Thủ tục đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên theo quy định của pháp luật

xin giấy phép giải đáp các thắc mắc của khách hàng liên quan đến trình tự, thủ tục công nhận doanh nghiệp thuộc đối tượng ưu tiên về thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.

Hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên: (Điều 18 Thông tư 72/2015/TT-BTC)

 Hồ sơ bao gồm:

– Văn bản đề nghị theo ban hành kèm Thông tư 72/2015/TT-BTC (01 bản chính)

– Báo cáo tài chính đã được kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất (01 bản chụp)

– Báo cáo kiểm toán trong 02 (hai) năm tài chính liên tục, gần nhất (01 bản chụp)

– Bản kết luận thanh tra trong 02 (hai) năm gần nhất (nếu có) (01 bản chụp)

– Bản mô tả hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp trong đó mô tả đầy đủ quy trình quản lý, giám sát, kiểm soát vận hành thực tế toàn bộ hoạt động của doanh nghiệp, kiểm soát an ninh an toàn dây chuyền cung ứng hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp (01 bản chính)

– Các giấy chứng nhận khen thưởng, chứng chỉ chất lượng (nếu có) (01 bản chụp)

Thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ và công nhận doanh nghiệp đủ điều kiện được ưu tiên:

Cục Hải quan tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (dưới đây gọi là Cục Hải quan tỉnh, thành phố) nơi doanh nghiệp có trụ sở chính tiếp nhận và xém xét cấp thẻ doanh nghiệp ưu tiên theo đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên.

Kiểm tra điều kiện công nhận doanh nghiệp ưu tiên

Sau khi doanh nghiệp nộp hồ sơ đến cơ quan hải quan cấp tỉnh sẽ thực hiện hoạt động kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp.

1. Kiểm tra hồ sơ

– Cục Hải quan tỉnh, thành phố kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp, hợp lệ hồ sơ doanh nghiệp đã nộp

–  Đối chiếu thông tin doanh nghiệp cung cấp, thông tin thu thập về doanh nghiệp trên địa bàn quản lý với điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên.

Trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định, Cục Hải quan tỉnh, thành phố có văn bản trả lời doanh nghiệp, nêu rõ lý do không đáp ứng.

2. Kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp

– Trường hợp kết quả kiểm tra hồ sơ doanh nghiệp đáp ứng điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên theo quy định, Cục Hải quan tỉnh, thành phố tổ chức thực hiện kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp. Nội dung kiểm tra thực tế gồm:

+ Kiểm tra thông tin khai báo của doanh nghiệp tại hồ sơ đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên;

+ Đối chiếu kết quả kiểm tra thực tế với báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ;

+ Kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan để đánh giá việc tuân thủ pháp luật nếu trong thời gian 24 (hai mươi tư) tháng liên tục, gần nhất tính đến thời điểm doanh nghiệp có văn bản đề nghị công nhận doanh nghiệp ưu tiên, doanh nghiệp chưa được kiểm tra sau thông quan để đánh giá việc tuân thủ pháp luật hải quan, pháp luật thuế.

– Thời gian kiểm tra thực tế:

+ Thời gian kiểm tra thực tế tại doanh nghiệp, dự án tối đa 10 (mười) ngày làm việc, không bao gồm thời gian xử lý kết luận kiểm tra sau thông quan đối với trường hợp phải kiểm tra sau thông quan tại trụ sở người khai hải quan.

+ Kết thúc kiểm tra thực tế, bao gồm cả thời gian kiểm tra sau thông quan (nếu có), trong thời hạn 05 (năm) ngày làm việc, đơn vị hải quan thực hiện kiểm tra lập Báo cáo kết quả kiểm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế gửi Tổng cục Hải quan.

=> Căn cứ báo cáo của Cục Hải quan tỉnh, thành phố, dữ liệu ngành hải quan, các thông tin thu thập khác và kết quả xác minh thông tin bổ sung (nếu có), trường hợp doanh nghiệp không đáp ứng các điều kiện áp dụng chế độ ưu tiên, Tổng cục Hải quan trả lời doanh nghiệp nêu rõ lý do không đáp ứng.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ , gọi số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *