Tư vấn cách thức lập hồ sơ mời thầu để lựa chọn được nhà thầu tối ưu và đúng quy định của luật đấu thầu ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào xin giấy phép. Tháng 8/2016 vừa qua, Cơ quan em có tổ chức đấu thầu 01 gói thầu để lựa chọn nhà thầu cung cấp vật tư thiết bị (em xin gọi tắt là VTTB), tất cả hàng hoá thuộc gói thầu này thuộc 02 dự án, mỗi dự án thuộc 01 nguồn vốn, nghĩa là: gói thầu thuộc 02 nguồn vốn khác nhau.

Vì vậy, khi lập , em đã cẩn thận tách hàng hoá của 02 dự án thành 02 lô riêng biệt, mỗi lô 01 nguồn vốn, và phương pháp xét chọn nhà thầu trúng thầu là xét theo lô và theo phương pháp “Giá thấp nhất”. Sở dĩ em ghép VTTB thuộc 02 dự án lại thành 01 để tổ chức đấu thầu như vậy, thay vì không ghép và tổ chức đấu thầu thành 02 gói thầu riêng biệt thuộc 02 nguồn vốn khác nhau là vì các hạng mục VTTB của 02 dự án này tương tự nhau, chỉ khác nhau về số lượng và nguồn vốn.

Hơn nữa, nếu ghép lại và tổ chức đấu thầu thành 01 gói sẽ tiết kiệm chi phí và thời gian trong tổ chức đấu thầu hơn so với trường hợp không ghép, và em thấy làm như thế cũng phù hợp theo Khoản 22, Điều 4 của (*Gói thầu* là một phần hoặc toàn bộ dự án, dự toán mua sắm; gói thầu có thể gồm những nội dung mua sắm giống nhau thuộc nhiều dự án hoặc là khối lượng mua sắm một lần, khối lượng mua sắm cho một thời kỳ đối với mua sắm thường xuyên, mua sắm tập trung). Kết quả lựa chọn là: 02 nhà thầu khác nhau trúng thầu cho 02 lô, giá trúng thầu là giá thấp nhất và thấp hơn giá kế hoạch đối với mỗi lô. Thế nhưng, có ý kiến cho rằng việc ghép 02 gói thầu thuộc 02 nguồn vốn khác nhau thành 01 gói thầu và tách ra thành 02 lô để tổ chức đấu thầu như vậy là không hiệu quả và không đúng (mặc dù nội dung mua sắm của 02 gói thầu này giống nhau). Sở dĩ có ý kiến này là vì 02 nhà thầu khác nhau trúng thầu nên có đơn giá trúng thầu khác nhau ở một số hạng mục, và đề nghị đối với các dự án tương tự sắp tới, em phải thực hiện theo cách hoặc là vẫn gộp chung VTTB của các dự án khác nhau thành 01 gói thầu nhưng không chia lô (dù các dự án khác nhau thuộc các nguồn vốn khác nhau); hoặc là không gộp chung các dự án lại mà tổ chức đấu thầu cho từng dự án riêng biệt.

Em xin hỏi:

1.Trường hợp tổ chức đấu thầu như em đã thực hiện (đợt T8/2016 nói trên), có là tối ưu hơn trường hợp cộng các hạng mục VTTB lại để hình thành gói thầu rồi tổ chức đấu thầu không ?

2.Việc em đã tổ chức đấu thầu như đợt T8/2016 nói trên có đúng quy định về đấu thầu không? Trường hợp các dự án cùng nguồn vốn hoặc khác nguồn vốn thì nên thực hiện như thế nào cho đúng quy định ?

Xin cám ơn!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn về bộ phận hỗ trợ tư vấn của xin giấy phép. Thắc mắc của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và đưa ra tư vấn như sau:

1. Cơ cở pháp lý

Luật Đấu thầu năm 2013

Nghị định số 63/2014/NĐ-CP ngày 26/06/2014 của Chính phủ

2. Giải quyết vấn đề:

Việc xây dựng kế hoạch lựa chọn nhà thầu được thực hiện theo Điều 33 Luật Đấu thầu, trong đó, việc phân chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và quy mô gói thầu hợp lý.

Đối với câu hỏi của bạn, việc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, trong đó có nội dung phân chia dự án thành các gói thầu phải thực hiện theo quy định nêu trên.

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý đến khoản 6 Điều 89 Luật đấu thầu như sau:

Điều 89. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu

6. Không bảo đảm công bằng, minh bạch, bao gồm các hành vi sau đây:

a) Tham dự thầu với tư cách là nhà thầu, nhà đầu tư đối với gói thầu, dự án do mình làm bên mời thầu, chủ đầu tư hoặc thực hiện các nhiệm vụ của bên mời thầu, chủ đầu tư;

b) Tham gia lập, đồng thời tham gia thẩm định hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, , hồ sơ yêu cầu đối với cùng một gói thầu, dự án;

c) Tham gia đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất đồng thời tham gia thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư đối với cùng một gói thầu, dự án;

d) Là cá nhân thuộc bên mời thầu, chủ đầu tư nhưng trực tiếp tham gia quá trình lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc tham gia tổ chuyên gia, tổ thẩm định kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư hoặc là người đứng đầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền, chủ đầu tư, bên mời thầu đối với các gói thầu, dự án do cha mẹ đẻ, cha mẹ vợ hoặc cha mẹ chồng, vợ hoặc chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh chị em ruột đứng tên dự thầu hoặc là người đại diện theo pháp luật của nhà thầu, nhà đầu tư tham dự thầu;

đ) Nhà thầu tham dự thầu gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp do mình cung cấp dịch vụ tư vấn trước đó;

e) Đứng tên tham dự thầu gói thầu thuộc dự án do chủ đầu tư, bên mời thầu là cơ quan, tổ chức nơi mình đã công tác trong thời hạn 12 tháng, kể từ khi thôi việc tại cơ quan, tổ chức đó;

g) Nhà thầu tư vấn giám sát đồng thời thực hiện tư vấn kiểm định đối với gói thầu do mình giám sát;

h) Áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư không phải là hình thức đấu thầu rộng rãi khi không đủ điều kiện theo quy định của Luật này;

i) Nêu yêu cầu cụ thể về nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa trong hồ sơ mời thầu đối với gói thầu mua sắm hàng hóa, xây lắp hoặc gói thầu hỗn hợp khi áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế;

k) Chia dự án, dự toán mua sắm thành các gói thầu trái với quy định của Luật này nhằm mục đích hoặc hạn chế sự tham gia của các nhà thầu.”

Trường hợp gói thầu được chia làm nhiều phần thì xử lý theo khoản 5 Điều 117 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP:

Điều 117. Xử lý tình huống trong đấu thầu

5. Trường hợp gói thầu được chia thành nhiều phần thì thực hiện theo các quy định sau đây:

a) Trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu cần nêu rõ điều kiện chào thầu, biện pháp và giá trị cho từng phần hoặc nhiều phần và phương pháp đánh giá đối với từng phần hoặc nhiều phần để các nhà thầu tính toán phương án chào thầu theo khả năng của mình;

b) Việc đánh giá hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất và xét duyệt trúng thầu sẽ được thực hiện trên cơ sở bảo đảm tổng giá đề nghị trúng thầu của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá thấp nhất); tổng giá đánh giá của gói thầu là thấp nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp giá đánh giá); tổng điểm tổng hợp cao nhất (đối với gói thầu áp dụng phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá) và giá đề nghị trúng thầu của cả gói thầu không vượt giá gói thầu được duyệt mà không so sánh với ước tính chi phí của từng phần;

c) Trường hợp có một phần hoặc nhiều phần thuộc gói thầu không có nhà thầu tham gia đấu thầu hoặc không có nhà thầu đáp ứng yêu cầu nêu trong hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu, chủ đầu tư báo cáo người có thẩm quyền để điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu theo hướng tách các phần đó thành gói thầu riêng với giá gói thầu là tổng chi phí ước tính tương ứng của các phần; việc lựa chọn nhà thầu đối với các phần có nhà thầu tham gia và được đánh giá đáp ứng yêu cầu về kỹ thuật vẫn phải bảo đảm nguyên tắc đánh giá theo quy định tại điểm b khoản này;

d) Trường hợp 01 nhà thầu trúng thầu tất cả các phần thì gói thầu có 01 hợp đồng. Trường hợp nhiều nhà thầu trúng thầu các phần khác nhau thì gói thầu có nhiều hợp đồng.”

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Đấu thầu –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *