Tình huống chia tài sản thừa kế ?

Kính chào xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Ông A và bà B là vợ chồng hợp pháp có tài sản chung 600 triệu, Bà B có tài sản riêng là 180 triệu. A và B có hai người con chung là C (17 tuổi ) và D (15 tuổi), bà B có con riêng là E (20 tuổi). Căn cứ vào quy định của pháp luật thừa kế. Hãy phân chia di sản của B trong hai trường hợp sau :

Trường hợp 1 : trước khi chết bà B lập di chúc cho M 50 triệu, quỹ từ thiện 50 triệu .

Trường hợp 2 : trước khi chết bà B lập di chúc cho M 100 triệu , quỹ từ thiện 200 triệu.

(Giả sử cha mẹ bà B đã mất)

Em xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.V.A

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty luật Minh Khuê,

Tư vấn thủ tục thành lập

Trả lời:

Chào bạn! vấn đề của bạn Luật Xingiayphep xin được trả lời như sau:

1. Căn cứ pháp lý:

2. :

Tài sản chung của A+B: 600 triệu => Tài sản của B trong đó là = 600:2 = 300 triệu

Tài sản riêng của B : 180 triệu

=> Tài sản của B: 300 + 180 = 480 triệu

Trường hợp 1 : trước khi chết bà B lập di chúc cho M 50 triệu, quỹ từ thiện 50 triệu .

– Chia theo di chúc: cho M 50 triệu và quỹ từ thiện 50 triệu. Như vậy sau khi chia theo di chúc thì sản của B còn: 480 – 100 = 380 triệu

Số tiền 380 triệu còn lại sẽ chia thừa kế theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Theo quy định đó, có thể thấy những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của bà B sẽ gồm có: A C, D, E (Do bố mẹ bà B đã mất). Theo quy định những người thừa thế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau. Do đó, tài sản còn lại của bà B được chia như sau:

A = C = D = E = 380 : 4 = 95 triệu đồng.

Kết luận: M: 50 triệu; quỹ từ thiện: 50 triệu; A: 95 triệu; C: 95 triệu; D: 95 triệu; E: 95 triệu.

Trường hợp 2 : trước khi chết bà B lập di chúc cho M 100 triệu , quỹ từ thiện 200 triệu.

Chia theo di chúc: cho M 100 triệu và quỹ từ thiện 200 triệu. Như vậy sau khi chia theo di chúc thì di sản của B còn: 480 – 300 = 180 triệu

Số tiền 180 triệu còn lại sẽ chia thừa kế theo pháp luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất bao gồm:

Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

Như vậy thì bố mẹ B đã chết nên những người thừa kế ở hàng thứ nhất có: A,C,D,E. Chia tài sản như sau: A=C=D=E= 180/4=45 triệu.

Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 644. Những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc quy định:

1. Những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất đó:

a) Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng;

b) Con thành niên mà không có khả năng lao động.

2. Quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều 620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 621 của Bộ luật này.

Theo quy định trên, ông A là chồng của bà B, C và D là con của bà B chưa thành niên, do đó 3 người này thuộc trường hợp được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào di chúc.

Tài sản của bà B nếu được chia theo pháp luật sẽ được chia như sau: A = C = D = E = 480:4 = 120 triệu.

Như vậy 2/3 một suất thừa kế theo pháp luật là: 80 triệu.

Mà theo như đã chia ở trên, ông A, C và C mới được hưởng 45 triệu. Như vậy 3 người họ phải được hưởng thêm mỗi người 35 triệu để đủ 2/3 một suốt thừa kế theo pháp luật. Như vậy, phần thừa kế của 3 người này là mỗi người 80 triệu, bằng 240 triệu. Tức là đã vượt quá phần di sản còn lại. Phần vượt quá là 60 triệu này sẽ trừ vào khoản tiền bà B để lại cho M và quỹ từ thiện theo tỷ lệ, tức trừ vào phần của M 20 triệu và quỹ từ thiện là 40 triệu. Còn E sẽ không được hưởng gì.

Kết luận: M: 80 triệu, quỹ từ thiện: 160 triệu, A = C = D: 80 triệu, E = 0 đồng.

Để biết thêm thông tin chi tiết, bạn vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *