Trình tự xử lý kỷ luật đối với giáo viên vi phạm nội quy nhà trường

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Theo quy định pháp luật, giáo viên có hành vi phạm kỷ luật về công tác chuyên môn, đạo đức nhà giáo, gây ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của nhà trường sẽ bị xử lý như với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>>

Chào Luật sư, đơn vị tôi là trường trung học cơ sở. Vừa qua nhà trường xảy ra sự việc hai giáo viên do xích mích, mâu thuẫn cá nhân nên đã xảy ra xô xát, đánh nhau tại trường học. Sự việc này nhà trường đã lập biên bản sự việc và đang chờ em xét xử lý. Mong Luật sư tư vấn cho tôi sụ việc này nhà trường nên giải quyết như thế nào, có xử lý kỷ luật đối với 2 giáo viên này được hay không?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nhà giáo

– Nghị định 27/2012/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật viên chức và trách nhiệm bồi thường, hoàn trả của viên chức

2. :

Thứ nhất, có xử lý kỷ luật đối với viên chức khi có hành vi gây gổ đánh nhau trong trường hay không?

Căn cứ Điều 6 Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT quy định về đạo đức nhà giáo nêu rõ: nhà giáo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân phải đáp ứng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong phù hợp. Theo đó, giáo viên không được thực hiện những việc sau:

1. Không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để thực hiện hành vi trái pháp luật, quy chế, quy định; không gây khó khăn, phiền hà đối với người học và nhân dân.

2. Không gian lận, thiếu trung thực trong học tập, nghiên cứu khoa học và thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục.

3. Không trù dập, chèn ép và có thái độ thiên vị, phân biệt đối xử, thành kiến người học; không tiếp tay, bao che cho những hành vi tiêu cực trong giảng dạy, học tập, rèn luyện của người học và đồng nghiệp.

4. Không xâm phạm thân thể, , nhân phẩm của người học, đồng nghiệp, người khác. Không làm ảnh hưởng đến công việc, sinh hoạt của đồng nghiệp và người khác.

5. Không tổ chức dạy thêm, học thêm trái với quy định.

6. Không hút thuốc lá, uống rượu, bia trong công sở, trong trường học và nơi không được phép hoặc khi thi hành nhiệm vụ giảng dạy và tham gia các hoạt động giáo dục của nhà trường.

7. Không sử dụng điện thoại di động và làm việc riêng trong các cuộc họp, trong khi lên lớp, học tập, coi thi, chấm thi.

8. Không gây bè phái, cục bộ địa phương, làm mất đoàn kết trong tập thể và trong sinh hoạt tại cộng đồng.

9. Không được sử dụng bục giảng làm nơi tuyên truyền, phổ biến những nội dung trái với quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước.

10. Không trốn tránh trách nhiệm, thoái thác nhiệm vụ, tự ý bỏ việc; không đi muộn về sớm, bỏ giờ, bỏ buổi dạy, cắt xén, dồn ép chương trình, vi phạm quy chế chuyên môn làm ảnh hưởng đến kỷ cương, nề nếp của nhà trường.

11. Không tổ chức, tham gia các hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội như: cờ bạc, mại dâm, ma túy, mê tín, dị đoan; không sử dụng, lưu giữ, truyền bá văn hóa phẩm đồi trụy, độc hại.

Như vậy, hai giáo viên công tác tại trường học của bạn là viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập, đồng thời là nhà giáo nên phải tuân thủ các quy định về những điều viên chức không được làm cũng như những điều nhà giáo không được làm quy định tại Điều 19 Luật viên chức 2010 và Điều 6 Quyết định 16/2008/QĐ-BGDĐT. Nếu 2 giáo viên này vi phạm quy định về phẩm chất đạo đức, vi phạm quy chế của nhà trường thì sẽ bị xử lý kỷ luật.

Thứ hai, trình tự xử lý kỷ luật đối với viên chức có hành vi vi phạm

Căn cứ Nghị định 27/2012/NĐ- CP quy định thì việc xử lý kỷ luật đối với viên chức được quy định như sau:

Bước 1:

– Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp yêu cầu viên chức có hành vi vi phạm pháp luật phải làm bản tự kiểm điểm và tự nhận hình thức kỷ luật.

Người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập quản lý viên chức tổ chức cuộc họp để viên chức có hành vi vi phạm pháp luật tự kiểm điểm và nhận thức kỷ luật. Trường hợp viên chức có hành vi vi phạm pháp luật không làm bản kiểm điểm thì cuộc họp kiểm điểm viên chức vi phạm vẫn được tiến hành.

Bước 2:

– Thành lập Hội đồng kỷ luật của đơn vị theo quy định tại Điều 16, 17 Nghị định 27/2012/NĐ-CP

– Tổ chức họp Hội đồng kỷ luật của đơn vị, xem xét, đề xuất hình thức kỷ luật viên chức và lao động hợp đồng theo Điều 18 Nghị định 27/2012/NĐ-CP

– Thủ trưởng đơn vị ban hành quyết định kỷ luật:

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc cuộc họp, Hội đồng kỷ luật phải có kiến nghị việc xử lý kỷ luật bằng văn bản (kèm theo biên bản họp Hội đồng kỷ luật và hồ sơ xử lý kỷ luật) gửi người đứng đầu đơn vị sự nghiệp công lập.

Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản kiến nghị của Hội đồng kỷ luật, người đứng đầu đơn vị ra quyết định kỷ luật hoặc kết luận viên chức không vi phạm pháp luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

Bước 3: Lưu trữ hồ sơ kỷ luật trong hồ sơ viên chức, lao động hợp đồng; ghi hình thức kỷ luật vào lý lịch viên chức, lao động hợp đồng.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *