Tư vấn pháp luật về vấn đề nghỉ phép năm của người lao động?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Mọi vướng mắc pháp lý về chế độ nghỉ phép năm, điều kiện nghỉ phép hàng năm của người lao động theo quy định của pháp luật hiện nay sẽ được luật sư của Công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. về vấn đề của người lao động?

Xin chào văn phòng Xin giấy phép ! Hiện tại tôi đang làm công tác nhân sự cho một cơ quan nhà nước. Tôi nhờ văn phòng luật sư tư vấn giúp tôi vấn đề về như sau: Theo điều 111 luật lao động :

12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường; 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật; 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành. Vậy văn phòng có thể cũng cấp cho tôi văn bản của bộ lao động thương binh xã hội quy định danh mục công việc độc hại nguy hiểm và danh mục nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt ( như quy định ở luật lao động) để có cơ sở giải quyết phép cho người lao động.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: V.H

Tư vấn pháp luật về vấn đề nghỉ phép năm của ngừơi lao động?

Trả lời:

Chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi tới xin giấy phép với thông tin câu hỏi bạn cung cấp chúng tôi xin được tư vấn cho bạn như sau:

– Theo thông tư số ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định về danh mục những công việc nặng nhọc ,độc hại đặc biệt nặng nhọc độc hại nguy hiểm như sau:

DANH MỤC

NGHỀ, CÔNG VIỆC NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI IV) VÀ ĐẶC BIỆT NẶNG NHỌC, ĐỘC HẠI, NGUY HIỂM (ĐIỀU KIỆN LAO ĐỘNG LOẠI V, VI)

(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2016/TT-BLĐTBXH ngày 28 tháng 6 năm 2016 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

I. DẦU KHÍ

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

2

Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

3

Vận hành hệ thống thiết bị khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

4

Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

5

Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

6

Địa vật lý giếng khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, giàn nhẹ, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của chất phóng xạ, ồn, rung.

7

Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ở sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

8

Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn khoan ở đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

9

Sửa chữa giếng khoan dầu khí trên các giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

10

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng máy tàu khoan.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, nơi làm việc chật hẹp, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của rung, ồn, hơi khí độc.

11

Chống ăn mòn công trình dầu khí trên vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất độc.

12

Chống ăn mòn công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất độc.

Điều kiện lao động loại V

1

Khảo sát, thử vỉa, lắp đặt thiết bị lòng giếng khoan dầu khí trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

2

Khảo sát, thử vỉa, lắp đặt thiết bị lòng giếng khoan dầu khí trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

3

Khảo sát, thử vỉa, lắp đặt thiết bị lòng giếng khoan dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

4

Vận hành thiết bị cân bằng giàn khoan trên giàn tự nâng, tàu khoan, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung và hóa chất độc.

5

Pha chế, xử lý dung dịch khoan trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

6

Pha chế, xử lý dung dịch khoan trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

7

Pha chế, xử lý dung dịch khoan trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

8

Bơm trám xi măng, dung dịch khoan trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

9

Bơm trám xi măng, dung dịch khoan trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

10

Bơm trám xi măng, dung dịch khoan trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

11

Vận hành hệ thống, thiết bị theo dõi dữ liệu khoan và dữ liệu địa chất trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

12

Vận hành hệ thống, thiết bị theo dõi dữ liệu khoan và dữ liệu địa chất trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

13

Vận hành hệ thống, thiết bị theo dõi dữ liệu khoan và dữ liệu địa chất trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, trong trạm máy, công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

14

Bắn nổ mìn giếng (khoan thăm dò, khai thác) trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

15

Bắn nổ mìn giếng (khoan thăm dò, khai thác) trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

16

Bắn nổ mìn giếng (khoan thăm dò, khai thác) trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

17

Bốc mẫu giếng khoan trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

18

Bốc mẫu giếng khoan trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

19

Bốc mẫu giếng khoan trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, rất nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

20

Vận hành thiết bị kiểm soát giếng khoan trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, hóa chất độc.

21

Vận hành thiết bị kiểm soát giếng khoan trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, hóa chất độc.

22

Vận hành thiết bị kiểm soát giếng khoan trên giàn tự nâng, giàn khoan nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

23

Gọi dòng dầu khí trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

24

Gọi dòng dầu khí trên công trình khai thác dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

25

Gọi dòng dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

26

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thiết bị khai thác, xử lý dầu khí trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

27

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thiết bị khai thác, xử lý dầu khí trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

28

Vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng hệ thống thiết bị khai thác, xử lý dầu khí trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

29

Vận hành hệ thống bơm nước ép vỉa trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

30

Vận hành hệ thống bơm nước ép vỉa trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, nơi làm việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

31

Vận hành hệ thống bơm nước ép vỉa trên giàn khoan cố định, giàn ép vỉa.

Làm việc ngoài trời, trên biển, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

32

Xử lý giếng khoan dầu khí trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

33

Xử lý giếng khoan dầu khí trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

34

Vận hành hệ thống khai thác dầu khí bằng phương pháp khí nén (gaslift) trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

35

Vận hành hệ thống khai thác dầu khí bằng phương pháp khí nén (gaslift) trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

36

Vận hành hệ thống khai thác dầu khí bằng phương pháp khí nén (gaslift) trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất độc.

37

Móc cáp treo hàng trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Làm việc ngoài trời, trên sa mạc, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung.

38

Móc cáp treo hàng trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Làm việc ngoài trời, trên đầm lầy, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung.

39

Móc cáp treo hàng trên giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan.

Làm việc ngoài trời, trên biển, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn.

40

Giao nhận, bảo quản vật tư, hóa chất, vật liệu nổ, trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Nơi làm việc chịu tác động của môi trường khắc nghiệt, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc.

41

Giao nhận, bảo quản vật tư, hóa chất, vật liệu nổ, trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Nơi làm việc chịu tác động của môi trường khắc nghiệt, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc.

42

Thủ kho, chủ nhiệm kho, nhân viên xuất nhập hóa chất trên các công trình dầu khí trên biển.

Làm việc trên biển, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc.

43

Vận hành tuốc bin, máy phát điện diezen trên các công trình dầu khí trên biển, trên phao rót dầu.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, rung, hóa chất.

Điều kiện lao động loại IV

1

Bác sỹ, quản trị, phiên dịch, tạp vụ, phục vụ sinh hoạt trên công trình dầu khí vùng sa mạc.

Nơi làm việc chịu tác động của môi trường khắc nghiệt.

2

Bác sỹ, quản trị, phiên dịch, tạp vụ, phục vụ sinh hoạt trên trên công trình dầu khí vùng đầm lầy.

Nơi làm việc chịu tác động của môi trường khắc nghiệt.

3

Bác sỹ, quản trị, phiên dịch, tạp vụ, phục vụ sinh hoạt trên trên giàn khoan cố định, giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan, tàu chứa dầu trên biển.

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung.

4

Vận hành hệ thống kho chứa khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG), khí tự nhiên hóa lỏng (LNG).

Công việc nguy hiểm, nguy cơ cháy nổ, ngộ độc, ngạt hóa chất và bỏng lạnh.

5

Vận hành tuốc bin, máy phát điện diezen trên các công trình dầu khí trên bờ.

Công việc nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, hóa chất.

6

Vận hành hệ thống thiết bị xuất nhập khí tại cầu cảng.

Công việc nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất.

7

Vận hành hệ thống thiết bị phân phối khí tại các nhà máy chế biến khí, kho cảng chứa khí, trạm phân phối, trung tâm phân phối khí.

Công việc nguy hiểm, chịu ảnh hưởng của hóa chất độc, nguy cơ cháy nổ.

8

Vận hành hệ thống cracking dầu mỏ bằng công nghệ xúc tác tầng sôi (RFCC) và xử lý xăng naphtha từ RFCC.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, bụi, nhiệt độ cao.

9

Vận hành hệ thống chế biến hạt nhựa poly-propylene từ dòng propylene của quá trình lọc dầu.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất, tia phóng xạ.

10

Vận hành hệ thống chưng cất dầu thô và xử lý dầu hỏa (kerosene).

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất, tia phóng xạ.

11

Vận hành hệ thống xử lý xăng naphtha bằng hydro và hệ thống chuyển hóa (reforming) xúc tác tăng chỉ số oc-tan của xăng.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hóa chất.

12

Vận hành hệ thống đồng phân hóa xăng naphtha.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hơi hóa chất.

13

Vận hành hệ thống xử lý và thu hồi propylen, khí hóa lỏng.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hơi hóa chất.

14

Vận hành hệ thống xử lý dầu dầu nhẹ trộn diezen (LCO) bằng khí hydro.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của bụi, ồn, hơi hóa chất.

15

Vận hành hệ thống cung cấp kiềm NaOH.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, hóa chất độc.

16

Vận hành hệ thống máy, thiết bị sản xuất xăng sinh học (Ethanol).

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, hóa chất độc và tia phóng xạ.

17

Vận hành hệ thống bồn chứa Amoniắc, đuốc đốt.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu tác động của ồn, hóa chất độc.

18

Sửa chữa, bảo dưỡng và kiểm tra các thiết bị chế biến dầu khí và sản phẩm – hóa phẩm dầu khí.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của hóa chất độc, ồn, rung, bụi, chất phóng xạ, nguy cơ cháy nổ cao.

19

Vận hành thiết bị phòng chống cháy nổ và ứng cứu khẩn cấp trong công nghiệp chế biến dầu khí và sản phẩm dầu khí.

Công việc nặng nhọc, căng thẳng thần kinh tâm lý, nguy cơ cháy nổ cao.

20

Vận hành, sửa chữa nhỏ hệ thống thiết bị điện, điện lạnh, thông tin liên lạc, nồi hơi trên giàn khoan cố định, giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan, tàu chứa dầu, phao rót dầu trên biển.

Công việc nặng nhọc, làm việc trên biển, chịu tác động của ồn, rung, hơi khí độc.

21

Ứng cứu sự cố (cháy, nổ, phun trào, tràn dầu) trên giàn khoan cố định, giàn tự nâng, giàn nửa nổi nửa chìm, tàu khoan, tàu chứa dầu, phao rót dầu trên biển.

Công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung lắc.

II. LƯU TRỮ

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại IV

1

Trực tiếp làm hoạt động lưu trữ tại kho, phòng kho lưu trữ, xưởng kỹ thuật bảo quản.

Chịu tác động của bụi, hóa chất, nấm mốc, vi sinh vật có hại.

III. GIAO THÔNG VẬN TẢI

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Khai thác viên hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam.

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn.

2

Kỹ thuật viên hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam.

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, điện từ trường.

3

Thuyền viên làm việc trên tàu tìm kiếm cứu nạn, trục vớt tài sản chìm đắm, cứu hộ.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, thời tiết, căng thẳng thần kinh tâm lý.

4

Giám sát viên, điều hành viên hệ thống hành hải tàu thuyền.

Căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, điện từ trường siêu cao tần.

5

Kỹ thuật viên điều hành hệ thống hành hải tàu thuyền.

Căng thẳng thần kinh tâm lý, tư thế lao động gò bó, thường xuyên làm việc trên tháp radar cao 50m, chịu ảnh hưởng của ồn, điện từ trường siêu cao tần.

6

Thuyền viên làm việc trên tàu, ca nô công vụ của cảng vụ hàng hải.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung, ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

7

Thuyền viên làm việc trên tàu, ca nô phục vụ tiếp tế, kiểm tra hệ thống báo hiệu hàng hải đèn biển, luồng hàng hải; đưa đón hoa tiêu hàng hải.

Công việc rất nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung, ồn.

8

Kiểm tra tàu, thuyền, công trình thuỷ, báo hiệu hàng hải.

Công việc nguy hiểm, chịu tác động của bụi, hơi khí độc.

9

Kiểm tra công trình biển.

Làm việc ở ngoài khơi, xa bờ, chịu tác động của sóng, gió.

10

Lắp đặt, bảo dưỡng, sửa chữa phao tiêu, báo hiệu hàng hải.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung.

11

Quản lý và vận hành các thiết bị báo hiệu hàng hải trên luồng hàng hải, cửa sông, dọc theo các sông có vận tải thuỷ.

Làm việc ngoài trời, công việc nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió, rung.

12

Công nhân quản lý, vận hành đèn biển.

Làm việc ngoài khơi, công việc nguy hiểm, chịu tác động của sóng, gió.

Điều kiện lao động loại IV

1

Công nhân quản lý đường thủy nội địa.

Làm việc ngoài trời, nặng nhọc, ảnh hưởng của sóng, gió.

2

Công nhân khảo sát, duy tu, bảo trì đường thủy nội địa.

Làm việc ngoài trời, nặng nhọc, ảnh hưởng của sóng, gió.

3

Công nhân lắp đặt báo hiệu đường thủy nội địa.

Làm việc ngoài trời, chịu tác động của sóng, gió.

4

Thuyền trưởng, máy trưởng làm việc trên tàu công tác quản lý đường thủy nội địa.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, chịu ảnh hưởng của sóng, gió.

5

Nhân viên phục vụ hệ thống thông tin Duyên hải Việt Nam.

Chịu tác động của ồn, điện từ trường.

6

Vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa ra- đa ở các trạm ra-đa trong hệ thống lưu thông hàng hải trên luồng.

Chịu ảnh hưởng của điện từ trường, thường xuyên làm việc trên cao.

7

Công nhân quản lý vận hành luồng hàng hải.

Làm việc theo ca, chịu nhiều ảnh hưởng của điện từ trường, căng thẳng thần kinh tâm lý.

8

Tiếp nhận, truyền phát và xử lý thông tin an ninh, an toàn hàng hải.

Công việc căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của điện từ trường.

IV. HÓA CHẤT

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Sản xuất, đóng bao Na2SiF6.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên tiếp xúc với khí độc (HF), ồn, nồng độ bụi cao.

V. KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Vận hành và bảo dưỡng lò phản ứng hạt nhân (lò năng lượng, lò nghiên cứu).

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

2

Thực hiện công việc bảo đảm an toàn tại lò phản ứng hạt nhân.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

Điều kiện lao động loại V

1

Thực nghiệm công nghệ tuyển, xử lý quặng phóng xạ và đất hiếm.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn và các chất độc hại.

2

Thực nghiệm công nghệ chế tạo vật liệu hạt nhân, nhiên liệu hạt nhân.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…) có cường độ cao, ồn, khí dễ cháy nổ, và các loại hóa chất độc hại.

3

Thực nghiệm xử lý, lưu giữ, quản lý chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn, khí dễ cháy nổ, và các chất độc hại.

4

Trực tiếp vận hành, bảo dưỡng thiết bị bức xạ, thực nghiệm vật lý hạt nhân; thực nghiệm hóa học phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với nguồn phóng xạ.

5

Khai thác sử dụng các kênh neutron của lò phản ứng hạt nhân.

Khu vực làm việc chật hẹp, làm việc liên tục trong môi trường phóng xạ hỗn hợp neutron và gamma.

6

Sản xuất đồng vị phóng xạ và điều chế dược chất phóng xạ.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

7

Phân tích mẫu bằng kỹ thuật hạt nhân, chuẩn liều và hoạt độ phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với phóng xạ.

8

Phân tích mẫu quặng và nguyên tố phóng xạ bằng các phương pháp vật lý, hóa học.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ (U, Th, Ra, Rn…), bụi quặng phóng xạ, ồn, khí dễ cháy nổ, và các chất độc hại.

9

Tháo dỡ các cơ sở hạt nhân, thiết bị hạt nhân, quản lý công tác tẩy xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ và các vật liệu nhiễm bẩn phóng xạ.

10

Đo đạc, đánh giá an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, cơ sở khai thác chế biến quặng phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

11

Kiểm tra, kiểm định, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.

12

Đóng gói, lưu giữ, vận chuyển các chất phóng xạ và dược chất phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với các chất phóng xạ, bụi chứa phóng xạ và các rủi ro khi vận chuyển.

13

Sử dụng các nguồn hoặc thiết bị bức xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

14

Thực hiện công việc đảm bảo an toàn bức xạ tại các cơ sở có dụng các nguồn hoặc thiết bị bức xạ có tỷ số hoạt độ phóng xạ lớn hơn hoặc bằng 10.

Tiếp xúc thường xuyên với nguồn phóng xạ.

15

Tìm kiếm, định vị, ứng phó sự cố, tẩy xạ các nguồn phóng xạ ngoài môi trường.

Công việc nặng nhọc, làm việc chủ yếu trong môi trường phóng xạ ngoài trời.

16

Thu hồi nguồn phóng xạ, áp tải vận chuyển nguồn phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ, vật liệu phóng xạ, vật liệu hạt nhân với liều bức xạ gây nguy hiểm.

17

Tháo dỡ các cơ sở hạt nhân, thiết bị hạt nhân, quản lý công tác tẩy xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với chất phóng xạ và các vật liệu nhiễm bẩn phóng xạ.

18

Đo đạc, đánh giá an toàn bức xạ cho các cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân, cơ sở khai thác chế biến quặng phóng xạ.

Thường xuyên tiếp xúc với bức xạ ion hóa.

19

Kiểm tra, kiểm định, sửa chữa bảo dưỡng các thiết bị bức xạ, nguồn phóng xạ.

Tiếp xúc trực tiếp với bức xạ ion hóa.

Điều kiện lao động loại IV

1

Làm công việc bức xạ trực tiếp, làm việc với các nguồn bức xạ khác có tỷ số hoạt độ phóng xạ nhỏ hơn 10.

Tiếp xúc trực tiếp với nguồn phóng xạ.

2

Thử nghiệm tương thích điện từ.

Tiếp xúc trực tiếp với điện từ trường.

VI. THỂ DỤC THỂ THAO

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Vận động viên, huấn luyện viên leo núi thể thao.

Làm việc ngoài trời, nơi làm việc cheo leo, rất nguy hiểm, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Vận động viên, huấn luyện viên mô tô nước.

Làm việc ngoài trời, dưới nước, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng rất lớn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Vận động viên, huấn luyện viên dù lượn.

Làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng rất lớn, công việc nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại V

1

Huấn luyện viên ca nô.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, rất nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Huấn luyện viên đua thuyền.

Thường xuyên làm việc ngoài trời, cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, rất nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Huấn luyện viên cử tạ.

Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

4

Huấn luyện viên thể dục dụng cụ.

Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, rất nguy hiểm và căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại IV

1

Vận động viên, huấn luyện viên vũ đạo giải trí.

Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Huấn luyện viên đấu kiếm.

Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

3

Vận động viên, huấn luyện viên Pa-tanh (patin).

Cường độ làm việc cao, tiêu hao năng lượng lớn, nguy hiểm, căng thẳng thần kinh tâm lý.

VII. KHAI KHOÁNG

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại V

1

Công nhân trộn, đổ bê tông trong hầm lò.

Nơi làm việc chật hẹp, thiếu dưỡng khí, công việc thủ công nặng nhọc, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, nóng, bụi.

2

Quan trắc khí mỏ trong hầm lò.

Thường xuyên làm việc trong hầm lò, nơi làm việc chật hẹp, nguy hiểm, thiếu dưỡng khí, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của ồn, nóng, bụi.

Điều kiện lao động loại IV

1

Vận hành các thiết bị tuyển than bằng phương pháp tuyển nổi, tuyển từ trong nhà máy sàng tuyển than.

Thường xuyên chịu tác động ồn cao, bụi, độc hóa chất.

2

Vệ sinh công nghiệp trong các phân xưởng sửa chữa ô tô, thiết bị khai thác mỏ.

Công việc thủ công, chịu tác động của ồn, tiếp xúc dầu mỡ và chất thải công nghiệp.

3

Bảo vệ tài nguyên, ranh giới mỏ than.

Làm việc ngoài trời, đi lại nhiều, công việc nguy hiểm.

4

Công nhân nạp ắc quy, sửa chữa đèn lò; sửa chữa, cấp phát ắc quy, đèn lò.

Công việc thủ công, thường xuyên tiếp xúc với chì và axít.

5

Công nhân sửa chữa máy bốc rót than nhà máy sàng tuyển than.

Làm việc trên cao, công việc nguy hiểm, tư thế lao động gò bó.

6

Thủ kho vật liệu nổ công nghiệp.

Làm việc ngoài lò, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc với hóa chất độc hại.

VIII. TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Số TT

Tên nghề hoặc công việc

Đặc điểm về điều kiện lao động của nghề, công việc

Điều kiện lao động loại VI

1

Khảo sát, đo đạc thành lập bản đồ tài nguyên môi trường biển và hải đảo.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên làm việc trên biển, chịu tác động của sóng, gió, ồn cao, rung mạnh.

2

Lặn lấy mẫu nghiên cứu, thu thập số liệu điều kiện tự nhiên, môi trường đáy biển.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tư thế lao động gò bó, chịu tác động của áp suất cao.

Điều kiện lao động loại V

1

Vận hành tàu điều tra, khảo sát tài nguyên và môi trường biển, hải đảo

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm, thường xuyên làm việc trên biển, chịu tác động của sóng, gió, ồn, căng thẳng thần kinh tâm lý.

2

Khoan đáy biển (trên giàn tự nâng, phao bè, tàu, thuyền)

Làm việc ngoài trời, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung lắc.

3

Quan trắc các điều kiện tự nhiên, động lực, môi trường, sinh thái biển.

Làm việc ngoài trời, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung lắc.

4

Đo phổ gamma theo tàu.

Làm việc ngoài trời, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung lắc.

5

Khảo sát địa vật lý biển theo tàu (địa chấn, từ biển, trọng lực biển, sonar, điện từ).

Làm việc ngoài trời, căng thẳng thần kinh, tâm lý, chịu tác động của ồn, rung lắc.

6

Khảo sát đo địa vật lý vùng phóng xạ ngành tài nguyên nước.

Làm việc ngoài trời ở vùng núi cao, đi lại nhiều, chịu tác động của phóng xạ.

7

Đo carôta lỗ khoan ngành tài nguyên nước

Công việc rất nguy hiểm, tiếp xúc với nguồn phóng xạ hở cường độ rất lớn.

8

Điều tra tài nguyên nước ở vùng núi, rừng sâu, hải đảo, biên giới và trên biển.

Làm việc ngoài trời ở các địa hình khó khăn, nơi làm việc lầy lội, công việc nặng nhọc, chịu tác động sóng, gió, ồn, rung.

9

Lộ trình lập biểu đồ tài nguyên nước, quan trắc tài nguyên nước, tìm kiếm nguồn nước vùng sâu, vùng xa hoặc núi cao, biên giới, hải đảo.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nguy hiểm, phải đi lại nhiều ở vùng núi cao nhiều dốc.

10

Quan trắc lấy mẫu môi trường phóng xạ, trầm tích, chất dioxin/furan, các độc chất khác.

Làm việc ngoài trời, nơi làm việc địa hình hiểm trở, công việc thủ công, đi lại nhiều, tiếp xúc với hóa chất độc.

11

Phân tích các thông số môi trường đất, nước, khí, phóng xạ, trầm tích, bùn thải, chất thải nguy hại, chất dioxin/furan, các độc chất khác.

Tiếp xúc trực tiếp với hoá chất, làm việc ở môi trường có phóng xạ, tia bức xạ, ồn.

12

Quan trắc tài nguyên nước vùng sâu, vùng xa hoặc núi cao, biên giới, hải đảo.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, đi lại nhiều, căng thẳng thần kinh tâm lý.

Điều kiện lao động loại IV

1

Quan trắc tại các khu vực ven biển (đo biến thiên từ ngày đêm, quan trắc nước triều, đo điểm tựa trọng lực, đo câu nối các điểm trắc địa cơ sở phục vụ các dự án điều tra biển).

Làm việc ngoài trời, căng thẳng thần kinh tâm lý, chịu tác động của ồn, rung lắc.

2

Vận hành máy khoan tài nguyên nước.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, nơi làm việc lầy lội, tư thế lao động gò bó, tiếp xúc với các hóa chất trong ben-tô-nít.

3

Lái xe khoan, xe tải từ 7,5 tấn trở lên ngành tài nguyên nước.

Công việc nguy hiểm, chịu tác động của ồn, rung.

4

Phân tích thí nghiệm mẫu cơ lý đất, đá, cơ lý vật liệu, hóa lý nước.

Thường xuyên tiếp xúc với bụi, các loại hóa chất độc hại.

5

Quan trắc tài nguyên nước ở các trạm quan trắc vùng đồng bằng, trung du.

Làm việc ngoài trời, công việc nặng nhọc, đi lại nhiều.

6

Lựa chọn, phân loại, bảo quản, tu sửa, phục chế tài liệu ở kho lưu trữ Trung tâm quy hoạch và điều tra tài nguyên nước quốc gia.

Thường xuyên tiếp xúc với khí CO, phooc-môn.

7

Múc, đổ nước thí nghiệm trong công tác nghiên cứu tài nguyên nước.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc.

8

Bơm, hút nước thí nghiệm lỗ khoan tài nguyên nước.

Làm việc ngoài trời, công việc thủ công, nặng nhọc.

9

Hướng dẫn và kiểm tra kỹ thuật quan trắc tại các trạm, các điểm đo ở miền núi và hải đảo.

Công việc nặng nhọc, thường xuyên đi lưu động.

10

Quan trắc lưu lượng nước và các yếu tố thuỷ văn ở các trạm quan trắc tài nguyên nước miền núi.

Công việc nặng nhọc, nguy hiểm.

– Danh mục nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt: Người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hiện nay thì 2 bộ này chưa ban hành danh mục cụ thể nào cả .

Trân trọng./.

2. Quy định về chi trả ?

Xin chào luật sư em xin hỏi một số vấn đề như sau mong được giải đáp ạ em đang làm công nhân cho một cty tư nhân, em muốn biết là với trường hợp của em thì: – được nghỉ tết âm lịch theo qui định của nhà nước là mấy ngày vì em chỉ thấy thông tin cho người lao động làm trong cty nhà nước chứ ko có cho người lao động làm cho cty tư nhân ạ?

Cty em có lịch nghỉ tết là từ ngày 24/12 âm lịch đến hết 9/1 âm lịch, như vậy em có bị trừ ngày phép năm trong những ngày nghỉ tết ko? – trong HĐLĐ em được trả lương là 6.500.000 vnđ/ 1 tháng. nếu tính lương của phép năm thì em được tính theo lương trong hđlđ hay theo lương đóng bảo hiểm ạ? lương đóng bảo hiểm của em là 4 triệu/ 1 thang ạ ?

Rất mong được giải đáp chân thành cảm ơn

>>

Luật sư tư vấn:

Thứ nhất, về ngày nghỉ hằng năm

Điều 111 quy định như sau:

Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”

Điều 115 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:

Điều 115. Nghỉ lễ, tết

1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a) Tết Dương lịch 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

b) Tết Âm lịch 05 ngày;”

Như vậy, thời gian nghỉ tết âm lịch là thời gian nghỉ hưởng nguyên lương không được tính là ngày nghỉ hằng năm

Thứ hai, về Căn cứ tiền lương chi trả những ngày chưa nghỉ

Điều 26 khoản 2 quy định như sau:

” Tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động trong ngày nghỉ hằng năm tại Điều 111; ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc tại Điều 112; ngày nghỉ lễ, tết tại Điều 115 và ngày nghỉ việc riêng có hưởng lương tại Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật Lao động là tiền lương ghi trong hợp đồng lao động của tháng trước liền kề, chia cho số ngày làm việc bình thường trong tháng theo quy định của người sử dụng lao động, nhân với số ngày người lao động nghỉ hằng năm, nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng có hưởng lương”

>> Bài viết tham khảo thêm:

3. Lao động tính lương ngày phép năm tính như thế nào ?

Chào luật sư cho em hỏi, em là kế toán công ty. Hiện tại công ty em đang sử dụng lao động tính lương theo ngày nhưng công nhân này làm cho công ty hơn 1 năm. Cách tính lương là cuối tháng tổng hợp làm ngày nào tính lương ngày đó.

Và hiện tại đên cuối năm, công ty muốn tính ngày phép cho những công nhân này như thế nào thì hợp lý?

Xin luật sư tư vấn giúp. Em trân trọng cảm ơn

Lao động tính lương ngày phép năm tính như thế nào ?

Luật sư tư vấn:

Điều 111 quy định:

“Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.”

Như vậy, mặc dù công ty bạn tính lương cho người lao động theo ngày nhưng người lao động đó vẫn có đủ 12 tháng làm việc cho công ty bạn thì công ty bạn vẫn tính phép năm cho họ như thông thường.

> Bài viết tham khảo thêm:

4. Về năm theo bộ luật lao động ?

Xin chào luật sư, Xin luật sư cho tôi biết trường hợp sau: tôi là cán bộ công chức được 20 năm, nay muốn năm để đi chăm con gái mỗ sinh. Vậy tôi có được thanh toán vé xe tàu , lưu trú và tiền lương không ?

Xin cảm ơn luật sư nhiều.

Về chế độ nghỉ phép năm theo bộ luật lao động

Luật sư tư vấn:

Về điểu kiện được hưởng nghỉ phép hàng năm của công chức, Điều 13 quy định:

Điều 13. Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi

Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.”

quy định cụ thể như sau:

Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;”

Như vậy cán bộ, công chức khi nghỉ hàng năng sẽ đượng nhận lượng theo quy định của pháp luật. Thời gian nghỉ hàng năm được tính theo của cán bộ, công chức.

Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.”

Trong trường hợp công tác được 20 năm thì tổng thời gian được nghỉ hàng năm sẽ là 16 ngày. Về việc hỗ trợ tiền tàu xe cũng như tạm ứng lương được áp dụng theo Điều 113 như sau:

“Điều 113. Tạm ứng tiền lương, tiền tàu xe đi đường ngày nghỉ hằng năm

1. Khi nghỉ hằng năm, người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ.

2. Tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường do hai bên thoả thuận.

Đối với người lao động miền xuôi làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo và người lao động ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo làm việc ở miền xuôi thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền tàu xe và tiền lương những ngày đi đường.”

Như vậy cán bộ công chức khi nghỉ hàng năm có thể được hỗ trợ tiền tàu xe trong những ngày đi đường, tuy nhiên sẽ không được hỗ trợ tiền lưu trú.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

5. Thanh toán tiền nghỉ phép năm theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành

Xin chào Luật sư, tôi có vấn đề xin được luật sư tư vấn giùm. Tôi làm việc trong công ty được hơn 2 năm, tháng 6 vừa rồi tôi có xin nghỉ phép năm 12 ngày để về quê đã được công ty duyệt cho nghỉ. nhưng đến tháng 8 tôi . tôi muốn hỏi tôi có phải trả lại tiền phép năm cho công ty không?

– Nguyễn Thị Kim Hòa

Thanh toán tiền nghỉ phép năm theo quy định của Bộ luật lao động hiện hành

Luật sư trả lời:

Thứ nhất: Quy định về nghỉ phép hằng năm theo Điều 111 quy định người lao động được nghỉ phép là 12 ngày đối với người làm việc trong điều kiện bình thường, 14 ngày đối với người làm việc nặng nhọc, độc hại và 16 ngày đối với trường hợp người lao động làm việc rất nặng nhọc, độc hại..

Thứ hai: Căn cứ theo khoản 1,2 Điều 113 Bộ luật lao động năm 2012 quy định khi nghỉ phép hằng năm thì người lao động được tạm ứng trước một khoản tiền ít nhất bằng tiền lương của những ngày nghỉ: Tiền tàu xe và tiền lương do người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận. Tiền tạm ứng nghỉ phép năm được thanh toán

Thứ ba: Về việc thanh toán tiền nghỉ phép năm pháp luật lao động hiện hành có quy định khi người lao động không nghỉ phép năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ theo quy định tại điều 114 Bộ luật lao động năm 2012 như sau:

-Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc bị các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

-Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỉ lệ tương ứng với số thời gian làm việc, nếu không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Thứ tư: Trường hợp của bạn thì không có quy định pháp luật nào quy định về việc người lao động đã nghỉ hết số ngày phép theo quy định, mà sau đó chấm dứt hợp đồng lao động thì phải hoàn lại số tiền nghỉ phép năm cho người sử dụng lao động. Vì vậy trong trường này của bạn thì phải căn cứ theo Nội quy lao động hoặc do hai bên bạn với người sử dụng lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động. Nếu trong hợp đồng lao động không có thỏa thuận và quy định về việc người lao động có nghĩa vụ hoàn lại số tiền nghỉ phép năm do người lao động đã nghỉ hết phép sau đó chấm dứt hợp đồng lao động thì người sử dụng lao động không yêu cầu người lao động hoàn lại khoản tiền đó.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

6. Nghỉ phép năm có được nghỉ kéo dài sang năm sau ?

Thưa Luật sư, tôi xin nghỉ phép năm 2015, số ngày nghỉ là 12 ngày. Tôi xin nghỉ vào ngày 25.12.2015. Vậy số ngày phép của tôi có được kéo dài qua năm 2016 không? Hay chỉ đến ngày 31.12.2015 là phải kết thúc?

Xin trân trọng cám ơn!

Nghỉ phép năm có được nghỉ kéo dài sang năm sau ?

Luật sư tư vấn:

Điều 111 quy định về số ngày nghỉ hàng năm như sau:

“Điều 111. Nghỉ hằng năm

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.”.

Điều 114 Bộ luật lao động 2012 quy định về thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ như sau:

“Điều 114. Thanh toán tiền lương những ngày chưa nghỉ

1. Người lao động do thôi việc, bị mất việc làm hoặc vì các lý do khác mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được thanh toán bằng tiền những ngày chưa nghỉ.

2. Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.”.

Như vậy, nếu chưa nghỉ hết ngày nghỉ hàng năm trong năm 2015 thì bạn được thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ chứ không được nghỉ sang năm 2016.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *