo đảm thuận tiện việc thực hiện quyền, nghĩa vụ của công dân trong đi lại và thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.”

Ngoài ra, Điều 4 Nghị định 136/2007/NĐ-CP quy định:” Hộ chiếu quốc gia được sử dụng thay thế giấy chứng minh nhân dân.”

Căn cứ theo quy định pháp luật trên thì chỉ có hộ chiếu với chứng minh nhân dân được pháp luật coi là giấy tờ tuy thân. Vì vậy, trước đây bác bạn có sử dụng thẻ đảng viên để thực hiện giao dịch ủy quyền là không phù hợp. Do đó, trong trường hợp này, để giao dịch có thể thực hiện được bác bạn với người bán nên làm lại hợp đồng ủy quyền.

>&gt Xem thêm: 

Thưa luật sư: Tại sao chuyển nhượng quyền sử dụng đất không chịu thuế GTGT và nếu lo ngại trùng thuế thì tại sao không quy định nhà cũng thuộc đối tượng không chịu thuế. Cảm ơn luật sư nhiều.

Điều 2 Luật thuế giá trị gia tăng quy định như sau:
“Thuế giá trị gia tăng là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng”.
Như vậy, với quy định này có thể hiểu đây là một loại thuế gián thu đánh vào mỗi giai đoạn sản xuất, lưu thông sản phẩm hàng hoá, từ khi còn là nguyên liệu thô sơ cho đến sản phẩm hoàn thành, và cuối cùng là giai đoạn tiêu dùng. Thuế gía trị gia tăng được cộng vào giá bán hàng hoá, dịch vụ, và do người tiêu dùng chịu khi mua hàng hoá, sử dụng dịch vụ.
Trong trường hợp này, quyền sử dụng đất không được coi là hàng hóa, đồng thời đất là tài sản của Nhà nước chỉ cho phép người sử dụng đất sử dụng, định đoạt (chuyển nhượng, tặng, cho…), và được coi là “hàng hóa đặc biệt” không được sản xuất, lưu thông, tiêu dùng như một hàng hóa bình thường.
Theo khoản 2 Điều 3 Luật Thương mại năm 2005 quy định:
“Hàng hóa bao gồm:
a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai;
b) Những vật gắn liền với đất đai”.
Hàng hoá: là sản phẩm của lao động có khả năng thoả mãn nhu cầu nào đó của con người trong tiêu dùng để trao đổi. Có 2 thuộc tính: Giá trị sử dụng và Giá trị trao đổi.
Ngoài ra, đối tượng chịu thuế được quy định Điều 3 Luật thuế giá trị gia tăng như sau:
“Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại Điều 5 của Luật này”.
Do quyền sử dụng đất và đất không được coi là hàng hóa nên không là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng.
Hiện tại, thuế giá trị gia tăng có đối tượng chịu thuế riêng, đây là thuế gián thu đánh vào các mặt hàng hóa từ quá trinh sản xuất, đến lưu thông và tiêu dùng…Thuế giá trị gia tăng không bị nhầm lẫn, trùng với các loại thuế khác do mỗi loại thuế có quy phạm pháp luật điều chỉnh. Vì vậy, không có sự lo ngại trùng với các loại thuế khác ở đây.

Chào luật sư. Hộ khẩu tôi ở Bến Tre, có mua thửa đất trồng cây lâu năm ở Đồng Nai chưa sang tên, trên thửa đất có căn nhà cấp 4 có số nhà nhưng chưa có thổ cư, hiện tại mới chỉ hoàn tất thủ tục hợp đồng mua bán có công chứng. Giờ tôi muốn sang tên sổ đỏ thì làm thủ tục gì và có cần làm chứng nhận sở hữu căn nhà trên thửa đất không? Các thủ tục đó ra sao? Xin cảm ơn!

Theo quy định của Luật Đất đai năm 2013 và Nghị định 43/2014/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đất đai thì hiện tại bây giờ bạn chỉ cần đăng ký biến động trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà và tài sản gắn liền với đất là được.

Hồ sơ đăng ký biến động đất đai bạn cần chuẩn bị bao gồm những giấy tờ như sau, Khoản 2 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định:

– Hợp đồng, văn bản về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất;

– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

– Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

– Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm những giấy tờ trên, bạn nộp hồ sơ trực tiếp lên Văn phòng đăng ký đất đai để thực hiện thủ tục đăng ký biến động, cụ thể Khoản 2 Điều 85 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định:

“2. Văn phòng đăng ký đất đai có trách nhiệm kiểm tra hồ sơ, nếu phù hợp quy định của pháp luật thì thực hiện các công việc sau đây:

a) Trích đo địa chính thửa đất đối với trường hợp có thay đổi về diện tích thửa đất, tài sản gắn liền với đất hoặc trường hợp đã cấp Giấy chứng nhận nhưng chưa có bản đồ địa chính, chưa trích đo địa chính thửa đất;

>&gt Xem thêm: 

b) Trường hợp đăng ký thay đổi diện tích xây dựng, diện tích sử dụng, tầng cao, kết cấu, cấp (hạng) nhà hoặc công trình xây dựng mà không phù hợp với giấy phép xây dựng hoặc không có giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải xin phép thì gửi phiếu lấy ý kiến của cơ quan quản lý, cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng;

c) Gửi thông tin địa chính cho cơ quan thuế để xác định và thông báo thu nghĩa vụ tài chính đối với trường hợp phải nộp tiền sử dụng đất, tiền thuê đất theo quy định của pháp luật;

d) Xác nhận thay đổi vào Giấy chứng nhận đã cấp hoặc lập hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp phải cấp lại Giấy chứng nhận theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường; thông báo cho người sử dụng đất ký hoặc ký lại hợp đồng thuê đất với cơ quan tài nguyên và môi trường đối với trường hợp phải thuê đất;

đ) Chỉnh lý, cập nhật biến động vào hồ sơ địa chính, cơ sở dữ liệu đất đai; trao Giấy chứng nhận cho người được cấp hoặc gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để trao đối với trường hợp nộp hồ sơ tại cấp xã.”

Xin chào Luật sư. Hiện em có một thắc mắc xin được luật sư tư vấn. Thứ nhất. Dựa vào tiêu chí nào để có thể áp dụng điều kiện đối với chủ thể có quyền thực hiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất Thứ hai: Quy định của pháp luật về điều kiện đối với chủ thể có quyền thực hiện chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phù hợp không? Vì sao? Rất mong nhận được hồi âm của Luật sư. Trân trọng./.

Với câu hỏi thứ nhất, điều kiện đối với chủ thể có quyền thực hiện chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất là họ phải có năng lực hành vi dân sự và họ phải tham gia giao dịch một cách tự nguyện. Cụ thể Điều 122 Bộ luật Dân sự quy định như sau:

“Điều 122. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Người tham gia giao dịch có năng lực hành vi dân sự;

b) Mục đích và nội dung của giao dịch không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội;

c) Người tham gia giao dịch hoàn toàn tự nguyện.

>&gt Xem thêm: 

2. Hình thức giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch trong trường hợp pháp luật có quy định.”

Với câu hỏi thứ hai, quy định của pháp luật về điều kiện đối với chủ thể có quyền thực hiện chuyển nhượng, bên nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất có phù hợp vì để đáp ứng các nhu cầu trong đời sống, mỗi cá nhân phải thông qua các giao dịch dân sự. Giao dịch dân sự là “ phương tiện’ không thể thiếu được của mọi chủ thể. Tuy nhiên để đảm bảo sự ổn định và trật tự trong quá trình thiết lập và thực hiện các giao dịch dân sự, hướng tới việc thực hiện lợi ích cho các chủ thể tham gia cũng như lợi ích chung toàn xã hội, BLDS của nước ta quy định về năng lực tham gia giao dịch dân sự của các chủ thể. Người tham gia giao dịch dân sự phải đủ năng lực chủ thể. Năng lực chủ thể được tạo thành bởi hai thành tố, đó là năng lực pháp luật và năng lực hành vi. Trong đó năng lực pháp luật là quyền xử sự của chủ thể được ghi nhận và được phép thực hiện. Năng lực hành vi là khả năng tự có của chủ thể trong việc thực hiện, kiểm soát và làm chủ hành vi của mình. Ngoài ra, khi thực hiện giao dịch học phải có sự tự nguyện, không bị ép buộc. Do đó, nếu chủ thể tham gia vào giao dịch dân sự mà bị mất năng lực hành vi dân sự hay bị ép buộc thì giao dịch sẽ không đảm bảo khách quan, không đảm bảo ổn định và trật tự xã hội và đặc biệt việc tham gia này sẽ gây bất lợi cho chính chủ thể đó.

Luật sư cho hỏi. Là người đồng bào dân tộc thiểu số khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất thì có bắt buộc phải làm đơn lên UBND xã nơi cư trú xác nhận là người này đang còn đất để canh tác không? Nếu có thì luật nào quy định? Xin cảm ơn.

Điều 40 Nghị định 43/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 40. Quy định về điều kiện chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ
1. Hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước chỉ được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có đất xác nhận không còn nhu cầu sử dụng do chuyển khỏi địa bàn xã, phường, thị trấn nơi cư trú để đến nơi khác hoặc do chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động.
2. Tổ chức, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đồng bào dân tộc thiểu số sử dụng đất do được Nhà nước giao đất theo chính sách hỗ trợ của Nhà nước mà không thuộc trường hợp được chuyển nhượng, tặng cho quyền sử dụng đất theo quy định tại Khoản 1 Điều này.”
Như vậy, theo quy định của pháp luật, bạn có thể mua đất của người dân tộc thiểu số nếu đất của họ thuộc các quy định của Điều 40, đó là đất được nhà nước cấp theo chính sách hỗ trợ quyền sử dụng đất sau 10 năm kể từ ngày có quyết định giao đất nếu được ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận không còn nhu cầu sử dụng. Những loại đất không thuộc trường hợp này bạn có thể mua bình thường.
Điều kiện chuyển nhượng đất đai được qui định tại Luật Đất đai năm 2013 như sau:
“Điều 188. Điều kiện thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất
1. Người sử dụng đất được thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất khi có các điều kiện sau đây:
a) Có Giấy chứng nhận, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 186 và trường hợp nhận thừa kế quy định tại khoản 1 Điều 168 của Luật này;
b) Đất không có tranh chấp;
c) Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
d) Trong thời hạn sử dụng đất.
2. Ngoài các điều kiện quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng đất khi thực hiện các quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; quyền thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất còn phải có đủ điều kiện theo quy định tại các điều 189, 190, 191, 192, 193 và 194 của Luật này.
3. Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp quyền sử dụng đất, góp vốn bằng quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.”
Theo qui định tại điều 188 luật đất đai 2013 thì những điều kiện chuyển nhượng đất đai:

– Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
– Đất không có tranh chấp
– Quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành.
– Trong thời hạn sử dụng đất.
Như vậy, đối với câu hỏi của bạn thì đất của đồng bào dân tộc thiểu số nếu không thuộc trường hợp quy định của pháp luật thì vẫn được chuyển nhượng bình thường kèm với những điều kiện (có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, đất không có tranh chấp, quyền sử dụng đất không bị kê biên để đảm bảo thi hành, trong thời hạn sử dụng đất) thì đất đai vẫn được chuyển nhượng bình thường.

 Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật đất đai –  

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *