Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi được quy định tại Bộ luật hình sự như thế nào

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Người đàn ông có hành vi dâm ô với bé gái trong thang máy có thể phải chịu trách nhiệm hình sự như thế nào trong trường hợp gây rối loạn tâm thần cho bé gái dẫn tới tự sát.
Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong trường hợp này?

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hình sự của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– ;

2. Luật sư tư vấn:

2.1. quy định về tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi như sau:

Điều 146. Tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi:

1. Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà có hành vi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

– Dâm ô đối với trẻ em là hành vi thể hiện sự ham muốn thú dục quá độ, xấu xa, nhơ nhuốc, không chính đáng của của người thành niên đối với trẻ em chưa đủ 16 tuổi.

– Tội phạm được thể hiện ở hành vi sờ soạng, hôn, hít,… bộ phận sinh dục trẻ em. Hành vi phạm tội còn thể hiện ở hành động bắt trẻ em làm những việc đồi bại đối với mình,… để thoả mãn nhu cầu của người phạm tội.

– Tội phạm này không nhằm mục đích giao cấu hoặc không nhằm thực hiện các hành vi quan hệ tình dục khác.

– Người phạm tội là người từ đủ 18 tuổi trở lên và có đầy đủ năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của .

* Người phạm tội phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Phạm tội có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Đối với 02 người trở lên;

d) Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh;

đ) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;

e) Tái phạm nguy hiểm.

– Đối với người mà người phạm tội có trách nhiệm chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh là trường hợp mà người phạm tội có mối quan hệ nhất định, có trách nhiệm đối với nạn nhân như chú, bác, cô , dì đối với cháu; giáo viên đối với học sinh; người quản lý, phụ trách đối với các cháu thiếu niên; thầy thuốc đối với bệnh nhân,…

– Tái phạm nguy hiểm là trường hợp người phạm tội đã bị kết án về tội rất nghiêm trọng, tội đặc biệt nghiêm trọng do lỗi cố ý, chưa được xoá án tích mà lại phạm tội dâm ô với người dưới 16 tuổi hoặc đã tái phạm, chưa được xoá án tích mà lại phạm tôi dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.

* Trường hợp người phạm tội phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm:

a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên

b) Làm nạn nhân tự sát.

– Hậu quả do tội phạm để lại là hậu quả rất nghiêm trọng như làm cho nạn nhân bị tâm thần, ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sự phát triển tâm sinh lý của đứa trẻ, đến hạnh phúc gia đình và tương lai của đứa trẻ hoặc gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng như làm cho nạn nhân xấu hổ, mặc cảm mà dẫn đến tự sát,…

Như vậy, trường hợp người đàn ông có hành vi dâm ô với bé gái trong thang máy dẫn tới hậu quả làm nạn nhân tự sát thì phải chịu trách nhiệm hình sự theo khoản 3 Điều 146 , khung hình phạt cho khoản này là phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.

Ngoài ra, Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

2.2. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo trong trường hợp này:

Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

– Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra;

b) Cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra;

c) Viện kiểm sát các cấp;

d) Các cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm như: Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an, Trạm Công an; Tòa án các cấp; Cơ quan báo chí và các cơ quan, tổ chức khác.

– Công an phường, thị trấn, Đồn Công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

– Công an xã có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, lấy lời khai ban đầu và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền.

– Các cơ quan, tổ chức khác sau khi nhận được tố giác, tin báo về tội phạm thì chuyển ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền. Trường hợp khẩn cấp thì có thể báo tin trực tiếp qua điện thoại hoặc hình thức khác cho Cơ quan điều tra nhưng sau đó phải thể hiện bằng văn bản.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *