Tư vấn, giải đáp thắc mắc về thủ tục cấp chứng chỉ hành nghề y ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi ông/bà công ty luật minh khuê. Theo qui định mới tất cả lương y, bác sỹ, y sỹ. Phải được cấp chứng chỉ hành nghề mới được hành nghề y. Hiên nay tôi đang làm thủ tục xin cấp chứng chỉ hành nghề nhưng gặp một số vấn đề mà sở y tế địa phương không giải quyết và hướng dẫn nên tôi muốn nhờ công ty luật minh khuê tư vấn.

Tôi tốt nghiệp y sỹ đa khoa năm 2011, tôi vào làm tại bệnh viện quân y 5 từ đầu năm 2012 tới 2013 ( đủ 12 tháng ) sau đó tôi nghỉ làm tại bện viện và lên phòng khám đa khoa tư nhân từ 2014 – 5/2015. Vì một số lý do gia đình nên tôi nghỉ và làm y tế tại một công ty nước ngoài. Khi công ty yêu cầu làm chứng chỉ hành nghề tôi có chuẩn bị hồ sơ theo đúng quy định và quay lại bệnh viện quân y5 để xin xác nhận công tác từ 2012-2013. Tôi mang đầy đủ giấy tờ lên sở y tế địa phương nhưng bị từ chối giải quyết do thời gian thực tập cách thời gian làm chứng chỉ quá lâu. Như thế có đúng qui định không a. Vì sau thời gian đó tôi vẫn làm việc tại phòng khám và y tế công ty.

Nhưng do thủ tục yêu cầu cần giấy xác nhận của bệnh viện lớn nên tôi chỉ có thể xin tại viện 5. Kính mong xem xét trường hợp của tôi và hướng dẫn tôi cách làm ?

Tôi xin chân thành cảm ơn ạ!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Doanh nghiệp của Minh Khuê.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung tư vấn:

Về điều kiện được cấp chứng chỉ hành nghề đối với người Việt Nam được quy định tại Điều 18 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009:

1. Có một trong các văn bằng, giấy chứng nhận sau đây phù hợp với hình thức hành nghề khám bệnh, chữa bệnh:

a) Văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam;

b) Giấy chứng nhận là lương y;

c) Giấy chứng nhận là người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

2. Có văn bản xác nhận quá trình thực hành, trừ trường hợp là lương y, người có bài thuốc gia truyền hoặc có phương pháp chữa bệnh gia truyền.

3. Có giấy chứng nhận đủ sức khỏe để hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

4. Không thuộc trường hợp đang trong thời gian bị cấm hành nghề, cấm làm công việc liên quan đến chuyên môn y, dược theo bản án, quyết định của Tòa án; đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang trong thời gian chấp hành bản án hình sự, quyết định hình sự của tòa án hoặc quyết định áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh; đang trong thời gian bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên có liên quan đến chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh; mất hoặc hạn chế năng lực .

Về văn bản xác nhận quá trình thực hành được quy định tại Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh năm 2009 và Điều 24 được hướng dẫn bởi Thông tư 41/2011/TT-BYT tại điều 16.

2. Xác nhận về thời gian thực hành đối với y sỹ:

a) Đối với y sỹ đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012:

– Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 12 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

– Nếu có thời gian khám bệnh, chữa bệnh chưa đủ 12 tháng liên tục tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thì thời gian đã thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trước ngày 01/01/2012 được tính là thời gian thực hành (xác định từ thời điểm có hoặc quyết định tuyển dụng) và phải tiếp tục thực hành đến khi đủ 12 tháng để được xác nhận có đủ thời gian thực hành;

– Nếu đã có thời gian khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 12 tháng tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nhưng sau đó đã không thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ xin cấp chứng chỉ hành nghề thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

b) Đối với y sỹ bắt đầu thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01/01/2012 thì phải thực hành theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

Trong trường hợp của bạn hành nghề từ năm 2012 nên việc xác nhận quá trình thực hành sẽ được tính theo quy định tại Khoản 1 Điều 24 Luật khám bệnh, chữa bệnh.

1. Người có văn bằng chuyên môn liên quan đến y tế được cấp hoặc công nhận tại Việt Nam, trước khi được cấp chứng chỉ hành nghề, phải qua thời gian thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sau đây:

a) 18 tháng thực hành tại bệnh viện, việc nghiên cứu có giường bệnh (sau đây gọi chung là bệnh viện) đối với bác sĩ;

b) 12 tháng thực hành tại bệnh viện đối với y sỹ;

c) 09 tháng thực hành tại bệnh viện có khoa phụ sản hoặc tại nhà hộ sinh đối với hộ sinh viên.

d) 09 tháng thực hành tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đối với điều dưỡng viên, kỹ thuật viên.

Như vậy, theo những quy định của pháp luật đã được trích dẫn trên, không có quy định nào về việc phải xin chứng chỉ trong thời gian bao lâu sau khi thực tập. Do đó, bạn hoàn toàn có thể xin cấp chứng chỉ hành nghề khi có đầy đủ hồ sơ hợp lệ.

Trên đây là tư vấn của Xin giấy phép về thắc mắc của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Lao động

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *