Tiền Bảo hiểm thai sản có bị trừ khi lao động nghỉ việc ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Nguyên tắc thì tiền thai sản sẽ được trả cho người lao động, nhưng công ty thường trừ đi các nghĩa vụ tài chính của người lao động như tiền bảo hiểm xã hội, tiền phạt phá vỡ hợp đồng… vậy, pháp luật quy định thế nào ?

Mục lục bài viết

1. Tiền Bảo hiểm thai sản đã nhận có bị trừ lại vào tiền bảo hiểm được thanh toán khi nghỉ việc ?

Xin chào Luật sư! Xin hỏi tôi làm công ty tư nhân, đóng BHXH được 8 năm và đã nghỉ thai sản một lần. Tôi muốn biết nếu tôi nghỉ việc thì số tiền Bảo hiểm thai sản tôi đã nhận có bị trừ lại trong tổng tiền bảo hiểm tôi được thanh toán khi nghỉ việc không?

Mong nhận được tư vấn của Luật sư!

Tôi xin cảm ơn!

Người gửi: LTT

Tiền Bảo hiểm thai sản đã nhận có bị trừ lại vào tiền bảo hiểm được thanh toán khi nghỉ việc ?

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn công ty Xin giấy phép. Về vấn đề của bạn, chúng tôi xin được giải đáp như sau:

1. Về điều kiện được hưởng chế độ thai sản:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 28 như sau:

Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy để được hưởng chế độ thai sản, trong thời gian 8 năm tham gia bảo hiểm xã hội, bạn phải đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

2. Về việc số tiền thanh toán chế độ thai sản đã nhận có bị trừ lại trong tổng tiền bảo hiểm được thanh toán khi nghỉ việc không?

Bạn thân mến, bảo hiểm xã hội là loại hình bảo hiểm do nhà nước tổ chức và quản lý nhằm thỏa mãn các nhu cầu vật chất ổn định cuộc sống của người lao động và gia đình họ khi gặp những rủi ro làm giảm hoặc mất khả năng lao động. Chính vì vậy, khi tham gia bảo hiểm xã hội, bạn sẽ được các quyền lợi, bao gồm chế độ thai sản, chế độ tai nạn nghề nghiệp, bệnh nghề nghiệp, chế độ tử tuất, chế độ hưu trí. Bản chất của bảo hiểm là sự chia sẻ rủi ro của một người hay của số một ít người cho cả cộng đồng những người có khả năng gặp rủi ro cùng loại; bằng cách mỗi người trong cộng đồng góp một số tiền nhất định vào một quỹ chung và từ quỹ chung đó bù đắp thiệt hại cho thành viên trong cộng đồng không may bị thiệt hại do rủi ro đó gây ra. Việc hưởng chế độ thai sản là một quyền lợi của bạn khi tham gia vào hiểm xã hội.

Hơn nữa, về nguyên tắc của bảo hiểm xã hội, Điều 5 Luật bảo hiểm xã hội cũng có quy định:

Điều 5. Nguyên tắc bảo hiểm xã hội

1. Mức hưởng bảo hiểm xã hội được tính trên cơ sở mức đóng, thời gian đóng bảo hiểm xã hội và có chia sẻ giữa những người tham gia bảo hiểm xã hội.

Như vậy, nếu bạn đóng bảo hiểm đúng mức quy định, đúng thời gian thì khi nghỉ việc, bạn vẫn được cơ quan bảo hiểm thanh toán đầy đủ, còn chế độ thai sản là một quyền lợi của bạn khi tham gia bảo hiểm và không ảnh hưởng tới số tiền được thanh toán bảo hiểm sau này của bạn.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi gửi đến bạn. Chúng tôi hy vọng rằng, ý kiến tư vấn của chúng tôi sẽ giúp làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm. Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo qua Tổng đài tư vấn: .

2. Điều kiện về tham gia bảo hiểm xã hội để ?

Kính chào Xin giấy phép, em có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Em đang đóng bảo hiểm nhưng giờ em . Em đang mang thai được 4 tháng rồi, vậy lúc sinh xong em có được lĩnh tiền bảo hiểm không ?

Em xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: L.T.L.A

Điều kiện về tham gia bảo hiểm xã hội để được hưởng chế độ thai sản ?

Trả lời:

Chào bạn. Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về luật Minh Khuê. Với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:

Hiện tại Luật bảo hiểm xã hội 2006 vẫn đang có hiệu lực nhưng kể từ 1/1/2016 thì Luật bảo hiểm xã hội 2014 sẽ có hiệu lực và sẽ thay thế Luật bảo hiểm xã hội 2006. Do đó, việc bạn sinh con trước hay sau thời điểm 1/1/2016 sẽ ảnh hưởng tới việc phải áp dụng luật nào. Vì bạn không nêu rõ bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ thời gian nào đến thời gian nào?, đã đóng được bao lâu? và thời gian sinh con dự đoán là khi nào? nên chúng tôi xin chia ra làm 2 trường hợp:

– Bạn sinh con trước ngày 1/1/2016

– Bạn sinh con từ ngày 1/1/2016 trở đi.

1. Trường hợp 1: Bạn sinh con trước 1/1/2016

Cơ sở pháp lý:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 28 Luật bảo hiểm xã hội 2006:

“Điều 28. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Như vậy, nếu bạn sinh con trước ngày 1/1/2016 thì điều kiện để bạn được hưởng chế độ thai sản là bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

2. Trường hợp 2: Bạn sinh con từ ngày 1/1/2016 trở đi

Cơ sở pháp lý:

Điều kiện hưởng chế độ thai sản được quy định tại Điều 31 Luật bảo hiểm xã hội 2014:

“Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

3. Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

4. Người lao động đủ điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của Luật này.”

Như vậy, nếu bạn sinh con từ 1/1/2016 trở đi thì điều kiện để được hưởng chế độ thai sản khi sinh con là bạn phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Nếu bạn đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Trên đây là thư tư vấn của chúng tôi về vấn đề của bạn. Cám ơn bạn đã tin tưởng và lựa chọn Công ty Xin giấy phép. Trân trọng./.

3. Chế độ nghỉ thai sản trùng với ?

Xin chào luật sư. Tôi có thắc mắc cần như sau: Tôi là giáo viên mầm non. Tôi nghỉ chế độ vào ngày 01/3/2018 đến tháng 30/8/2018. Tôi nghỉ chế độ trùng với nghỉ hè. Vậy tôi muốn hỏi luật sư. Tôi sẽ được tính nghỉ bù hè như thế nào. Tôi được nghỉ bù là 8 tuần hay là 12 ngày?

Chân thành cảm ơn sự quan tâm của Luật sư

Chế độ nghỉ thai sản trùng với nghỉ hè

Trả lời:

Theo Điều 30 quy định về đối tượng áp dụng chế độ thai sản:

Đối tượng áp dụng chế độ thai sản là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này

Có nghĩa là những đối tượng quy định tại điểm a,b,c,d,đ và h khoản 1, Điều 2 Luật bảo hiểm xã hội gồm:

Thứ nhất, Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

Thứ hai, Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

Thứ ba, Cán bộ, công chức, viên chức;

Thứ tư, Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

Thứ năm, Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

Và theo thông tin bạn cung cấp thì bạn là giáo viên mầm non thuộc đối tượng cán bộ, công viên, chức thuộc điểm c , khoản 1, Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội

Về thời gian và mức hưởng chế độ thai sản

Về thời gian hưởng bảo hiểm xã hội khi sinh con được quy định Khoản 1, Điều 34, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

1. Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

Như vậy theo quy định trên bạn sẽ được nghỉ chế độ thai sản là 06 tháng. Nhưng do thời gian hưởng chế độ khi sinh con của bạn trùng với thời gian nghỉ hè nên theo Công văn số 1125/NGCBQLGD-CSNGCB ngày 18/8/2017 của Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, việc giải quyết chế độ thai sản đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động được thực hiện theo Bộ Luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội và các văn bản quy định hiện hành được hướng dẫn thực hiện như sau:

Khoản 7 Điều 6 Nghị định số 45/2013/NĐ-CP ngày 10/5/2013 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Bộ luật Lao động về , thời giờ nghỉ ngơi và an toàn lao động, vệ sinh lao động, thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được coi là để tính số ngày nghỉ hàng năm.

Thời gian nghỉ hè của giáo viên bao gồm cả thời gian nghỉ hàng năm là 8 tuần đối với giáo viên mầm non (Khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT) và 2 tháng đối với giáo viên phổ thông (Khoản 4 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGĐT. Thời gian này giáo viên được hưởng nguyên lương và các phụ cấp (nếu có).

Căn cứ kế hoạch năm học, quy mô, đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng trường, Hiệu trưởng bố trí thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên một cách hợp lý theo đúng quy định (Khoản 2 Điều 3 Thông tư 48/2011/TT-BGDĐT, Khoản 3 Điều 5 Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT).

Do đó, trường hợp giáo viên nữ có thời gian nghỉ thai sản trùng với thời gian nghỉ hè thì sẽ được cơ sở giáo dục bố trí thời gian nghỉ hàng năm theo quy định tại Điều 111 và Điều 112 Bộ luật Lao động hoặc thanh toán tiền nghỉ hàng năm (nếu do yêu cầu công tác, cơ sở giáo dục không bố trí được thời gian nghỉ hàng năm cho giáo viên) theo quy định tại Điều 114 Bộ luật Lao động.

Như vậy, trong theo thông tin bạn cung cấp bạn là giáo viên mầm non nên bạn sẽ được nhà trường bố trí cho nghỉ bù hè với thời gian nghỉ hằng năm 8 tuần hoặc nếu trường mầm non nơi bạn dạy không bố trí được thời gian nghỉ hằng năm cho bạn thì sẽ thanh toán tiền nghỉ hàng năm và mức chi hỗ trợ sẽ theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư 141/2011/TT-BTC ngày 20/10/2011 của Bộ Tài chính như sau hàng năm căn cứ khả năng nguồn kinh phí, căn cứ tổng số ngày chưa của cán bộ, công chức; Thủ trưởng cơ quan, đơn vị quyết định hỗ trợ tiền bồi dưỡng cho cán bộ, công chức chưa hoặc chưa nghỉ đủ số . Mức chi hỗ trợ được quy định tại quy chế chi tiêu nội bộ của cơ quan, đơn vị, nhưng tối đa không quá mức tiền lương làm thêm giờ vào ngày thứ bảy, chủ nhật theo quy định hiện hành.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Chế độ hưởng thai sản trong thời gian thôi việc ?

Chào công ty Xin giấy phép ạ. Em tên hoa có thắc mắc muốn tham khảo ạ. Hiện em đang mang thai, ngày dự sinh của em 11/11/2018. E đang làm cty được 8 tháng, ngày e bắt đầu kí hợp đồng 2/10/2017.

Và hiện em đang mang bầu ở tháng thứ 4, do sức khỏe em ko tốt nên em muốn thôi việc ở cty vào tháng 6/2018, vây trong thời gian thôi việc em có được hưởng chế độ thai sản không ạ. Đóng mang công ty luật minh khuê giải đáp giúp em ?

Em cảm ơn ak.

Chế độ hưởng thai sản trong thời gian thôi việc ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 31 , để được hưởng chế độ trong thời gian mang thai, bạn phải đáp ứng điều kiện: đang làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng. Bởi đối tượng áp dụng chế độ thai sản trong thời gian mang thai theo Điều 31 đã dẫn chiếu tới các đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Như vậy, có thể kết luận rằng, nếu bạn đang mang thai nhưng bạn không làm việc tại công ty, không tham gia bảo hiểm xã hội nữa thì bạn sẽ không được hưởng các chế độ trong thời kỳ mang thai.

Còn về khi sinh con, theo quy định tại Điều 31, các trường hợp sinh con được hưởng chế độ thai sản bao gồm:

1. Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con; Hoặc:

2. Nếu không đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì phải đáp ứng các điều kiện:

+ Đã tham gia bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên;

+ Phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám chữa bệnh có thẩm quyền;

+ Đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

Xét trường hợp của bạn, bạn dự sinh ngày 11/11/2018 vậy khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh con của bạn được tính từ tháng 11/2017 đến tháng 10/2018 (bạn có thể tham khảo hướng dẫn tại Điều 9 ). Trong khoảng thời gian này, nếu bạn bắt đầu đóng bhxh từ tháng 11 đến tháng 5/2018 thì bạn đã đóng bảo hiểm xã hội được 7 tháng. Và bạn đã đủ điều kiện được hưởng chế độ thai sản khi sinh con.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số: để được giải đáp. Trân trọng./.

5. Tư vấn về bảo hiểm chế độ thai sản sau khi sinh con?

Xin chào luật sư,tôi có câu hỏi xin được tư vấn: Tôi sinh con vào ngày 20/7/2012, sinh mổ và được nghỉ chế độ thai sản đến hết ngày 19/11/2012 thì đi làm. Công việc của tôi là giảng dạy nên phải đi làm ngay.

Thời điểm đó tôi có làm hồ sơ xin nghỉ chế độ dưỡng sức sau sinh nhưng do thiếu người lên lớp nên tôi vẫn phải làm việc. Cơ quan có chi trả tiền công đứng lớp của tôi và thanh toán chế độ dưỡng sức đầy đủ. Nhưng đến nay, ngày 25 tháng 8 năm 2015 cơ quan nơi tôi công tác và bảo hiểm xã hội lại yêu cầu tôi hoàn lại số tiền là 1.837.500 VNĐ (lương bậc 2).

Vậy xin hỏi Luật sư: tôi có phải hoàn lại số tiền trên hay không? Và chúng tôi được hưởng từ năm 2012 sao đến nay mới thẩm định và yêu cầu nộp lại? Cơ quan của tôi làm như vậy đúng hay sai? Nếu sai có vi phạm gì hay không? Xin cảm ơn!

Người gửi: N.V.T

Tư vấn về bảo hiểm chế độ thai sản sau khi sinh con?

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi thắc mắc đến . Câu hỏi của bạn được giải đáp như sau:

Theo quy định tại Điều 157. Nghỉ thai sản

1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.

Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.

Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.

2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

3. Hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, lao động nữ có thể nghỉ thêm một thời gian không hưởng lương theo thoả thuận với người sử dụng lao động.

4. Trước khi hết thời gian nghỉ thai sản theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu có nhu cầu, có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc đi làm sớm không có hại cho sức khỏe của người lao động và được người sử dụng lao động đồng ý, lao động nữ có thể trở lại làm việc khi đã nghỉ ít nhất được 04 tháng.

Trong trường hợp này, ngoài tiền lương của những ngày làm việc do người sử dụng lao động trả, lao động nữ vẫn tiếp tục được hưởng trợ cấp thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

Theo ( Văn bản mới: ) quy định tại Điều 36. Lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con

1. Lao động nữ có thể đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Sau khi sinh con từ đủ sáu mươi ngày trở lên;

b) Có xác nhận của cơ sở y tế về việc đi làm sớm không có hại cho sức khoẻ của người lao động;

c) Phải báo trước và được người sử dụng lao động đồng ý.

2. Ngoài tiền lương, tiền công của những ngày làm việc, lao động nữ đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến khi hết thời hạn quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 Điều 31 của Luật này.

Như vậy,trong trường hợp bạn đi làm trước khi hết thời hạn nghỉ sinh con vẫn được hưởng chế độ thai sản cho đến hết thời hạn quy định của pháp luật. Việc cơ quan và bảo hiểm xã hội yêu cầu bạn hoàn lại số tiền 1.837.500 VNĐ (lương bậc 2) là không có căn cứ pháp luật. Để giải quyết vấn đề của bạn bạn có thể khiếu nại về bảo hiểm xã hội theo luật bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 130. Khiếu nại về bảo hiểm xã hội

“1. Người lao động, người đang hưởng lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng, người đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội và những người khác có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của người sử dụng lao động, tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

2. Người sử dụng lao động có quyền khiếu nại quyết định, hành vi của tổ chức bảo hiểm xã hội khi có căn cứ cho rằng quyết định, hành vi đó vi phạm pháp luật về bảo hiểm xã hội, xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của mình”

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng. Mọi vướng mắc vui lòng liên hệ: để được luật sư tư vấn và giải đáp. Trân trọng./.

6. Đóng bảo hiểm được 8 tháng có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không ?

Thưa luật sư, Em đóng bảo hiểm từ tháng 1/2015 đến tháng 9/2015 thi dừng em đang mang thai được 4 tháng. Vậy em có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản không ạ ? Em xin cảm ơn.

Đóng bảo hiểm được 8 tháng có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không ?

Luật sư tư vấn:

Điều 28 quy định về điều kiện hưởng thai sản như sau:

“1. Người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi;

d) Người lao động đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

2. Người lao động quy định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ sáu tháng trở lên trong thời gian mười hai tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Hiện tại bạn đang mang thai, bạn tham gia bảo hiểm từ tháng 1/2015 đến tháng 9/2015 vậy bạn đã có 8 tháng tham gia bảo hiểm xã hội nên bạn đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật.

Những điều cần lưu ý:

Bạn có thể tham khảo mức hưởng như sau:

“Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi

Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.

Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Nghị định số 66/2013/NĐ-CP mức lương cơ sở dùng làm căn cứ tính mức lương trong các bảng lương, mức phụ cấp và thực hiện các chế độ khác từ ngày 1/7/2013 là 1.150.000 đồng/tháng.

Theo đó, mức trợ cấp một lần khi sinh con của bạn = 1.150.00 x 2 tháng = 2.300.000 đồng

Mức hưởng chế độ thai sản của bạn = hệ số bậc lương x 1.150.000 x 6 tháng

>> Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật Bảo hiểm Xã Hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *