Tội đe dọa giết người theo quy định mới của Bộ luật hình sự

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hành vi đe dọa giết người có thể cấu thành tội đe dọa giết người theo quy định mới nhất của bộ luật hình sự năm 2015 (bộ luật hình sự sửa đổi, bổ sung năm 2017). xin giấy phép phân tích và giải tích các vấn đề pháp lý liên quan đến tội danh trên theo quy định của pháp luật hiện nay:

Mục lục bài viết

1. Tội đe dọa giết người theo pháp luật hình sự

Điều 133 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội đe dọa giết người, thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ 0899456055 để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp:

– Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

+ Đối với 02 người trở lên;

+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+ Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;

+ Đối với người dưới 16 tuổi;

+ Để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội phạm khác.

Tội đe dọa giết người theo luật hình sự

PHÂN TÍCH ĐIỀU 133 VỀ TỘI ĐE DỌA GIẾT NGƯỜI:

Căn cứ quy định tại Điều 133 (BLHS), thì đe dọa giết người bị coi là tội phạm là hành vi đe dọa giết người mà hành vi đó có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Người bị coi là phạm tội là người có hành vi thể hiện sẽ tước đoạt tính mạng người khác. Hành vi này có thể là lời đe dọa với những hình thức khác nhau qua điện thoại, thư từ…hoặc có thể là những cử chỉ, việc làm cụ thể gián tiếp thể hiện sự đe dọa như đi tìm công cụ, phương tiện…

Hành vi đe dọa phải gây ra cho người bị đe dọa tâm lý lo sợ một cách có căn cứ là hành vi giết người sẽ xảy ra. Hành vi đe dọa giết người chỉ cấu thành tội phạm khi hành vi đó đã làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện. Như vậy, trường hợp một người nhiều lần nhắn tin, đe dọa người khác để đòi tiền chỉ có thể bị coi là phạm tội đe dọa giết người nếu nội dung của tin nhắn có việc dọa giết, đồng thời nội dung và phương thức nhắn tin phải làm cho người bị đe dọa thực sự lo sợ một cách có căn cứ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện.

Hành vi đe dọa giết người sẽ không cấu thành tội này khi hành vi đó cùng với những mục đích nhất định cấu thành tội khác. Ví dụ: Đe dọa giết người nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản cấu thành tội cướp tài sản.

Để đánh giá người bị đe dọa có phải ở trong tình trạng tâm lý như vậy hay không cần phải dựa vào những tình tiết sau: Nội dung và hình thức đe dọa; thời gian, địa điểm cũng như hoàn cảnh cụ thể khi hành vi đe dọa xảy ra; tương quan giữa bên đe dọa và bên bị đe dọa; thái độ và những xử sự cụ thể của người bị đe dọa sau khi bị đe dọa…

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình có thể gây ra sự lo sợ cho người khác, có thể dẫn đến hậu quả như lời đe dọa nhưng vẫn thực hiện hành vi đó.

Tội phạm này xâm phạm đến quyền được sống, quyền được tôn trọng và bảo vệ tính mạng. Tội đe dọa giết người được coi là tội phạm ít nghiệm trọng, do đó khung hình phạt cơ bản của tội này có mức phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; phạt từ từ 06 tháng đến 03 năm. Đối với trường hợp phạm tội có một trong những tình tiết tăng nặng như: Đe dọa giết nhiều người; đe dọa giết người thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của họ; đe dọa giết trẻ em; đe dọa giết người để che giấu hoặc trốn tránh việc bị xử lý về một tội khác thì bị coi là tội phạm nghiêm trọng, bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Người phạm tội có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự và từ đủ 16 tuổi trở lên. Tuy nhiên, người chưa thành niên phạm tội này có thể được miễn trách nhiệm hình sự đối với tội này, nếu gây hại không lớn, có nhiều tình tiết giảm nhẹ và được gia đình hoặc cơ quan, tổ chức nhận giám sát, giáo dục.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

2. Bị đe dọa tính mạng phải làm gì?

Xin giấy phép giải đáp thắc mắc về cách xử lý khi bị đe dọa tính mạng người khác theo luật hình sự:

Tội đe dọa giết người theo luật hình sự

, gọi:

Trả lời:

Hồ sơ khởi kiện khi bị đe dọa về tính mạng gồm:

– Đơn khởi kiện (Mẫu đơn)

– Các giấy tờ liên quan đến vụ kiện ( giấy tờ sở hữu nhà, đất, hợp đồng liên quan…)

– Đối với cá nhân: Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu (bản sao có công chứng).

– Đối với pháp nhân: Giấy tờ về tư cách pháp lý của người khởi kiện, của các đương sự và người có liên quan khác như: giấy phép, quyết định thành lập doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; điều lệ hoạt động, quyết định bổ nhiệm hoặc ủy quyền đại diện doanh nghiệp (bản sao có công chứng).

– Bản kê các giấy tờ nộp kèm theo đơn kiện (ghi rõ số bản chính, bản sao).

Lưu ý: Các giấy tờ nêu trên là văn bản, giấy tờ tiếng nước ngoài đều phải được dịch sang tiếng Việt Nam. Do cơ quan, tổ chức có chức năng dịch thuật, kèm theo bản gốc.

Mức xử phạt vi phạm hành chính, căn cứ :

“Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;”

tại Điều 592 quy định về thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm như sau:

“1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;

c) Thiệt hại khác do luật quy định.

2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.”

Bộ phận luật sư Hình sự hướng dẫn giải quyết các vấn đề cụ thể sau:

Thưa luật sư, tôi có người em gái đang yêu người bạn trai gần 3 năm, bạn trai ấy ham chơi, không lo lắng cho tương lai. Vì sợ em mình khổ nên tôi đã nhắn tin khuyên bảo em gái mình. Vô tình những tin nhắn này bị người bạn trai đọc được. Bây giờ, người bạn trai đó của em gái tôi hăm dọa đến tính mạng vợ chồng tôi. Giờ tôi nên làm gì? Xin cảm ơn luật sư đã tư vấn!

>> Căn cứ Điều 133 quy định về Tội đe dọa giết người, giờ bạn cần chụp ảnh lại những tin nhắn đe dọa đó, có số điện thoại và nội dung rõ ràng, bạn làm đơn tố cáo lên cơ quan công an hoặc khởi kiện lên Tòa án về tội đe dọa giết người của người bạn trai đó.

Thưa luật sư, tôi hiện đang có người yêu. Trước đây, tôi có qua lại với anh K. Và có nhắn tin nhạy cảm với anh. Hiện tôi có người yêu và chấm dứt với anh lâu rồi. Mới đây anh đòi gặp tôi. Gạ gẫm nhưng tôi không chịu và anh đã nói sẽ phát tán những tin nhắn nhạy cảm đó để phá vỡ hạnh phúc và bôi nhọ danh phẩm tôi. Tôi phải làm thế nào ạ? Có kiện được không ạ? Xin cảm ơn!

=> Bạn có thể khởi kiện được. Tuy nhiên, vì anh ấy chưa có hành vi phát tán những tin nhắn đó ra ngoài nên bạn có thể khởi kiện anh ta với hành vi xâm phạm tinh thần của bạn.

Thưa luật sư, khi có tin nhắn vào điện thoại hăm dọa tôi và có những lời nói xem như không có trình độ, xin luật sư cho ý kiến tôi phải làm như thế nào, vì con ngươi này hung dữ, quen thành phần cho vay nặng lãi và chửi bới vô cớ trong khi tôi đang kinh doanh cửa hàng nhỏ? Xin cảm ơn!

Thưa luật sư, em đang bị bạn trai cũ dọa đăng clip nóng của em lên youtube, anh ta đưa ra điều kiện là mỗi ngày phải gửi cho anh ta 200.000 đồng tiền card và 10 tấm hình khỏa thân của em thì anh ta sẽ không đăng clip lên youtube. Em không đồng ý thì anh ta sẽ đăng lên ngay tức khắc. Em nên làm như thế nào? Xin cảm ơn!

=> Bạn có thể làm đơn tố cáo lên cơ quan công an cùng với bằng chứng là băng ghi âm, ghi hình những lời nói đó và ảnh chụp nhũng tin nhắn, số điện thoại nhưng tin nhắn đe dọa của người này để cơ quan công an tiến hành điều tra và giải quyết vấn đề.

Thưa luật sư, em có chơi facebook được gần 07 năm, vào thời gian gần đây bạn cũ của em đã vô tình biết pass và đăng nhập vào rồi đổi tất cả thông tin trên trang cá nhân của em xem thông tin, hình ảnh… đổi email đăng nhập, và đổi cả email liên hệ của em, bây giờ em không thể vào mail được nữa, tự ý tung ảnh, hâm dọa là sẽ làm nhiều chiêu trò để em không thể công tác… nhờ luật sư tư vấn giúp em trường hợp này như thế nào? Em xin cảm ơn!

>> Theo điểm g khoản 3 Điều 66 quy định:

“3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

g) Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;”

Lúc này, bạn có thể trình báo với cơ quan công an về hành vi của người đó để cơ quan công an tiến hành xử phạt vi phạm hành chính với người đó.

Thưa luật sư, em và bạn gái có tình cảm, chúng em có quan hệ với nhau, em có chụp hình lại. Khi em níu kéo cô ấy và có dọa sẽ cho gia đình biết. Và thời gian sau em có gửi cho cháu cô ấy xem hình và bạn trai mới, em có đăng lên trang facebook người bạn trai cô ấy nhưng không gây ra hậu quả gì, cho đến khi em bán điện thoại mà trong đó có tài khoản mirosfor. Em nghĩ ban trai cô ấy hay người mua lại chiếc điện thoại đó và gửi cho bạn trong công ty nơi cô ấy làm việc. Mọi chuyện làm gia đình xấu hổ với hàng xóm. Nếu thưa ra tòa em sẽ bị tội gì? Em và cô ấy năm nay đều 20 tuổi. Em xin cảm ơn!

=> Bạn và cô ấy năm nay đều đủ 20 tuổi là tuổi đủ năng lực hành vi dân sự. Nếu bạn với cô ấy quan hệ khi 2 người chưa đủ 16 tuổi sẽ phạm tội giao cấu với trẻ em. Nếu không có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác;” và phải bồi thường vì xâm phạm đến danh dự, nhân phẩm, tinh thần của cô gái đps và những người xung quanh như đã được phân tích ở các bài viết ở trên.

3. Tố cáo hành vi đe dọa tính mạng?

Xin chào Công ty Xin giấy phép ! Tôi tên là L.N.T hiện đang sinh sống và làm việc tại Huế. Hôm nay, tôi viết thư gửi cho Công ty Xin giấy phép để xin nhờ tư vấn cho tôi về nội dung: “Tố cáo hành vi đe dọa tính mạng, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân tôi “. Tôi xin tường trình một số chi tiết chính của sự việc như sau:

Vào khoảng 14 giờ 15 phút ngày 30 tháng 12 năm 2018 một số thanh niên trong xóm tôi tập trung, bày một bàn nhậu ở đường xóm trước cổng vào nhà tôi. Đến khoảng 17 giờ 30 phút thì nhóm chuẩn bị nghỉ. Trong nhóm nhậu có L.N.Th (Cu Anh) là cháu ruột của tôi trước đó có vào nhà lấy ly và chén đũa ra để dùng, mẹ tôi vì sợ thất lạc ly chén nên đã ra dọn dẹp. Tôi thấy các anh em còn lại ở bàn nhậu đều nhỏ hơn tôi từ 5 đến 15 tuổi, trong lúc đó mẹ tôi đã già 75 tuổi bệnh tật, đau ốm mà phải cặm cụi thu dọn, tôi đứng phía trong cổng gần đó thấy đau lòng nên nói cháu và mẹ tôi rằng: “Cu Anh coi dẹp dọn đi, mẹ để nó dẹp, nó đem ra nhậu được thì nó tự dẹp được”. Lúc đó, từ bàn nhậu L.N.H (Đờn) bỏ đi vào nhà, còn L.N.C (Em ruột của Đờn) đứng dậy chỉ tay vào tôi chửi tục và nói: “mày là thằng ngạo” rồi cầm lên hai chai bia trong tay, một tay dang lên đe dọa: “mày giỏi thì bước ra đường đi”. Tôi không dám đi ra, một lúc sau tôi đi vào nhà định lấy xe máy chạy lên nhà riêng của tôi ở cách đó khoảng 6km cho êm chuyện thì bất ngờ tên C nhảy hàng rào sang trong tay cầm thêm một con dao đuổi theo rất gần sau lưng tôi đưa dao lên về phía tôi và hô “tau giết mày, tau chặt mày” nhiều lần. Tôi khiếp sợ và hoảng loạn nên chạy vào nhà, chạy vòng ra sân kêu cứu.

Trong lúc đó tên Đờn cũng cầm thêm một cậy gậy chạy sang, cả hai anh em đuổi theo tôi để gây án dưới sự kêu cứu và ngăn cản của nhiều người, tên C bị ngã ở vườn rau nhà tôi và rơi con dao ở đó, sau đó bà Cơ mẹ của C đã qua tìm con dao về. Tôi khiếp sợ quá nên đã cố chạy ra khỏi nhà mình đến nhà ông H ở trong xóm trốn mong bảo vệ tính mạng. Trốn ở đó khoảng 15 phút, thấy yên tĩnh nên tôi định về nhà lấy xe máy để lên nhà riêng. Đang đi về nhà thì bất ngờ tên Đờn cầm một cậy gậy to bằng cổ tay dài khoảng 0,5m ở phía cổng nhà tôi chạy đến đánh tôi nhiều lần nhưng không trúng, bên trong sân nhà tôi tên C cũng cầm một cái mác bằng sắt đợi tôi về, thấy vậy chạy lao ra, nhiều người la hét và tôi lại bỏ chạy. T trong nhóm nhậu đó thấy vậy ngăn cản C và đã bị thương ở chân. Tôi bị truy đuổi và thấy rất nguy hiểm tính mạng nên không dám về nhà mình mà trốn sang nhà ông Ch ở xóm sau. Nhìn ra thấy hai anh em Đờn đứng đợi để đánh tôi ở xóm sau, một lúc không thấy tôi trở về nên đã bỏ đi. Tên Đờn về lấy xe máy chạy quanh các xóm gần đó tìm tôi để đánh nhưng không thấy. Đến lúc 18 giờ 06 phút, trời đã gần tối, tôi thấy nguy cơ bị đánh lén trên đường về nhà rất nguy hiểm nên đã tìm cách báo với Công an địa phương đến hỗ trợ. Sau đó thôn đã kịp thời đến đưa tôi về nhà. Lúc này tôi muốn đưa vợ và hai con nhỏ trở lại nhà riêng của mình nhưng nhìn ra đường xóm thì lại thấy tên Đờn mặc quần đùi ở trần vẫn đi lại như đang đợi tôi. Tôi vội gọi anh Công an thôn và anh đã đưa tôi đi ra khỏi vùng nguy hiểm để về nhà riêng an toàn. Sự việc trên xảy ra được nhiều người trong xóm chứng kiến và ngăn cản.

Nay tôi muốn xin nhờ Công ty Xin giấy phép tư vấn cho tôi có thể viết nào, gửi cơ quan chức năng nào can thiệp giải quyết giúp cho tôi? Tôi xin chân thành cảm ơn Công ty Xin giấy phép !

Trả lời:

Theo thông tin bạn cung cấp có thể thấy Đờn – C đã đủ các yếu tố cấu thành tội đe dọa giết người theo quy định tại Điều 133 :

“1. Người nào đe dọa giết người, nếu có căn cứ làm cho người bị đe dọa lo sợ rằng việc đe dọa này sẽ được thực hiện, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.”

Theo quy định tại Điều 144 quy định Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thì công dân có thể tố giác tội phạm với Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản.

Như vậy, bạn có thể gửi đơn tố giác về hành vi phạm tội của người bạn kia đến các cơ quan quy định tại Điều 144 , sau đó, các cơ quan chức năng sẽ có nhiệm vụ điều tra, truy tố, khởi tố vụ án hình sự theo quy định tại Điều 145 .

Như vậy, bạn có thể làm đơn tố giác Đờn về tội đe dọa giết người, mọi thủ tục tiếp theo các cơ quan chức năng sẽ có nhiệm vụ điểu tra, xác minh vụ việc, trong đơn tố giác bạn trình bày các hành vi đe dọa như trình bày ở trên một cách đầy đủ, căn cứ vào quy định pháp luật như trên, rõ ràng, không sai sự thật, có bằng chứng để chứng minh khi cần. Bạn có thể viết đơn tố cáo hành vi của Đờn và C với cơ quan chức năng theo mẫu sau: và nộp đơn đến cơ quan công an tại địa phương mình để yêu cầu giải quyết.

4. Xử phạt hành vi đe dọa tính mạng người khác như thế nào?

Chào luật sư tư vấn, hiện tại em đang đi làm ở xa nhưng ở quê có người đe dọa em nếu em về quê thì người đó sẽ đánh và dùng dao giết em khiến em không dám về quê. Lời đe dọa đó có vài người làm chứng. Cho em hỏi như vậy có đủ để em kiện người đó tội đe dọa tính mạng người khác không ạ? Và người đó sẽ bị xử phạt như thế nào ạ? Em xin chân thành cảm ơn !

Xử phạt hành vi đe dọa tính mạng người khác như thế nào ?

Trả lời:

Như thông tin bạn cung cấp, ở quê của bạn có một người đe dọa giết bạn, có một vài người làm chứng, và hành vi của người này làm cho bạn lo sợ không dám về địa phương nơi bạn đang cư trú. Căn cứ theo quy định tại Điều 133 , sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về Tội đe dọa giết người.

Theo đó, bạn có thể tố giác tội phạm người đe dọa giết bạn nếu bạn có đầy đủ căn cứ chứng minh rằng người kia đe dọa bạn có cơ sở, ví dụ có thể cầm dao đánh giết bạn bất cứ lúc nào bạn về quê, người kia từng có tiền án tiền sự về việc giết người hoặc có tính chất côn đồ, hay thuộc một băng nhóm xã hội đen,…Đồng thời, có nhiều người làm chứng chứng minh về việc người kia thực sự mục đích của họ là sẽ giết chết bạn nếu bạn về địa phương.

Hành vi đe dọa giết người có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với khung hình phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm theo khoản 1 Điều 133 Bộ Luật Hình sự, còn nếu hành vi đe dọa giết người có nhiều tình tiết tăng nặng hoặc có một trong các tình tiết thuộc khoản 2 Điều 133 Bộ Luật Hình sự thì khung hình phạt trong trường hợp này có thể bị phạt tù đến bảy năm.

5. Cần làm gì khi bị chồng đe dọa, đánh đập?

Thưa Luật sư, tôi và chồng lấy nhau được 21 năm nhưng không đăng ký kết hôn. Chúng tôi đã có 3 con gái và chúng tôi đã chia tay nhau 2 năm nay, do chồng tôi không chịu làm ăn, cờ bạc và đánh đập tôi, tôi sống ở nhà chị gái. Một tháng nay chồng tôi gọi điện để dọa và lên tận nhà chị tôi, đánh 2 chị em. Xin luật sư cho tôi lời khuyên nên giải quyết việc này như thế nào ạ? Tôi xin chân thành cảm ơn !

Cần làm gì khi bị chồng đe dọa, đánh đập ?

Trả lời:

Tại Khoản 1 Điều 9 quy định về đăng ký kết hôn như sau:

“Việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện theo quy định của Luật này và pháp luật về hộ tịch.

Việc kết hôn không được đăng ký theo quy định tại khoản này thì không có giá trị pháp lý.”

Trong trường hợp của bạn và chồng bạn không có giấy đăng ký kết hôn mà chỉ tổ chức kết hôn. Theo quy định trên thì việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan đăng ký kết hôn thực hiện; nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng thì không được pháp luật công nhận là vợ chồng.

Như vậy, nếu bạn có đơn khởi kiện ly hôn ra Tòa án để chấm dứt quan hệ hôn nhân, chấm dứt việc bạn bị chồng đe dọa thì Tòa án chỉ giải quyết vấn đề về tranh chấp tài sản và nuôi con (nếu có), Tòa án không công nhận là vợ chồng.

Nếu người chồng có hành vi đe dọa chửi bới bạn có thể trình báo đến chính quyền để đề nghị xử lý người kia về hành vi có lời nói thô tục xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm của bạn theo Điều 155 , sửa đổi, bổ sung năm 2017:

Điều 155. Tội làm nhục người khác

1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.”

Với sự chứng kiến của nhiều người, bạn có đủ chứng cứ cho hành vi không đúng của người chồng (chưa đăng ký kết hôn). Bạn có thể tố giác hành vi này lên cơ quan công an, chính quyền địa phương.

Người chồng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với hành vi cố ý cho người khác theo Điều 134 :

“1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

…”

Nếu trong trường hợp, bạn bị thương tật dưới 11% và không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều này thì chị bạn sẽ chỉ bị xử phạt hành chính. Theo khoản 3 Điều 5 quy định:

“3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Tàng trữ, cất giấu trong người, đồ vật, phương tiện giao thông các loại dao, búa, các loại công cụ, phương tiện khác thường dùng trong lao động, sinh hoạt hàng ngày nhằm mục đích gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích cho người khác;

b) Lôi kéo hoặc kích động người khác gây rối, làm mất trật tự công cộng;

c) Thuê hoặc lôi kéo người khác đánh nhau;

d) Gây rối trật tự tại phiên tòa, nơi thi hành án hoặc có hành vi khác gây trở ngại cho hoạt động xét xử, thi hành án;

đ) Gây rối trật tự tại nơi tổ chức thi hành quyết định cưỡng chế;

e) Xâm hại hoặc thuê người khác xâm hại đến sức khỏe của người khác;…”

6. Tư vấn cách xử lý hành vi đe dọa đòi tiền?

Thưa luật sư! Tôi và cô ấy đều có gia đình, cách đây hơn 01 tháng do thường xuyên gặp nhau nên chúng tôi có nảy sinh tình cảm. Sau đó, chúng tôi có hẹn nhau vào nhà nghỉ và bị chồng cô ấy bắt gặp. Sau đó, chồng cô ấy yêu cầu tôi nếu muốn giữ im lặng thì phải đưa cho anh ấy 20 triệu đồng, anh ấy liên tục nhắn tin, gọi điện đe dọa đòi tiền. Luật sư cho tôi và anh ấy có vi phạm pháp luật hay không? Nếu vi phạm thì xử lý thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tư vấn cách xử lý hành vi đe dọa đòi tiền ?

Trả lời:

quy định về các điều cấm trong hôn nhân như sau:

“2. Cấm các hành vi sau đây:

a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;

b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;

c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;

d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;

đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;

e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;

g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;

h) Bạo lực gia đình;

i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.”

Theo đó pháp luật chỉ nghiêm cấm người đang có vợ có chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác, còn đối với hành vi quan hệ lén lút của bạn thì pháp luật chưa có quy định về hình phạt đối với trường hợp này, theo đó bạn không có nghĩa vụ phải bồi thường cho chồng của phía bên kia. Đối với hành vi đòi bồi thường và đe dọa uy hiếp bạn như vậy thì anh chồng kia có thể phạm phải tội cưỡng đoạt tài sản được quy định trong tại Điều 170 như sau:

“1. Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu hoặc người không có khả năng tự vệ;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

e) Tái phạm nguy hiểm.

…”

Bạn có thể làm một đơn tố cáo hành vi này đến cơ quan có thẩm quyền bao gồm các cơ quan sau: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án hoặc với các cơ quan khác, tổ chức. Nếu tố giác bằng miệng thì cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản và có chữ ký của người tố giác. Cơ quan, tổ chức khi phát hiện hoặc nhận được tố giác của công dân phải báo tin ngay về tội phạm cho Cơ quan điều tra bằng văn bản. Theo đó, bạn có thể làm đơn tố cáo gửi đến cơ quan công an, viện kiểm soát hoặc tòa án nơi chị đang cư trú về hành vi này.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Pháp luật Hình sự – Minh Khuê

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *