Trách nhiệm của công ty khi nợ lương, không đóng bhxh cho người lao động?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chào luật sư, tôi có làm thư ký giám đốc ở một công ty xây dựng được 14 tháng thì sau đó tôi viết đơn xin nghỉ việc, nhưng công ty vẫn còn nợ tôi 4 tháng tiền lương tương ứng với 90 triệu đồng, lúc đầu thì công ty có ký với tôi hợp đồng thử việc là 2 tháng

sau đó một thời gian tôi làm việc ở công ty không có hợp đồng,rồi công ty mới ký tiếp một hợp đồng xác định thời hạn với tôi, trong lúc làm ở công ty tôi cũng không được công ty đóng bhxh cho mình cũng không trích tiền đóng bhxh từ tiền lương tôi, Cho tôi hỏi làm cách nào để tôi đòi được tiền lương từ phía công ty, và yêu cầu công ty đóng bảo hiểm cho tôi? Trân trọng cảm ơn.

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi yêu cầu tư vấn đến Công ty Xin giấy phép của chúng tôi, trường hợp của bạn được tư vấn như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

2. Chuyên viên tư vấn:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bạn cần xác định rõ một số nội dung sau để giải quyết vấn đề của mình:

Thứ nhất, trách nhiệm trả lương của người sử dụng lao động và chế tài khi không trả lương hoặc trả lương chậm cho người lao động:

Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động. Các nội dung chủ yếu mà cần phải có:

a) Tên và địa chỉ người sử dụng lao động hoặc của người đại diện hợp pháp;

b) Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ hợp pháp khác của người lao động;

c) Công việc và địa điểm làm việc;

d) Thời hạn của hợp đồng lao động;

đ) Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác;

e) Chế độ nâng bậc, nâng lương;

g) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;

h) Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động;

i) Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế;

k) Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

Như vậy trên cơ sở nội dung hợp đồng lao động hai bên ký kết với nhau ban đầu thì bên người sử dụng lao động có trách nhiệm trả lương cho người lao động của mình đầy đủ và đúng thời hạn đã được thỏa thuận cố định trong hợp đồng lao động. Trừ trường hợp đặc biệt không thể trả lương đúng thời hạn thì không được chậm quá 01 tháng và người sử dụng lao động phải trả thêm cho người lao động một khoản tiền ít nhất bằng lãi suất huy động tiền gửi do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm trả lương.

Công ty bạn sẽ phải chịu trách nhiệm về việc không trả lương bạn đúng theo thời hạn đã thỏa thuận theo quy định tại Điều 13 Nghị định 95/2013/NĐ-CP như sau:

3. Phạt tiền người sử dụng lao động có một trong các hành vi: Trả lương không đúng hạn theo quy định tại Điều 96 của Bộ luật lao động; trả lương thấp hơn mức quy định tại thang lương, bảng lương đã gửi cho cơ quan quản lý nhà nước về lao động cấp huyện; trả lương làm thêm giờ, làm việc ban đêm cho người lao động thấp hơn mức quy định tại Điều 97 của Bộ luật lao động; khấu trừ tiền lương của người lao động trái quy định tại Điều 101 của Bộ luật lao động; trả không đủ tiền lương ngừng việc cho người lao động theo quy định tại Điều 98 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:

a) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;

Việc công ty không trả lương là một hành vi vi phạm phạm luật lao động và đang xâm hại trực tiếp đến quyền lợi của người lao động nên để bạn đảm bảo quyền lợi của mình, thì bạn nên chủ động liên hệ đến giám đốc công ty hoặc công đoàn cơ sở để yêu cầu giải quyết về vấn đề tiền lương. Nếu bạn vẫn không được giải quyết thì bạn có thể làm đơn gửi lên phòng lao động thương binh và xã hội tại Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở để yêu cầu giải quyết về vấn đề tiền lương trên cơ sở thỏa thuận của hai bên, Công ty vẫn tiếp tục vi phạm thì biện pháp cuối cùng là việc khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi công ty đặt trụ sở để đảm bảo quyền lợi của mình.( bạn sẽ phải chứng minh được quá trình làm việc tại công ty qua hợp đồng lao dộng và việc trả thiếu lương qua các chứng từ chuyển khoản hoặc sao kê tại ngân hàng…..)

Thứ hai, trách nhiệm đóng bảo hiểm xã hội của người sử dụng lao động và chế tài khi không đóng bảo hiểm xã hội hoặc đóng chậm bảo hiểm xã hội cho người lao động

Theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội thì bên người sử dụng lao động có trách nhiệm bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động là người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động mặc cho người lao động đã có nhiều lần yêu cầu và cả khi người lao động cũng không còn làm việc ở công ty nữa vẫn chưa đóng được tháng nào cho người lao động. Công ty sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình theo quy định của Điều 26 Nghị định 95/2013/NĐ-CP:

2. Phạt tiền với mức từ 12% đến 15% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, tại thời điểm lập biên bản nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Chậm đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp;

b) Đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp không đúng mức quy định;

c) Đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp không đủ số người thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

3. Phạt tiền với mức từ 18% đến 20% tổng số tiền phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp tại thời điểm nhưng tối đa không quá 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp cho toàn bộ người lao động thuộc diện tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp.

Nếu sau khi bạn yêu cầu công ty vẫn tiếp tục vi phạm thì bạn gửi công văn lên cơ quan bảo hiểm xã hội cấp huyện nơi công ty bạn đặt trụ sở để trình bày về sự sai phạm của phía công ty. Để bên cơ quan bảo hiểm cấp huyện sẽ truy thu khoản tiền bảo hiểm mà công ty không nộp cho bạn trong thời gian vừa qua.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *