Tư vấn mức xử phạt vi phạm quy định về hành lang an toàn giao thông đường sắt

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào luật sư xin giấy phép, tôi có câu hỏi muốn được luật sư tư vấn như sau: Đặt vật liệu xây dựng trên đường dân sinh cạnh đường sắt có vi phạm quy định về hành lang an toàn giao thông đường sắt không? Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn.

Tư vấn mức xử phạt vi phạm quy định về hành lang an toàn giao thông đường sắt

>>

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến xin giấy phép, về câu hỏi của bạn, đội ngũ luật sư tư vấn pháp luật về giao thông của chúng tôi xin phép được tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

;

hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.

2. Nội dung tư vấn

Dựa trên các quy định của pháp luật hiện hành, chưa có bất kỳ quy định cụ thể nào định nghĩa rõ khái niệm cụm từ “đường dân sinh“, theo đó, bạn có thể tham khảo hướng dẫn lựa chọn quy mô kỹ thuật đường giao thông nông thôn phục vụ Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010-2020 do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành, trong nội dung quyết định này có quy định về chức năng của đường dân sinh:

“Đường dân sinh: chủ yếu phục vụ sự đi lại của người dân giữa các cụm dân cư, các hộ gia đình và từ nhà đến nương rẫy, ruộng đồng, cơ sở sản xuất, chăn nuôi nhỏ lẻ… Phương tiện giao thông trên các tuyến đường dân sinh chủ yếu là xe đạp, xe mô tô hai bánh, xe kéo tay, ngựa thồ.”

Căn cứ theo khoản 2 Điều 3 quy định như sau:

“2. Hành lang an toàn giao thông đường sắt là phạm vi được xác định bởi khoảng không, vùng đất, vùng nước xung quanh liền kề với phạm vi bảo vệ công trình đường sắt để bảo đảm an toàn giao thông đường sắt; phục vụ công tác cứu hộ, cứu nạn khi cần thiết và bảo đảm tầm nhìn cho người tham gia giao thông.”

Cũng theo quy định tại Điều 16 về hành lang an toàn giao thông đường sắt:

“1. Chiều rộng hành lang an toàn giao thông đường sắt tính từ mép ngoài phạm vi bảo vệ đường sắt trở ra mỗi bên được xác định như sau:

a) Đường sắt tốc độ cao: Trong khu vực đô thị là 05 mét, ngoài khu vực đô thị là 15 mét. Đối với đường sắt tốc độ cao, phải xây dựng rào cách ly hành lang an toàn giao thông đường sắt để tránh mọi hành vi xâm nhập trái phép;

b) Đường sắt đô thị đi trên mặt đất và đường sắt còn lại là 03 mét.

2. Chiều cao hành lang an toàn giao thông đường sắt được tính từ mặt đất trở lên theo phương thẳng đứng đến giới hạn phạm vi bảo vệ trên không của đường sắt theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Nghị định này.”

Dẫn chiếu khoản 2 Điều 9 quy định về phạm vi bảo vệ đường sắt:

2. Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường không đào, không đắp tính từ mép ngoài của ray ngoài cùng trở ra được xác định như sau:

a) Đối với đường sắt tốc độ cao là 7,5 mét;

b) Đối với đường sắt đô thị là 5,4 mét;

c) Đối với đường sắt còn lại là 5,6 mét.

3. Phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt theo phương ngang đối với nền đường đào, nền đường đắp được xác định như sau:

a) 05 mét tính từ chân nền đường đắp hoặc mép đỉnh nền đường đào;

b) 03 mét tính từ mép ngoài rãnh dọc hay mép ngoài rãnh đỉnh của nền đường hoặc mép ngoài của công trình phòng hộ, gia cố đối với nền đường có rãnh dọc hay rãnh đỉnh, có công trình phòng hộ, gia cố của nền đường.”

Như vậy, trong trường hợp này của bạn, do thông tin bạn cung cấp chưa đầy đủ, chưa có cơ sở xác nhận đường dân sinh mà bạn nhắc tới là như thế nào và ở vị trí nào? Do đó, việc để vật liệu xây dựng trên đường dân sinh cạnh đường sắt có vi phạm quy định về hành lang an toàn đường sắt hay không? Chúng tôi tư vấn tùy từng trường hợp sau:

Trường hợp 1: Đường dân sinh trong vụ việc của bạn nằm trong hành lang an toàn đường sắt

Tức là, đường dân sinh mà bạn để vật liệu xây dựng có vị trí nằm trong phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt hoặc nằm trong chiều rộng của hành lang an toàn đường sắt được xác định cụ thể theo Điều 9 và Điều 16 nêu trên tương ứng với từng loại đường sắt khác nhau (đường sắt tốc độ cao, đường sắt trong đô thị, đường sắt ngoài đô thị) thì hành vi này của bạn là vi phạm quy định về an toàn giao thông đường sắt, theo đó, hành vi của bạn sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 51 , cụ thể như sau:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Để phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải hoặc các vật phẩm khác trái phép trong phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt;”

Ngoài việc bị áp dụng hình thức xử phạt nêu trên, bạn còn bị áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả là buộc đưa phương tiện, thiết bị, vật liệu, hàng hóa, chất phế thải, các vật phẩm khác (để trái phép) ra khỏi phạm vi bảo vệ công trình đường sắt, hành lang an toàn giao thông đường sắt.

Trường hợp 2: Đường dân sinh trong vụ việc của bạn không nằm trong hành lang an toàn đường sắt

Cụ thể, trong trường hợp này, đường dân sinh của bạn nằm ngoài phạm vi bảo vệ hai bên đường sắt, đương nhiên, cũng nằm ngoài chiều rộng của hành lang an toàn đường sắt theo quy định tại Điều 9 và Điều 16 thì việc bạn để vật liệu xây dựng trên đường dân sinh cạnh đường sắt là không vi phạm quy định về hành lang an toàn đường sắt.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn, mọi vướng mắc phát sinh, vui lòng liên hệ qua tổng đài để được tư vấn và hỗ trợ chi tiết và cụ thể.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật giao thông –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *