Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú như thế nào ?

Có con trước hôn nhân hoặc tình trạng bà Mẹ đơn thân trong xã hội hiện đại ngày nay là điều khá phổ biến. Vậy, việc đăng ký khai sinh cho trẻ thực hiện như thế nào ? Ghi nhận phần tên cha hoặc mẹ ra sao ? Luật sư của công ty luật DV Xingiaypheptư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú như thế nào ?

Thưa luật sư, câu hỏi: Xin luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi và vợ chưa đăng kí kết hôn.chúng tôi đã có con được 40 ngày. Nay tôi đi đến UBND xã nơi tôi cư trú để làm giấy khai sinh cho con thì cán bộ nói chưa có giấy đăng kí kết hôn thì tôi phải về quê vợ mới đăng kí giấy khai sinh cho con được. Tôi muốn đăng kí khai sinh cho con ở quê tôi là được hay phải về quê vợ ? Xin cảm ơn luật sư.

Thủ tục đăng ký khai sinh cho con ngoài giá thú như thế nào ?

Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh đối với con ngoài giá thú – Ảnh Minh họa

Trả lời:

Với tình huống của anh , vì anh và vợ mình chưa đăng ký kết hôn nên hai anh chị vẫn chưa được coi là vợ chồng , con chung giữa hai người được coi là con ngoài giá thú và chỉ vợ anh mới đủ điều kiện làm khai sinh cho con . Trong trường hợp vợ anh đã bỏ đi thì khi đi làm khai sinh cho con anh kết hợp với việc làm thủ tục nhận cha cho con thì mới đủ điều kiện để đăng ký khai sinh cho con mình. Mặt khác , pháp luật không quy định việc con thì bắt buộc phải theo quê mẹ , sau khi làm thủ tục nhận cha cho con thì anh hoàn toàn có thể cho con anh theo họ và quê cha . Thẩm quyền giải quyết vấn đề này được xác định là UBND cấp xã nơi anh đang cư trú chứ không nhất thiết phải về quê của vợ anh . Cụ thể từng loại thủ tục được quy định như sau :

Thủ tục nhận cha cho con :

Điều 15 :

1. Ủy ban nhân dân cấp xã nơi trẻ đang cư trú có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ chưa xác định được cha, mẹ.

3. Nếu vào thời điểm đăng ký khai sinh người cha yêu cầu làm thủ tục nhận con theo quy định tại khoản 1 điều 25 luật hộ tịch thì Ủy ban nhân dân kết hợp giải quyết việc nhận con và đăng ký khai sinh; nội dung đăng ký khai sinh được xác định theo quy định tại Khoản 1 Điều 4 của Nghị định này.

Điều 25 . Thủ tục đăng ký nhận cha, mẹ, con

1. Người yêu cầu đăng ký nhận cha, mẹ, con nộp tờ khai theo mẫu quy định và chứng cứ chứng minh quan hệ cha con hoặc mẹ con cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Khi đăng ký nhận cha, mẹ, con các bên phải có mặt.

2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy việc nhận cha, mẹ, con là đúng và không có tranh chấp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi vào Sổ hộ tịch, cùng người đăng ký nhận cha, mẹ, con ký vào Sổ hộ tịch và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp trích lục cho người yêu cầu.

Trường hợp cần phải xác minh thì thời hạn được kéo dài thêm không quá 05 ngày làm việc.

Sau khi bạn làm thủ tụ nhận cha con xong bạn có thể đăng ký khai sinh cho cháu theo thủ tục sau :

Thủ tục đăng ký khai sinh :

Điều 16 Luật Hộ tịch quy định về đăng ký khai sinh như sau:

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

Thẩm quyền đăng ký khai sinh theo quy định tại Điều 13 Luật Hộ tịch thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.

Tại Điều 5 hướng dẫn thi hành Luật cư trú quy định về nơi cư trú của công dân như sau:

1. Nơi cư trú của công dân là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Mỗi công dân chỉ được đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp và là nơi thường xuyên sinh sống.

2. Trường hợp không xác định được nơi cư trú của công dân theo quy định tại Khoản 1 Điều này, thì nơi cư trú của công dân là nơi người đó đang sinh sống và có xác nhận của Công an xã, phường, thị trấn.

2. Tư vấn đăng ký giấy khai sinh cho con ngoài giá thú ?

Thưa luật sư : Em hiện tại sắp sinh cháu mà e ko có giấy đăng ký kết hôn vì cha của đứa bé hiện tại đã có vợ và chưa ly hôn mà e thì ở hà nội vì lý do gia đình nên em cũng không thể về quê làm giấy khai sinh cho cháu được mà cha đứa bé thì cũng không thể làm giấy khai sinh cho cháu ở quê chồng được mà hiện tại em mới vào sài gòn dự định là sinh bé trong đó vậy em muốn làm giấy khai sinh cho cháu ở trong sài gòn thì có được không ạ. Và em muốn cháu mang họ bố ?

Trả lời:

– Điều 13 Thẩm quyền đăng ký khai sinh : ” Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh.”. Do đó nếu chị đã đăng kí tạm trú ở sài gòn thì chị có thể làm khai sinh ở sài gòn cho con, nếu chị chưa có đăng kí tạm trú thì chị phải về quê nơi đăng kí thường trú để đăng kí khai sinh cho con

– Theo Điều 16 về thủ tục đăng ký khai sinh như sau :

1. Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.

2. Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định tại khoản 1 Điều này, nếu thấy thông tin khai sinh đầy đủ và phù hợp, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh theo quy định tại khoản 1 Điều 14 của Luật này vào Sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.

Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.

3. Chính phủ quy định chi tiết việc đăng ký khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ, trẻ em sinh ra do mang thai hộ; việc xác định quê quán của trẻ em bị bỏ rơi, trẻ em chưa xác định được cha, mẹ.

Về họ của cháu bé, nếu bạn muốn cháu mang họ bố thì người bố phải thủ tục nhận con trước sau đó cháu bé mới có thể mạng họ bố và có tên bố trong giấy khai sinh được. Thủ tục nhận cha con được quy định như sau:

“Điều 32. Điều kiện đăng ký việc nhận cha, mẹ, con

1. Việc nhận cha, mẹ, con theo quy định tại Mục này được thực hiện, nếu bên nhận, bên được nhận là cha, mẹ, con còn sống vào thời điểm đăng ký nhận cha, mẹ, con và việc nhận cha, mẹ, con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con.

2. Người con đã thành niên hoặc người giám hộ của người con chưa thành niên hoặc đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự cũng được làm thủ tục nhận cha, mẹ theo quy định tại Mục này, trong trường hợp cha, mẹ đã chết; nếu việc nhận cha, mẹ là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ.”

Như vậy, căn cứ vào quy định trên thì nếu việc nhận cha con là tự nguyện và không có tranh chấp giữa những người có quyền và lợi ích liên quan đến việc nhận cha, mẹ, con thì UBND xã sẽ tiến hành làm thủ tục cho bạn nhận cha con.

– Hồ sơ nhận cha con:

+ Tờ khai theo mẫu

+ Giấy tờ, đô vật, chứng cứ chứng minh quan hệ cha con( nếu có)

– Thẩm quyền giải quyết nhận cha con: UBND xã

Sau khi được công nhận là cha con thì con bạn có thể mang họ bố và có tên bố trong giấy khai sinh.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Làm Giấy khai sinh con ngoài giá thú thì phải làm như thế nào?

Gửi Luật sư. Sau khi đọc một số tư vấn của các Luật sư công ty Xin giấy phép tôi cảm thấy tin tưởng và mong được tư vấn cho vấn đề của bản thân tôi. Chồng tôi làm trong ngành công an. Trước khi cưới, chúng tôi đã hoàn thành giấy tờ xác minh lý lịch để có giấy giới thiệu đăng ký kết hôn. Tuy nhiên sau đám cưới vì bận rộn ko đăng ký ngay, hiện đã quá thời hạn hiệu lực của giấy giới thiệu của cơ quan chồng tôi nên chúng tôi chưa làm đăng ký được.

Hiện tại, tôi chuẩn bị sinh con với Chồng của mình. Vì không có giấy đăng ký kết hôn nên tôi xác định là sẽ làm giấy khai sinh cho con (tạm chấp nhận giấy khai sinh dạng ngoài giá thú) và chồng tôi sẽ ra làm thủ tục nhận con để con có đủ tên Cha mẹ trên giấy khai sinh. Tuy nhiên, tôi còn băn khoăn 1 số vấn đề sợ rằng việc làm khai sinh cho con bị khó khăn, xin được luật sư tư vấn:

1. Theo những hướng dẫn về thủ tục khai sinh ngoài giá thú, thì trong thủ tục đó cần có: “Các giấy tờ, đồ vật hoặc các chứng cứ khác để chứng minh quan hệ cha, mẹ, con (nếu có)” nên tôi muốn hỏi rằng Giấy tờ, đồ vật này có thể là gì? Giấy giới thiệu đăng ký kết hôn của chúng tôi có sử dụng được không?

2. Chồng tôi làm trong ngành công an, thì việc nhận con có phức tạp hơn bên dân sự không? Có thể thực hiện việc ra nhận con thông thường không hay phải có giấy tờ gì liên quan đến cơ quan chồng tôi cấp không? Và việc xin khai sinh ngoài giá thú cho con có ảnh hưởng gì đến công việc của chồng tôi không?

3. Giải pháp cho tôi trong tình huống này để đảm bảo con tôi có được giấy khai sinh đủ tên cha mẹ. Chân thành cảm ơn HĐ Luật sư và rất mong sớm nhận được hồi âm của các anh chị. Trân trọng!

Làm Giấy khai sinh con ngoài giá thú thì phải làm như thế nào ?

Hướng dẫn thủ tục đăng ký khai sinh cho con – Ảnh minh họa

Trả lời:

Theo những dự kiện mà bạn cung cấp cho chúng tôi, chúng tôi xin tư vấn dựa trên các quy định pháp luật như sau:

Thẩm quyền đăng ký khai sinh bạn có thể tham khảo bài viết trên. Theo đó, bạn có thể thực hiện như sau:

Cách thức thực hiện:

Trực tiếp tại Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú của người mẹ thực hiện việc đăng ký khai sinh cho trẻ em; nếu không xác định được nơi cư trú của người mẹ, thì Ủy ban nhân dân cấp xã, nơi trẻ em đang sinh sống trên thực tế thực hiện việc đăng ký khai sinh.

Thành phần, số lượng hồ sơ.

– Thành phần hồ sơ, gồm:

+ Giấy chứng sinh (theo mẫu)

+ Nếu trẻ sinh ra ngoài cơ sở y tế thì Giấy chứng sinh được thay bằng: Văn bản xác nhận của người làm chứng (người làm chứng phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và biết rõ sự việc làm chứng; người làm chứng phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực mà mình làm chứng);

+ Trong trường hợp không có người làm chứng thì người đi khai sinh phải làm giấy cam đoan về sự việc sinh là có thực.

+ Bản sao sổ hộ khẩu của người mẹ, bản sao Chứng minh nhân dân của người đi làm giấy khai sinh.

+ Tờ khai đăng ký nhận con (theo mẫu) nếu có người nhận là cha của trẻ tại thời điểm đi đăng ký khai sinh là có thực.

+ Giấy tờ chứng minh về quan hệ cha, con (nếu có).

– Số lượng hồ sơ: 01 bộ

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc.

4. Tư vấn thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú có yếu tố nước ngoài ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi là người Việt Nam, có bạn trai là người nước ngoài. Chúng tôi sống chung với nhau nhưng không có đăng ký kết hôn.

Hiện nay, tôi đã có thai và sắp sinh, tôi muốn làm khai sinh cho con tôi có cả tên cha và mẹ.

Vậy tôi muốn hỏi là:

Chúng tôi cần phải chuẩn bị những giấy tờ gì ? Tôi nghe nói làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú, mà có tên cha và mẹ trong giấy khai sinh của con là rất khó.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Tư vấn thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú có yếu tố nước ngoài

:

Trả lời:

Chị là người Việt Nam và bạn trai của chị là người nước ngoài, anh chị có sống chung với nhau nhưng không đăng ký kết hôn. Hiện nay chị đã có thai và sắp sinh, mong muốn của chị là sau khi sinh thì con của anh chị sẽ được làm giấy khai sinh có cả tên cha và mẹ trong đó. Như vậy, để thực hiện được việc này, anh chị cần chuẩn bị giấy tờ và làm theo trình tự, thủ tục như sau đây:

Thẩm quyền đăng ký khai sinh:

Tại Khoản 1 Điều 35 quy định thẩm quyền đăng ký khai sinh của Ủy ban nhân cấp huyện như sau:

Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của người cha hoặc người mẹ thực hiện đăng ký khai sinh cho trẻ em trong các trường hợp sau đây:

1. Trẻ em được sinh ra tại Việt Nam:

a) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam còn người kia là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

b) Có cha hoặc mẹ là công dân Việt Nam cư trú ở trong nước còn người kia là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

c) Có cha và mẹ là công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài;

d) Có cha và mẹ là người nước ngoài hoặc người không quốc tịch;

Như vây, bạn có thể đến Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi bạn cư trú để thực hiện khai sinh cho con của mình theo quy định trên.

Tuy nhiên do hai người chưa đăng ký kết hôn, nên để khai sinh cho con có cả thông tin của cha và mẹ thì bạn phải thực hiện thủ tục nhận cha, con kết hợp với việc đăng ký khai sinh. Bạn có thể tham khảo các bài viết trên về thủ tục thực hiện.

5. Ghi vào sổ hộ tịch cho con đã ĐK khai sinh tại nước ngoài?

Kính thưa Luật sư!. Tôi muốn được nhờ Luật sư tư vấn một việc như sau: Tôi có quốc tịch Việt Nam. Năm 2011 tôi sang Liên Bang Nga làm việc và đã sinh cháu tại Liên Bang Nga vào năm 2012 và đã được một cơ quan của Nga đăng ký khai sinh (bằng tiến Nga).

Đến ngày 20/7/2015, con tôi được Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Ekaterinbug (Liên bang Nga) cấp giấy khai sinh, trong mục ghi chú có ghi rõ “Đã đăng ký khai sinh tại LB Nga, số H-KH N0 587199 ngày 18.12.2012”. Sau đó tháng 10/2015 tôi về nước cư trú và đăng ký kết hôn lần đầu (chồng tôi cũng lao động tại Liên Bang Nga, đã về nước cư trú vào tháng 10/2015) và đăng ký thủ tục nhận con tại UBND xã nơi cư trú của chồng tôi. Nay tôi muốn ghi vào sổ việc đăng ký khai sinh tại cơ quan có thẩm quyền ở nước ngoài tại Sở Tư pháp để sau này tiện chi việc xin cấp bản sao khai sinh nhưng Sở tư pháp trả lời do việc sinh của con tôi đã được ghi vào sổ của Tổng lãnh sự Việt Nam tại Ekaterinbug (Liên Bang Nga) nên Sở tư pháp không thể ghi vào sổ việc sinh theo quy định của Nghị định 1582/2005/NĐ-CP được. Vậy Sở tư pháp trả lời như thế có đúng không ?

Xin được cảm ơn luật sư!

Tư vấn thủ tục làm giấy khai sinh cho con ngoài giá thú có yếu tố nước ngoài

Trả lời:

Tại Khoản 3, khoản 4 Điều 3 quy định việc đăng ký hộ tịch như sau:

3. Ghi vào Sổ hộ tịch sự kiện khai sinh; kết hôn; ly hôn; hủy việc kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch; khai tử của công dân Việt Nam đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

4. Xác nhận hoặc ghi vào Sổ hộ tịch các việc hộ tịch khác theo quy định của pháp luật.

Ngoài ra, khoản 1 Điều 48 quy định thẩm quyền ghi vào Sổ hộ tịch như sau:

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi cư trú của công dân Việt Nam ghi vào Sổ hộ tịch việc khai sinh; kết hôn; giám hộ; nhận cha, mẹ, con; xác định cha, mẹ, con; nuôi con nuôi; thay đổi hộ tịch đã được giải quyết tại cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài.

Như vậy, từ quy định trên, việc khai sinh của con bạn đã được thực hiện tại nước ngoài thì được ghi vào sổ hộ tịch tại Ủy ban nhân dân cấp huyện theo quy định trên.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *