Tổ chức công đoàn là gì ? Vai trò vị trí của tổ chức này đối với người lao động ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Tổ chức công đoàn trong doanh nghiệp, trong cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị xã hội khác là một thành phần quan trọng để giám sát, đảm bảo thực thi quyền lợi của người lao động trong tổ chức đó. Vậy, thiết chế công đoàn có vướng mắc gì trong thời gian qua. xin giấy phép giải đáp một số câu hỏi của thể của người lao động về vấn đề này:

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– 

– 

– 

– 

2. Nội dung phân tích:

Căn cứ vào Điều 1 Luật công đoàn quy định về định nghĩa công đoàn:

“Công đoàn là tổ chức chính trị – xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế – xã hội, tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”

>&gt Xem thêm: 

Căn cứ vào Điều 10 Luật công đoàn quy định vai trò của công đoàn khi bảo vệ quyền, lợi ích của người lao động:

“Điều 10. Đại diện, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động

1. Hướng dẫn, tư vấn cho người lao động về quyền, nghĩa vụ của người lao động khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc với đơn vị sử dụng lao động.

2. Đại diện cho tập thể người lao động thương lượng, ký kết và giám sát việc thực hiện thoả ước lao động tập thể.

3. Tham gia với đơn vị sử dụng lao động xây dựng và giám sát việc thực hiện thang, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, quy chế thưởng, nội quy lao động.

4. Đối thoại với đơn vị sử dụng lao động để giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động.

5. Tổ chức hoạt động tư vấn pháp luật cho người lao động.

6. Tham gia với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động.

7. Kiến nghị với tổ chức, cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động hoặc của người lao động bị xâm phạm.

8. Đại diện cho tập thể người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động bị xâm phạm; đại diện cho người lao động khởi kiện tại Toà án khi quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động bị xâm phạm và được người lao động uỷ quyền.

>&gt Xem thêm: 

9. Đại diện cho tập thể người lao động tham gia tố tụng trong vụ án lao động, hành chính, phá sản doanh nghiệp để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của tập thể người lao động và người lao động.

10. Tổ chức và lãnh đạo đình công theo quy định của pháp luật.

Chính phủ quy định chi tiết Điều này sau khi thống nhất với Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam.”

Công ty tôi không có công đoàn, chúng tôi có được hưởng nghỉ dưỡng sức không và quyền lợi của chúng tôi có được hưởng không ạ?

=> Về việc nghỉ dưỡng sức khi ốm đau hay các chế độ khác thì người lao động vẫn được hưởng vì lúc này cơ quan bảo hiểm xã hội sẽ đảm bảo quyền lợi cho người lao động, không cần thiết phải có công đoàn.

Giáo viên THCS đang giữ chức vụ chủ tịch công đoàn có được giữ thêm chức vụ tổ trưởng chuyên môn,chủ nhiệm lớp, làm trưởng hội đồng bộ môn của huyện, công tác thanh tra của sở GD không?

Xin luật sư cho biết: – Bầu Tổ trưởng sản xuất làm ATVSV có được không? – Bầu Tổ trưởng sản xuất làm Tổ trưởng Công đoàn có được không? – Bầu Chủ tịch Công đoàn bộ phận kiêm thêm bán chuyên trách ATVSLĐ được không?

=> Hiện nay không có quy định về việc chủ tịch công đoàn có được hay không đồng thời giữ thêm chức vụ gì hay không nên vẫn có thể được làm đồng thời các chức vụ khác.

Theo quy định tại Hướng dẫn 398/HD-TLĐ năm 2013 về công tác nhân sự ban chấp hành tại đại hội công đoàn do tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành. Có quy định:

 Cơ cấu ban chấp hành công đoàn:

– Ban chấp hành công đoàn các cấp được cấu tạo theo hướng có cơ cấu, số lượng hợp lý, đảm bảo chất lượng, có tính kế thừa và sự phát triển, được chuẩn bị theo quy trình dân chủ, công khai, đúng nguyên tắc.

– Trên cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn ủy viên BCH công đoàn là chính, cần có cơ cấu hợp lý, đảm bảo tính đại diện của đoàn viên để đáp ứng tốt yêu cầu tổ chức thực hiện nhiệm vụ ở mỗi cấp công đoàn, nhưng nhất thiết không vì cơ cấu mà làm giảm chất lượng ủy viên ban chấp hành.

– Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có 3 độ tuổi (dưới 40 tuổi, từ 40 đến dưới 50 tuổi, từ 50 tuổi trở lên) bảo đảm tính phát triển, kế thừa, trẻ hóa và phát triển theo hướng tăng cường cán bộ nữ, phấn đấu đạt 30% nữ trong ban chấp hành công đoàn các cấp. Coi trọng cơ cấu đoàn viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, sản xuất, là dân tộc ít người (nơi có đông đoàn viên dân tộc ít người), người ngoài đảng trong các thành phần kinh tế.

>&gt Xem thêm: 

=> Như vậy, ban chấp hành công đoàn ít nhất phải có 3 người để đảm bảo quy trình dân chủ, công khai và đúng nguyên tắc. Và số chức danh của ban chấp hành công đoàn thì được đề ra sao cho phù hợp với điều kiện ở nơi thành lập ban chấp hành công đoàn.

-Với các chức danh trong ban chấp hành công đoàn, có hai loại cán bộ công đoàn: cán bộ chuyên trách và cán bộ kiêm nhiệm. Với Cán bộ Công đoàn không chuyên trách là người làm việc kiêm nhiệm, do đoàn viên tín nhiệm bầu vào các chức danh từ Tổ phó Công đoàn trở lên và được cấp có thẩm quyền của Công đoàn công nhận hoặc chỉ định. Như vậy, một người là cán bộ kiêm nhiệm thì dù có chức danh hay nghiệp vụ gì chỉ cần được đoàn viên tín nhiệm của công đoàn sẽ được bầu vào ban chấp hành.

Công đoàn cơ sở có hỗ trợ gì cho người nghỉ thai sản không?

=> Về chế độ nghỉ thai sản thì cơ quan BHXH sẽ phụ trách chứ bên công đoàn cơ sở không có trách nhiệm hỗ trợ trong trường hợp này.

Tôi đang làm ở ủy ban phường, có một cô cô ấy làm thêm công việc tạp vụ cô sinh năm 1947, giờ cô muốn tham gia công đoàn cùng cơ quan có được không ạ? Mong tổng đài giúp đỡ để tôi biết, để cô được tham gia quyền công đoàn như mọi người lao động khác đang làm việc tại cơ quan.

 => Căn cứ vào khoản 1 Điều 189 Bộ luật lao động quy định:

“Người lao động làm việc trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn theo quy định của Luật công đoàn.”

Thì cô ấy làm tạp vụ tại Ủy ban nhan dân phường vẫn được coi là người lao động nên cô ấy có quyền tham gia công đoàn.

Tôi là cán bộ công đoàn cơ sở xin hỏi: Công đoàn cần phải giám sát nội dung nào để bảo vệ người lao động trong việc đóng BHXH theo qui định Nhà nước từ 01-01-2016

 => Căn cứ vào Điều 14 Luật công đoàn quy định:

“Điều 14. Tham gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp

1. Tham gia, phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách, pháp luật về lao động, công đoàn, cán bộ, công chức, viên chức, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và chế độ, chính sách, pháp luật khác có liên quan đến quyền, nghĩa vụ của người lao động; điều tra tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

2. Khi tham gia, phối hợp thanh tra, kiểm tra, giám sát theo quy định tại khoản 1 Điều này, Công đoàn có quyền sau đây:

>&gt Xem thêm: 

a) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu và giải trình những vấn đề có liên quan;

b) Kiến nghị biện pháp sửa chữa thiếu sót, ngăn ngừa vi phạm, khắc phục hậu quả và xử lý hành vi vi phạm pháp luật;

c) Trường hợp phát hiện nơi làm việc có yếu tố ảnh hưởng hoặc nguy hiểm đến sức khoẻ, tính mạng người lao động, Công đoàn có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân có trách nhiệm thực hiện ngay biện pháp khắc phục, bảo đảm an toàn lao động, kể cả trường hợp phải tạm ngừng hoạt động.”

Thì công đoàn có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của doanh nghiệp. Vậy bất cứ nội dung nào quy định trong Luật bảo hiểm xã hội 2014 mà doanh nghiệp vi phạm thì công đoàn đều kiểm tra, giám sát được để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Công ty em mới thành lập vào ngày 11/11/2015 đến thời điểm hiện tại đã có 19 lao động trong tháng 1 này kế toán bên em đã trừ tiền công đoàn phí (trong khi chưa thành lập công đoàn cơ sở, chưa nộp danh sách và tờ trình để tham gia công đoàn với cấp trên), bản thân người lao động cũng không biết có tổ chức công đoàn hay không? Vậy kế toán bên em làm đúng hay sai? Mong luật sư tư vấn giúp em, những ai thì có thể nằm trong ban chấp hành công đoàn công ty được? Có tổ chức họp để bầu ra ban chấp hành công đoàn hay không?

Công ty em nằm ngoài khu công nghiệp, thuộc công ty cổ phần, tổng ty có 18 người. Hiện tại công ty em chưa thành lập công đoàn, bên công đoàn bắt công ty em đóng kinh phí công đoàn từ năm 2013 vậy có đúng hay không ( trước kia công ty em có lên xin thành lập mà không cho vì chưa đủ người). Vậy tại sao bây giờ lại quy định là phải đóng, nhưng nếu công ty em đóng thì có được trả lại 65% khi chưa thành lập công đoàn không?

=> Căn cứ và Điều 4 quy định:

“Điều 4. Đối tượng đóng kinh phí công đoàn

Đối tượng đóng kinh phí công đoàn theo quy định tại Khoản 2 Điều 26 Luật công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở, bao gồm:

1. Cơ quan nhà nước (kể cả Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn), đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân.

2. Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp.

3. Đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.

>&gt Xem thêm: 

4. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế thành lập, hoạt động theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư.

5. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã thành lập, hoạt động theo Luật hợp tác xã.

6. Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam có liên quan đến tổ chức và hoạt động công đoàn, văn phòng điều hành của phía nước ngoài trong hợp đồng hợp tác kinh doanh tại Việt Nam có sử dụng lao động là người Việt Nam.

7. Tổ chức khác có sử dụng lao động theo quy định của pháp luật về lao động.”

Thì dù công ty bạn chưa có công đoàn thì vẫn thuộc trường hợp phải đóng công đoàn phí, vậy nên bên kế toán làm như vậy là đúng.

Và khi đã đóng thì không được trả lại 65% khi chưa thành lập công đoàn.

– Theo quy định tại Hướng dẫn 398/HD-TLĐ năm 2013 về công tác nhân sự ban chấp hành tại đại hội công đoàn do tổng Liên đoàn lao động Việt Nam ban hành. Có quy định:

Ban chấp hành công đoàn các cấp cần có 3 độ tuổi (dưới 40 tuổi, từ 40 đến dưới 50 tuổi, từ 50 tuổi trở lên) bảo đảm tính phát triển, kế thừa, trẻ hóa và phát triển theo hướng tăng cường cán bộ nữ, phấn đấu đạt 30% nữ trong ban chấp hành công đoàn các cấp. Coi trọng cơ cấu đoàn viên trực tiếp thực hiện nghiệp vụ, sản xuất, là dân tộc ít người (nơi có đông đoàn viên dân tộc ít người), người ngoài đảng trong các thành phần kinh tế.

=> Vậy công ty bạn có thể họp để bầu ra ban chấp hành cũng được miễn là đáp ứng điều kiện luật quy định.

Hiện tại em mới ký hợp đồng với công ty được khoảng 2 tháng, hôm trước em có việc vì con đau nên em phải xin công ty nghỉ 5 ngày để chăm con trong bệnh viện. Em có hỏi bên công đoàn của công ty, em có phải nộp đơn xin nghỉ và bổ sung giấy tờ gì không, thì bên công đoàn công ty thông báo là không cần bổ sung gì. Nhưng sau khi đi làm lại thì công ty lại quyết định cho em nghỉ việc và không được nhận lương tháng 3 vì lý do em nghỉ 5 ngày trong cùng 1 tháng. Em xin luật sư cho em ý kiến ạ.

 => Bạn có thể làm đơn gửi lên công đoàn để xin xác nhận về việc công đoàn đồng ý về vấn đề chị xin nghỉ phép 5 ngày là đúng nội quy để công đoàn bảo vệ quyền lợi cho chị.

>&gt Xem thêm: 

1/ Chủ tịch công Đoàn của trường tôi không đi thăm bệnh công đoàn viên nhưng lại làm chứng từ quyết toán là đã thăm bệnh rồi, bị công đoàn viên phát hiện. Hành vi này có phải là hành vi tham nhũng hay không ? Nếu là vi phạm pháp luật thì sẽ bị xử lý như thế nào ? 2/ Nếu tôi muốn tố cáo hành vi này thì gửi đơn cho ai giải quyết ?

=> Căn cứ theo Điều 284 Bộ luật hình sự quy định:

” Điều 284. Tội giả mạo trong công tác

1. Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà lợi dụng chức vụ, quyền hạn thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:

a) Sửa chữa, làm sai lệch nội dung giấy tờ, tài liệu;

b) Làm, cấp giấy tờ giả;

c) Giả mạo chữ ký của người có chức vụ, quyền hạn.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a) Có tổ chức;

b) Người phạm tội là người có trách nhiệm lập hoặc cấp các giấy tờ, tài liệu;

c) Phạm tội nhiều lần;

>&gt Xem thêm: 

d) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả rất nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm, có thể bị phạt tiền từ ba triệu đồng đến ba mươi triệu đồng.”

Theo đó nếu bạn có đủ chứng cứ, bạn có thể khởi kiện chủ tịch công đoàn lên Tòa án vì hành vi vi phạm này.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với :  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

Bộ phận tư vấn Pháp luật lao động –  

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *