Tư vấn bảo hộ tác phẩm kiến trúc?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính chào công ty xin giấy phép, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau: Tác phẩm kiến trúc được bảo hộ như thế nào?

Tác giả của tác phẩm kiến trúc có được quyền chuyển giao quyền tác giả cho những chủ thể khác hay không?  Quyền tác giả về tác phẩm kiến trúc được thực thi như thế nào?

Xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: Phạm Thắm

Câu hỏi được biên tập từ  của Công ty Xin giấy phép.

>> Luật sư tư vấn pháp luật sở hữu trí tuệ trực tuyến, gọi: 

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi đến cho chúng tôi. Liên quan đến vấn đề của bạn chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Dân sự, Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả và quyền liên quan

2. Nội dung tư vấn:

* Chuyển nhượng quyền tác giả

Điều 14 Luật SHTT Quy định về các loại hình tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả như sau:

“1. Tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học được bảo hộ bao gồm:

…i) Tác phẩm kiến trúc;….”

Điều 17 Nghị định 100/2006/NĐ-CP quy định về tác phẩm kiến trúc như sau:

“Tác phẩm kiến trúc quy định tại điểm i khoản 1 Điều 14 của Luật Sở hữu trí tuệ là các bản vẽ thiết kế dưới bất kỳ hình thức nào thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình xây dựng, quy hoạch không gian (quy hoạch xây dựng) đã hoặc chưa xây dựng. Tác phẩm kiến trúc bao gồm các bản vẽ thiết kế về mặt bằng, mặt đứng, mặt cắt, phối cảnh, thể hiện ý tưởng sáng tạo về ngôi nhà, công trình, tổ hợp công trình kiến trúc, tổ chức không gian, kiến trúc cảnh quan của một vùng, một đô thị, hệ thống đô thị, khu chức năng đô thị, khu dân cư nông thôn.

Mô hình, sa bàn về ngôi nhà, công trình xây dựng hoặc quy hoạch không gian được coi là tác phẩm kiến trúc độc lập”.

Điều 18. Quyền tác giả

Quyền tác giả đối với tác phẩm quy định tại Luật này bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản.

Điều 36. Chủ sở hữu quyền tác giả

Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân nắm giữ một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

Điều 37. Chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả

Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì tác phẩm kiến trúc là đối tượng được bảo hộ thuộc quyền tác giả. Quyền tác giả bảo gồm quyền nhân thân (Điều 19) và quyền tài sản (Điều 20). Tác giả của tác phẩm kiến trúc là người trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm. Trong trường hợp tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm, tức là tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm thì tác giả có cả quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong trường hợp tác giả không đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc, tức là tác giả sáng tạo tác phẩm trên cơ sở hợp đồng với cá nhân, tổ chức hoặc nhiệm vụ do tổ chức của mình giao cho thì tác giả chỉ có quyền nhân thân quy định tại khoản 1, 2, 4 Điều 19, còn chủ sở hữu quyền tác giả có quyền quy định tại khoản 3 Điều 19 và Điều 20 của Luật SHTT.

Điều 45. Quy định chung về chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan

“1. Chuyển nhượng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan chuyển giao quyền sở hữu đối với các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật này cho tổ chức, cá nhân khác theo hợp đồng hoặc theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Tác giả không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển nhượng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật này.”

Theo đó, chủ sở hữu quyền tác giả có quyền chuyển nhượng quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản của tác phẩm kiến trúc. Pháp luật không cho phép chuyển nhượng các quyền nhân thân:  Đặt tên cho tác phẩm; Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả. Do vậy, trong trường hợp, tác giả đồng thời là chủ sở hữu tác phẩm kiến trúc thì được chuyển nhượng quyền tác giả theo quy định của pháp luật.

* Quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc

Điều 6. Căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ

1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Tác phẩm kiến trúc là đối tượng được bảo hộ quyền tác giả do đó, quyền tác giả đối với tác phẩm kiến trúc được bảo hộ ngay khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phụ thuộc vào việc đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 49 Luật Sở hữu trí tuệ, đăng ký quyền tác giả là việc tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả nộp đơn và hồ sơ kèm theo (gọi chung là đơn) cho Cục Bản quyền tác giả để ghi nhận các thông tin về tác giả, tác phẩm, chủ sở hữu quyền tác giả.

Đăng ký quyền tác giả không phải là thủ tục bắt buộc để được hưởng quyền tác giả. Việc đăng ký bảo hộ không phải là cơ sở xác lập quyền tác giả; tác phẩm dù có đăng ký hay không đăng ký quyền tác giả đều được hưởng sự bảo hộ như nhau. Tuy nhiên, việc đăng ký quyền tác giả lại cần thiết và rất có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền tác giả, đặc biệt trong việc chứng minh quyền tác giả khi có tranh chấp xảy ra.

Điều 27. Thời hạn bảo hộ quyền tác giả

1. Quyền nhân thân quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 19 của Luật này được bảo hộ vô thời hạn.

2. Quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 và quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này có thời hạn bảo hộ như sau:

a) Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm điện ảnh, tác phẩm sân khấu được định hình, nếu tác phẩm chưa được công bố thì thời hạn được tính từ khi tác phẩm được định hình; đối với tác phẩm khuyết danh, khi các thông tin về tác giả được xuất hiện thì thời hạn bảo hộ được tính theo quy định tại điểm b khoản này;

b) Tác phẩm không thuộc loại hình quy định tại điểm a khoản này có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và năm mươi năm tiếp theo năm tác giả chết; trong trường hợp tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;

c) Thời hạn bảo hộ quy định tại điểm a và điểm b khoản này chấm dứt vào thời điểm 24 giờ ngày 31 tháng 12 của năm chấm dứt thời hạn bảo hộ quyền tác giả.

Pháp luật cũng quy định cụ thể các hình thức bảo vệ quyền tác giả đối với tác phẩm được bảo hộ tại Nghị định 100/2006/NĐ-CP như sau:

Điều 43. Quyền tự bảo vệ

1. Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan quy định tại điểm a khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ là việc các chủ thể quyền đưa các thông tin quản lý quyền gắn với bản gốc hoặc bản sao tác phẩm, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng; đưa thông tin quản lý quyền xuất hiện cùng với việc truyền đạt tác phẩm tới công chúng nhằm xác định tác phẩm, tác giả của tác phẩm, chủ sở hữu quyền, thông tin về thời hạn, điều kiện sử dụng tác phẩm và mọi số liệu hoặc mã, ký hiệu thể hiện thông tin đó để bảo vệ quyền tác giả, quyền liên quan. Đồng thời các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp công nghệ để bảo vệ các thông tin quản lý quyền, ngăn chặn các hành vi tiếp cận tác phẩm, khai thác bất hợp pháp quyền sở hữu của mình theo quy định của pháp luật.

2. Các chủ thể quyền có thể áp dụng các biện pháp khác quy định tại khoản 1 Điều 198 của Luật Sở hữu trí tuệ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Điều 44. Quyền khởi kiện dân sự về quyền tác giả, quyền liên quan

1. Các chủ thể quyền sau đây có quyền khởi kiện tại Toà án có thẩm quyền để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan:

a) Tác giả;

b) Chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;

c) Người thừa kế hợp pháp của tác giả hoặc của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;

d) Cá nhân, tổ chức được chuyển giao quyền của chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan;

đ) Cá nhân, tổ chức sử dụng tác phẩm theo hợp đồng;

e) Người biểu diễn;

g) Nhà sản xuất bản ghi âm, ghi hình;

h) Tổ chức phát sóng;

i) Tổ chức đại diện tập thể quyền tác giả, quyền liên quan được ủy thác quyền;

k) Các chủ thể quyền khác theo quy định của pháp luật.

2. Cơ quan nhà nước, tổ chức liên quan trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có quyền khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Toà án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan.

Điều 45. Khiếu nại, tố cáo liên quan đến đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

1. Những người sau đây có quyền nộp đơn khiếu nại, tố cáo :

a) Tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan, tổ chức, cá nhân được ủy quyền có quyền khiếu nại việc cấp, cấp lại, đổi, huỷ bỏ Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan;

b) Bất kỳ người thứ ba nào cũng có quyền tố cáo về việc cấp Giấy chứng nhận đăng ký quyền tác giả, Giấy chứng nhận đăng ký quyền liên quan….

Trân trọng./.

Bộ phận luật sư Sở hữu trí tuệ –  

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *