Trả lại căn hộ đã mua có phải xuất hóa đơn không?

Thưa luật sư, công ty A là công ty xây dựng nhà ở để bán, công ty A đã bán căn hộ cho khách hàng C (cá nhân), khách hàng D (doanh nghiệp). Hiện tại 2 khách hàng này muốn trả lại căn hộ đã mua và đổi sang một căn hộ ở dự án khác. Vậy cần xử lý giấy tờ hồ sơ thế nào? Cảm ơn luật sư!

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

–  

2. Nội dung tư vấn:

Việc mua bán hàng hóa là sự thuận mua vừa bán giữa hai bên, hai bên xác nhận mua bán giao kết hợp đồng trên cơ sở tự nguyện, nhất chí. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện hợp đồng hai bên có những thay đổi phát sinh, ví dụ bên mua trả lại hàng do không đúng chất lượng, thiết kế ban đầu hoặc theo mong muốn bên mua muốn đổi sang sản phẩm khác. Việc đổi trả này hoàn toàn hợp pháp. 

Tuy nhiên, việc đổi trả hàng hóa cần lưu ý một số vấn đề sau:

Thứ nhất, xuất hóa đơn trả lại hàng:

Tại khoản 2.8 phụ lục 4 Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn về việc xuất hóa đơn trả hàng như sau:

“2.8. Tổ chức, cá nhân mua hàng hóa, người bán đã xuất hóa đơn, người mua đã nhận hàng, nhưng sau đó người mua phát hiện hàng hóa không đúng quy cách, chất lượng phải trả lại toàn bộ hay một phần hàng hóa, khi xuất hàng trả lại cho người bán, cơ sở phải lập hóa đơn, trên hóa đơn ghi rõ hàng hóa trả lại người bán do không đúng quy cách, chất lượng, tiền thuế GTGT (nếu có).

Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn, khi trả lại hàng hóa, bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hóa, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (số ký hiệu, ngày, tháng của hóa đơn), lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.”

Căn cứ theo quy định trên, khi trả lại hàng hóa, bên mua phải lập hóa đơn xuất trả lại cho người bán. Trong trường hợp này áp dụng cụ thể như sau:

– Khách hàng D (Doanh nghiệp) trả lại hàng: Công ty D lập hóa đơn GTGT trả lại sản phẩm là căn hộ đã mua của công ty A, trên hóa đơn ghi như sau:

Tại cột tên hàng hóa, dịch vụ: Ghi đúng nội dung tên hàng hóa dịch vụ theo hóa đơn công ty A đã xuất. Bên dưới dòng đó ghi rõ “Hàng hóa trả lại do không đúng mẫu mã/thiết kế/chất lượng/…

Số lượng, đơn vị tính: Theo hóa đơn của công ty A xuất cho công ty D

Đơn giá: Giá chưa bao gồm thuế (Như trên hóa đơn bán hàng của công ty A cho công ty D)

Thuế GTGT: 10%

Tiền thuế GTGT: Ghi như hóa đơn bán hàng của công ty A cho công ty D.

Công ty A không thu hồi lại hóa đơn đã xuất cho công ty  D

– Khách hàng C (cá nhân) trả lại hàng: Vì khách hàng C là cá nhân khoogn có hóa đơn, hai bên thực hiện như sau:

Khách hàng C và công ty A lập biên bản trả lại hàng, trong biên bản ghi rõ loại hàng hóa trả lại, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn bán hàng (ghi rõ thông tin của hóa đơn bán hàng); Nêu rõ lý do trả lại hàng và công ty A thu hồi lại hóa đơn đã lập (kèm theo phải có biên bản thu hồi hóa đơn có chữ ký của hai bên).

Sau đó, khi chuyển sang mua căn hộ mới, công ty A và khách hàng C, D thực hiện thủ tục như bán mới căn hộ.

Thứ hai, Về số tiền khách hàng đã trả:

Theo đúng quy định bên công ty A phải trả lại tiền cho khách hàng C, D, nhưng do C, D còn mua căn hộ khác của công ty A và phải có nghĩa vụ thanh toán cho công ty A tiền mua căn hộ khác nên công ty A và khách hàng C, D có thể thỏa thuận thanh toán bằng phương thức bù trừ công nợ.

Theo quy định tại thông tư 26/2015/TT-BTC thì việc thanh toán theo phương thức bù trừ công nợ phải được quy định cụ thể trong  hợp đồng, hai bên tiến hành lập biên bản đối chiếu công nợ, biên bản bù trừ công nợ để thực hiện bù trừ.

Thứ ba, về kê khai thuế.

– Cá nhân C không phải kê khai thuế do không phát sinh thu nhập từ việc trả lại hàng.

– Công ty A và công ty D: Căn cứ hóa đơn trả lại hàng, Công ty A Điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B Điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế  của thời điểm trả lại hàng.

Ví dụ: 

Tháng 01/2018 Công ty A xuất hóa đơn bán hàng cho Công ty B với tổng giá trị hàng hóa bán ra là 100 triệu đồng, thuế GTGT đầu ra 10 triệu đồng. Công ty A và Công ty B đã thực hiện kê khai hóa đơn này theo quy định. Tháng 04/2018, Công ty B phát hiện hàng hóa đã giao không đúng tiêu chuẩn thiết kế ban đầu.

Khi công ty B trả lại hàng: Công ty B xuất hóa đơn trả lại hàng cho Công ty A với giá trị hàng hóa trả lại là 100 triệu đồng, thuế GTGT là 10 triệu đồng. Căn cứ hóa đơn trả lại hàng, Công ty A Điều chỉnh giảm doanh số bán và thuế GTGT đầu ra, Công ty B Điều chỉnh giảm doanh số mua và thuế GTGT đầu vào tại kỳ tính thuế tháng 03/2018 (nếu còn trong thời hạn khai thuế) hoặc tháng 04/2018.

Bạn đang theo dõi bài viết được biên tập trên trang web của Xin giấy phép. Nếu có thắc mắc hay cần hỗ trợ tư vấn pháp luật từ các Luật sư, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua Hotline:    để được hỗ trợ hiệu quả và tối ưu nhất.

Trân trọng./.

Chuyên viên tư vấn: Nguyễn Quỳnh – Bộ phận tư vấn luật thuế – Công ty luật MInh Khuê 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *