Cần thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào để đạt hiệu quả tối ưu?

Thưa Luật sư! Hiện công ty chúng tôi có sản xuất và phân phối một số mặt hàng tiêu dùng gia đình. Chúng tôi muốn bảo hộ độc quyền nhãn hiệu của Công ty cho các sản phẩm đó. Kính nhờ Luật sư tư vấn cho Công ty chúng tôi các thủ tục cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích liên quan đến nhãn hiệu của Công ty khi tung sản phẩm ra thị trường? Chúng tôi xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Công ty Xin giấy phép.

>> , gọi:

Trả lời:

Chào bạn,Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Cơ sở pháp lý

– Luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009;

Nội dung tư vấn

Để bảo hộ nhãn hiệu một cách hiệu quả, Công ty cần lưu ý các nội dung sau:

– Thứ nhất: Cần nghiên cứu và xây dựng một nhãn hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ trước khi tiến hành quảng bá và phát triển thương hiệu

– Thứ hai: Cần đăng ký bảo hộ nhãn hiệu càng sớm càng tốt.

Theo như nội dung bạn trình bày, Công ty bạn thực hiện sản xuất và phân phối các mặt hàng tiêu dùng gia đình. Như vậy, để người tiêu dùng có thể phân biệt sản phẩm của bên bạn với các bên cung cấp sản phẩm tương tự thì phải có dấu hiệu riêng biệt gắn trên hàng hoá, sản phẩm của bên bạn cung cấp.

1. Xây dựng nhãn hiệu đáp ứng điều kiện bảo hộ

Bước 1: Xác định danh mục hàng hoá/dịch vụ mà bên bạn đang và dự định cung ứng ra thị trường

Bước 2: Kiểm tra khả năng phân biệt của nhãn hiệu so với các nhãn hiệu khác trên thị trường cho các nhóm sản phẩm/dịch vụ trùng hoặc tường tự.

Lưu ý:

– Trong trường hợp nhãn hiệu của bạn bao gồm cả phần hình và phần chữ thì cần kiểm tra khả năng phân biệt của cả hai yếu tố trên. Một nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu nhãn hiệu đó đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 72 và Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009.

– Việc xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu là một việc khó và đòi hỏi có kiến thức và kinh nghiệm chuyên môn. Bởi vậy, đối với công việc trên, Công ty bạn có thể sử dụng dịch vụ của Công ty Xin giấy phép để xác định khả năng phân biệt của nhãn hiệu. Chúng tôi hỗ trợ khách hàng tra cứu sơ bộ để đánh giá khả năng của nhãn hiệu nhằm sàng lọc các nhãn hiệu trùng và tương tự (phí tra cứu tuỳ thuộc vào số lượng nhóm hàng hoá/dịch vụ và thành phần của nhãn hiệu).Trên cơ sở sữ liệu tra cứu, chúng tôi tư vấn khách hàng sửa đổi nhãn hiệu để đáp ứng điều kiện bảo hộ theo quy định.

2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Ngay sau khi xây dựng được nhãn hiệu đáp ưng điều kiện bảo hộ, Công ty bạn cần nhanh chóng tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã nêu.

Việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Công ty bạn có thể trực tiếp thực hiện hoặc sử dụng dịch vụ của Công ty Xin giấy phép.

Chi tiết dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Công ty Xin giấy phép như sau:

1. Các bước tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu:

Bước 1: Tiến hành kiểm tra sơ bộ để đánh giá khả năng đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Trường hợp 1: Nhãn hiệu có khả năng phân biệt hoặc không có khả năng phân biệt theo khuyến cáo của chúng tôi đưa ra nhưng Công ty bạn vẫn muốn tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ tiếp tục bước 2 và bước 3.

Trường hợp 2: Nhãn hiệu không có khả năng phân biệt theo khuyến cáo của chúng tôi và Công ty bạn không muốn tiếp tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì sẽ kết thúc công việc.

Bước 2 : Tiến hành chuẩn bị hồ sơ để nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục Sở hữu trí tuệ (thu phí đăng ký)

Bước 3: Phối hợp theo dõi tình trạng nhãn hiệu sau khi tiến hành nộp đơn đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ.

2.Trách nhiệm của Công ty Xin giấy phép:

– Thực hiện việc tư vấn cho bạn và Công ty về quyền lợi khi đăng ký bảo hộ, thủ tục, thời gian giải quyết việc bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam

– Thực hiện soạn thảo hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam

– Phối hợp theo dõi, phản hồi các công văn,thông báo của Cục sở hữu trí tuệ trong quá trình xử lý hồ sơ đăng ký nhãn hiệu

– Bảo vệ quyền lợi của Công ty bạn trong suốt quá trình thẩm định đơn cho đến khi được cấp văn bằng bảo hộ.

3. Quy trình xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ:

a) Thẩm định hình thức:

Là việc đánh giá tính hợp lệ của đơn theo các yêu cầu về hình thức,về đối tượng loại trừ, về quyền nộp đơn… để từ đó đưa ra kết luận đơn hợp lệ hay không hợp lệ. Thời gian thẩm định hình thức là 1 tháng kể từ ngày nộp đơn.

b) Công bố đơn hợp lệ:

Đơn đăng ký nhãn hiệu được chấp nhận là hợp lệ được công bố trên Công báo SHCN trong thời hạn 2 tháng kể từ ngày được chấp nhận là đơn hợp lệ. Nội dung công bố đơn đăng ký nhãn hiệu là các thông tin liên quan đến đơn hợp lệ ghi trong thông báo chấp nhận đơn hợp lệ, mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ kèm theo.

c) Thẩm định nội dung:

Đơn đăng ký nhãn hiệu đã được công nhận là hợp lệ được thẩm định nội dung để đánh giá khả năng cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cho đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ.

Thời hạn thẩm định nội dung đơn nhãn hiệu là 9 tháng kể từ ngày công bố đơn.

Tuy nhiên, do số lượng hồ sơ đăng ký nhãn hiệu hiện nay đang trong tình trạng quá tải nên thời gian xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu thường kéo dài trong khoảng 18-24 tháng.

Trường hợp nhãn hiệu đáp ứng các điều kiện bảo hộ thì Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu (Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu) và văn bằng này có hiệu lực kể từ ngày cấp đến hết 10 năm kể từ ngày nộp đơn. Văn bằng bảo hộ nhãn hiệu có thể gia hạn nhiều lần, mỗi lần 10 năm.

3. Phát triển và quảng bá nhãn hiệu cho các sản phẩm của Công ty

Sau khi đã tiến hành đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Công ty bạn có thể tiến hành phát triển và quảng bá các sản phẩm ra thị trường.

Việc thực hiện đúng quy trình nêu trên giúp Công ty bạn bảo hộ quyền và lợi ích liên quan đến nhãn hiệu một các tối ưu và hiệu quả. Tuy nhiên, trong thực tế, rất nhiều công ty không thực hiện theo đúng quy trình trên dẫn tới việc sau một thời gian khi đã sản xuất và cung ứng sản phẩm ra thị trường mới phát hiện nhãn hiệu hàng hoá của mình không có khả nẳng bảo hộ, thậm chí là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu của các chủ thể khác. Trong các trường hợp này, việc sửa chữa và khắc phục làm tiêu tốn rất nhiều thời gian và tiền bạc, ảnh hưởng rất nhiều đến lợi nhuận và danh tiếng của Công ty trong quá trình kinh doanh.

Đối với trường hợp đã quảng bá sản phẩm nhưng chưa đang ký thì Công ty cũng cần nhanh chóng thực hiện thủ tục đăng ký như đã nêu trên. Trường hợp nhãn hiệu phải sửa đổi thì cần lên phương án và kế hoạch sửa đổi nhãn hiệu cho phù hợp!

Trên đây là nội dung tư vấn của Công ty Xin giấy phép về các nội dung câu hỏi của bạn. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *