Trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc thẩm định sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép giới thiệu một số quy định pháp lý về “Trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc thẩm định sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh” để quý khách hàng tham khảo:

Trách nhiệm của Sở Tư pháp trong việc thẩm định sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

 

Sự cần thiết của việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở địa phương phải xuất phát từ hai khía cạnh: khía cạnh pháp lý và khía cạnh thực tế. Với khía cạnh pháp lý : văn bản quy phạm pháp luật của địa phương xuất phát từ việc nhằm đảm bảo thi hành Hiến pháp, luật, văn bản của cơ quan nhà nước cấp trên; đối với văn bản quy phạm pháp luật của Ủy ban nhân dân còn phải xuất phát từ việc thi hành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp. Với khía cạnh thực tế, văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân ban hành phải xuất phát từ kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, ngân sách, quốc phòng, an ninh của địa phương; quyết định những biện pháp nhằm ổn định và nâng cao đời sống của nhân dân địa phương; những chủ trương, biện pháp có tính chất đặc thù phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế xã hội của địa phương; văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân ban hành để thực hiện chức năng quản lý nhà nước ở địa phương và thực hiện các chính sách khác trên địa bàn.

Ví dụ: Điều 3 Quyết định số 58/2009/QĐ-UB ngày 30/3/2009 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà nội quy định về hạn mức giao đất ở mới, hạn mức công nhận đất ở đối với thửa đất có vườn, ao trong khu dân cư, kích thước, diện tích ở tối thiểu được tách thửa cho hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn thành phố, quy định: “Thửa đất được hình thành từ việc tách thửa và thửa còn lại sau khi tách thửa nếu đảm bảo các điều kiện sau thì được cấp giấy chứng nhận: có chiều rộng mặt tiền vag chiều sâu so với chỉ giới xây dựng từ 3m trở lên; có diện tích nhỏ hơn 30m2”. Đây là cơ sở pháp lý để Ủy ban nhân dân thành phố hạn chế tình trạng nhà siêu nhỏ, siêu mỏng trên địa bàn Hà Nội, gây mất mỹ quan cho Thủ đô. Theo báo cáo thẩm định số 482/STP-VBQP ngày 17/11/2008 của Sở Tư pháp thành phố Hà nội, văn bản quy phạm pháp luật này rất cần thiết ban hành để giải quyết tình trạng nêu trên, phù hợp với xu thế phát triển của Thủ đô. Tuy nhiên, Luật đất đai lại không quy định sự hạn chế diện tích trong việc .

Trong tiêu chí về sự cần thiết ban hành văn bản quy phạm pháp luật Quyết định số 1598/QĐ-BTP quy định sự cần thiết ban hành. Cho nên mặc dù có lý do xác đáng về việc ban hành văn bản nhưng qua việc xem xét, đánh giá cho thấy các quy định của văn bản không phải là biện pháp phù hợp để giải quyết vấn đề, hoặc giải quyết được vấn đề nhưng sẽ tác động tiêu cực đến sự phát triển kinh tế xã hội, thì việc ban hành văn bản cũng là không cần thiết. Theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội còn có thể ảnh hưởng đến quyền tài sản, quyền có nhà ở của công dân, khi họ không có khả năng tài chính để có thể có được quyền sử dụng diện tích đất lớn hơn và quỹ nhà ở của thành phố cũng không thể  thảo mãn được nhu cầu giải phóng mặt bằng tái định cư, rồi vấn đề chia tách mảnh đất để thực hiện quyền thừa kế. Vì thế sau một thời gian thực hiện Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đang xem xét sửa đổi quy định này nếu báo cáo thẩm định đánh giá được những thực tế như vậy, thì văn bản nêu trên đã không được ban hành.

Kể từ khi Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân  và Ủy ban nhân dân được ban hành thì thẩm định là một khâu bắt buộc trong hoạt động xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân  và Ủy ban nhân dân. Trách nhiệm thẩm định được giao cho cơ quan tư pháp thực hiện. Cụ thể là Sở Tư pháp có chức chức năng thẩm định dự thảo Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh do Ủy ban nhân dân cùng cấp trình, dự thảo quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

Xác định trách nhiệm của chủ thể trong quá trình xây dựng, ban hành, văn bản quy phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý chủ thể thự hiện thẩm định là vấn đề hết sức quan trọng. Bởi vì đối với văn bản được ban hành vi phạm pháp chế, khi thực hiện sẽ gây thiệt hại cho đối tượng áp dụng. Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân 2004 tuy có quy định về trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhưng lại không quy định biện pháp bảo đảm thực hiện.

Tại điều 34 Nghị định số 40/NĐ-CP ngày 12/4/2010 của Chính phủ về việc kiểm tra xử lý văn bản quy phạm pháp luật quy định trách nhiệm của cơ quan, người thẩm định: “Cán bộ, công chức trong quá trình tham mưu soạn thảo, thẩm định, thẩm tra, thông qua văn bản có nội dung trái pháp luật, tùy theo tính chất, mức độ lỗi và nội dung trái pháp luật của văn bản, phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật về kỷ luật cán bộ, công chức”. Tuy nhiên trên thực tế rất khó xác định yếu tối có lỗi với hậu quả văn bản có nội dung trái pháp luật. Trách nhiệm pháp lý được đặt ra với ai: chuyên viên phụ trách, trưởng phòng hay giám đốc, phó giám đốc ký văn bản đó.

Áp lực công việc và thời gian thẩm định là yếu tố cần chú ý khi xem xét trách nhiệm pháp lý. Chẳng hạn, năm 2010 phòng văn bản pháp quy – Sở Tư pháp Hà Nội thẩm định gần 200 dự thảo văn bản quy phạm phap luật. Một công chức được giao thẩm định nhiều dự thảo văn bản thuộc các lĩnh vực chuyên ngành khác nhau. Trách nhiệm pháp lý là yêu cầu để họ thực hiện tốt công việc nhưng cũng có thể tạo ra tâm lý đùn đẩy, né tránh những dự thải văn bản phức tạp, hoặc đề xuất lấy ý kiến tập thể để quy trách nhiệm tập thể, làm ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng của công tác thẩm định. Mặt khác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật là một quá trình có sự liên kết chặt chẽ giữa các giai đoạn như lập chương trình, soạn thảo, thẩm tra, thẩm định, thảo luận, thông qua, công bố văn bản. Ví dụ cơ quan soạn thảo không thuyết trình dự thảo khi cơ quan thẩm định yêu cầu, không nghiên cứu tiếp thu ý kiến thẩm định hoặc cơ quan ban hành không xem xét báo cáo thẩm định trước khi ban hành văn bản.

Trân trọng!

Bộ phận hành chính – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *