Thủ tục xin giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin chào xin giấy phép ! Công ty tôi đang có nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài để quản lý về mặt nhân sự. Như vậy công ty tôi cần tiến hành làm thủ tục gì để xin giấy phép lao động. Mong Luật sư tư vấn giúp tôi.

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

Nghị định số 11/2016/NĐ-CP

Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH

2. Chuyên viên tư vấn:

1. Điều kiện cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định số 11/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện để được cấp giấy phép lao động như sau :

Thứ nhất có năng lực đầy đủ theo quy định của pháp luật.

Thứ hai có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.

Thứ ba là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.

Thứ tư không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.

Thứ năm được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.

Về việc xin chấp thuận nhu cầu sử dụng lao động là người nước ngoài là trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội nơi người lao động nước ngoài dự kiến làm việc.

Ngoài ra theo quy định tại Điều 6 Thông tư 23/2017/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 02/10/2017, người sử dụng lao động còn có thể thực hiện nộp tờ khai và báo cáo này thông qua cổng thông tin điện tử địa chỉ http://dvc.vieclamvietnam.gov.vn.

Người sử dụng lao động đăng ký tài khoản tại cổng thông tin điện tử nêu trên và nộp hồ sơ bằng tài khoản đã lập, trong thời hạn ít nhất là 20 ngày trước ngày dự kiến sử dụng lao động nước ngoài;

Trong vòng 12 ngày kể từ ngày nhận được tờ khai và báo cáo giải trình nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ gửi kết quả qua thư điện tử của người sử dụng lao động. Nếu hồ sơ nộp chưa hợp lệ, cơ quan chấp thuận sẽ ra thông báo chỉnh sửa.

Sau khi có chấp thuận sử dụng lao động nước ngoài, người sử dụng lao động nộp trực tiếp hoặc gửi qua bưu điện hồ sơ bản gốc cho cơ quan chấp thuận. Trong thời hạn 08 giờ cơ quan nhận được bản gốc hồ sơ, cơ quan chấp thuận sẽ trả bản gốc kết quả chấp thuận cho người sử dụng lao động.

2. Hồ sơ cấp mới giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 11/2016 và được hướng dẫn bởi Điều 6 Thông tư 40/2016/TT-BLĐTBXH

– Đơn đề nghị cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài theo quy định của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội.

– Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe theo quy định ( trong thời hạn 12 tháng)

– Lý lịch tư pháp theo quy định.

– Văn bản chứng minh là quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật, giáo viên ( Bằng đại học, giấy xác nhận kinh nghiệm làm việc nước ngoài,…)

– 02 ảnh mầu 4×6 phông nền trắng, không đeo kính.

– Hộ chiếu ( bản sao quyển nguyên chứng thực).

– Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài ( tùy từng trường hợp theo quy định: Quyết định bổ nhiệm của công ty mẹ, hợp đồng lao động , công văn chấp thuận sử dụng lao động,…)

Các giấy tờ theo quy định này là 01 bản chính hoặc 01 bản sao, nếu bằng tiếng nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Lưu ý : Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành bao gồm:

Có văn bản xác nhận là nhà quản lý, giám đốc điều hành của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp tại nước ngoài;

Có bằng đại học trở lên hoặc tương đương và có ít nhất 03 năm kinh nghiệm làm việc trong chuyên ngành được đào tạo phù hợp với vị trí công việc mà người lao động nước ngoài dự kiến làm việc tại Việt Nam.

3. Ký

Sau khi nộp hồ sơ và được cấp giấy phép lao động. Doanh nghiệp sẽ ký kết hợp đồng lao động và báo cáo tình hình sử dụng lao động nước ngoài với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất của tỉnh. Đóng bảo hiểm y tế cho người lao động nước ngoài. Kể từ ngày 1/01/2018 người lao động nước ngoài nếu đã được cấp giấy phép lao động, chứng chỉ hành nghề hoặc giấy phép hành nghề bởi cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cũng là đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội 2014.

4. Cấp thẻ tạm trú theo thời hạn của giấy phép lao động cho người nước ngoài

Sau khi Người lao động nước ngoài được cấp Giấy phép lao động tại Việt Nam, thì việc tiếp theo là xin cấp Thẻ tạm trú theo thời hạn của Giấy phép lao đông. Theo quy định tại Điều 11 của Nghị định 11/2016 quy định thời hạn của Giấy phép lao động là 02 năm vì vậy thời gian tối đa của thẻ tạm trú cũng là 02 năm theo giấy phép lao động.

Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú gồm:

– Hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp, tổ chức bảo lãnh cho người ngoài (Bao gồm bản sao đăng ký kinh doanh, bản sao giấy chứng nhận mẫu dấu, bản sao đăng ký , Bản đăng ký mẫu chứ ký và con dấu);

– Hộ chiếu của người nước ngoài phải còn thời hạn tối thiểu 06 tháng;

– Giấy phép lao động (Đối với trường hợp là người lao động nước ngoài muốn xin visa có thời hạn từ 03 tháng trở lên; Nhà đầu tư, trưởng văn phòng dự án, tổ chức phi chính phủ, luật sư nước ngoài được cấp giấy phép hành nghề tại Việt Nam không phải xin cấp giấy phép lao động)

– Mẫu xin cấp visa Việt Nam. Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh: Mẫu NA8 được ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BCA Quy định mẫu giấy tờ liên quan đến việc Nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam. Tờ khai này được người đề nghị cấp thể tạm trú ký, ghi rõ họ tên. Cơ quan, tổ chức bảo lãnh ảnh và tờ khai và ở bên còn lại;

Những tài liệu khác theo yêu cầu cụ thể của Phòng quản lý xuất nhập cảnh (Như , danh sách người lao động nước ngoài ……)

5. Các trường hợp không phải cấp giấy phép lao động

Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc với thời hạn dưới 03 (ba) tháng

– Người nước ngoài là thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên;

– Người nước ngoài là chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên;

– Người nước ngoài là thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần;

– Người nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện chào bán dịch vụ;

– Người nước ngoài vào Việt Nam làm việc để xử lý các trường hợp khẩn cấp như: những sự cố, tình huống kỹ thuật, công nghệ phức tạp nảy sinh làm ảnh hưởng hoặc có nguy cơ ảnh hưởng tới sản xuất, kinh doanh mà các chuyên gia Việt Nam và các chuyên gia nước ngoài hiện đang ở Việt Nam không xử lý được có thời gian trên 03 (ba) tháng thì hết 03 (ba) tháng làm việc tại Việt Nam, người nước ngoài phải làm thủ tục đăng ký cấp giấy phép lao động theo quy định nêu trên;

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Lương Thị Lan – Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *