Thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thái Lan, Philippines

Quan hệ thương mại quốc tế ngày càng phát triển luôn tồn tại những tranh chấp pháp lý có thể phát sinh giữa các quốc gia với nhau trong đó có quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, thương hiệu của doanh nghiệp. xin giấy phép giới thiệu quy định pháp luật tại một số quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Mục lục bài viết

1. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Thái Lan

Theo luật Thái Lan, nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu được chủ sở hữu sử dụng hay có ý định sử dụng cho hàng hóa hoặc dịch vụ để phân biệt hàng hóa hoặc dịch vụ của mình với các hàng hóa, dịch vụ cùng loại của người khác.

1.1. PHẦN CHUNG

Những dấu hiệu nào có thể được đăng ký làm nhãn hiệu hàng hóa?

Để có thể được đăng ký làm nhãn hiệu hàng hóa, một dấu hiệu phải thỏa mãn các điều kiện sau:

+ Có khả năng phân biệt;

+ Không bị cấm theo các quy định của Luật nhãn hiệu hàng hóa;

+ Không trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký của người khác.

Một nhãn hiệu hàng hóa có khả năng phân biệt là nhãn hiệu hàng hóa có khả năng giúp cho công chúng/người sử dụng phân biệt được hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó với các hàng hóa hoặc dịch vụ khác.

Những dấu hiệu sau có thể được đăng ký là nhãn hiệu hàng hóa ở Thái Lan;

+ Họ, tên cá nhân không dùng theo nghĩa gốc của tên đó; hay tên của một pháp nhân/tên doanh nghiệp được thể hiện một cách đặc biệt;

+ Một hay nhiều từ không mô tả trực tiếp thuộc tính hay chất lượng của hàng hóa và không phải là tên địa lý theo quy định của Bộ trưởng Bộ Thương mại;

+ Tên hay các từ không có các thuộc tính như trong 2 mục nêu trên sẽ được coi là có thể phân biệt được, nếu được sử dụng làm nhãn hiệu hàng hóa khi hàng hóa được bán hay quảng cáo một cách rộng rãi trên cơ sở quy định của Bộ trưởng Bộ Thương mại;

+ Một tổ hợp các mầu được thể hiện một cách đặc biệt, các chữ cái, con số đã được cách điệu hay các từ được phát kiến ra;

+ Chữ ký của người nộp đơn hay của người tiền nhiệm của người đó hay chữ ký của người khác với sự cho phép sử dụng của người đó;

+ Chân dung người nộp đơn hay người khác với sự cho phép sử dụng của người đó;

+ Hình vẽ tự tạo.

Những dấu hiệu nào không được đăng ký làm nhãn hiệu hàng hóa?

1. Các phù hiệu nhà nước, các con dấu của hoàng gia hay nhà nước, các biểu trưng Chakkri, các huy hiệu và huy chương hoàng gia, các con dấu của các bộ, tỉnh…

2. Quốc kỳ của Thái Lan, các cờ hiệu, cờ chính thống của hoàng gia;

3. Các tên hoàng gia và các chữ viết tắt của các tên hoàng gia;

4. Hình ảnh của Vua, Hoàng hậu hay của người Kế vị ngôi vua;

5. Các tên, các từ, thuật ngữ hay các biểu tượng ám chỉ nhà Vua, Hoàng hậu hay của người Kế vị ngôi vua hay các thành viên của hoàng gia;

6. Quốc huy và quốc kỳ của các nước khác, biểu trưng và cờ của các tổ chức quốc tế, hình tượng của người đứng đầu các quốc gia, dấu hình thức kiểm soát và chứng nhận chất lượng hàng hóa của các nước và tổ chức quốc tế, tên của các nước và tổ chức quốc tế, trừ phi có sự cho phép của người có thẩm quyền của các nước hay tổ chức quốc tế;

7. Biểu trưng hay tên gọi của Hội “Chữ thập đỏ” hay “Chữ thập Geneva”;

8. Một dấu hiệu giống hay tương tự với huy chương, bằng khen, giấy chứng nhận hay bất cứ dấu hiệu nào khác được trao tặng tại một triển lãm hay cuộc thi thương mại do chính phủ hay cơ quan của chính phủ Thái Lan hay nước ngoài hay do các tổ chức quốc tế tổ chức, trừ phi chúng được trao tặng cho chính người nộp đơn và được sử dụng cùng với nhãn hiệu hàng hóa;

9. Bất cứ dấu hiệu nào có nội dung trái với trật tự công cộng, đạo đức hay chính sách công cộng;

10. Dấu hiệu, dù đã được đăng ký hay chưa, giống với một nhãn hiệu nổi tiếng theo quy định của Bộ Thương mại, hay tương tự tới mức làm cho công chúng nhầm lẫn về chủ sở hữu hay nguồn gốc của hàng hóa;

11. Nhãn hiệu tương tự như các dấu hiệu được nói tới tại các phần 1,2,3,5,6 hay 7 ở trên.

12. Các chỉ dẫn địa lý được bảo hộ theo Luật về các chỉ dẫn địa lý;

13. Các nhãn hiệu hàng hóa khác do Bộ Thương mại quy định.

Có nhất thiết phải đăng ký nhãn hiệu ở Thái Lan thì mới được bảo hộ không?

Ở Thái Lan, việc đăng ký nhãn hiệu không bắt buộc. Chủ sở hữu có thể sử dụng nhãn hiệu mà không cần phải đăng ký. Tuy nhiên, chủ sở hữu những nhãn hiệu không đăng ký không thể khởi kiện người vi phạm nhãn hiệu của mình nhằm mục đích ngăn chặn vi phạm và đòi bồi thường thiệt hại. Chỉ có chủ sở hữu nhãn hiệu đã đăng ký mới có các quyền đó.

Vì vậy, các doanh nghiệp Việt Nam nếu có nhu cầu phát triển sản xuất, kinh doanh ở Thái Lan nên tiến hành đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Thái Lan.

Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên là gì?

Nếu có nhiều người cùng nộp đơn xin đăng ký cho các nhãn hiệu hàng hóa giống nhau hoặc tương tự đến mức có khả năng gây nhầm lẫn cho những hàng hóa cùng loại hay hàng hóa khác loại nhưng có cùng thuộc tính thì người nào nộp đơn đầu tiên sẽ được đăng ký là chủ sở hữu của nhãn hiệu hàng hóa đó.

Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ thông báo cho tất cả những người nộp đơn, yêu cầu họ trong 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo phải trả lời xem có nhất trí với ý kiến rằng, người nộp đơn sớm nhất sẽ được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Nếu không nhất trí rằng, nhãn hiệu hàng hóa của mình giống hay tương tự với nhãn hiệu hàng hóa khác cũng đang được nộp đơn xin đăng ký thì người nộp đơn có thể khiếu nại lên Ban nhãn hiệu hàng hóa trong vòng 90 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo.

1.2. THỦ TỤC NỘP ĐƠN

Ai có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Thái Lan?

Bất kỳ cá nhân hay pháp nhân nào là chủ sở hữu nhãn hiệu đều có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Thái Lan. Để được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, người nộp đơn hoặc người đại diện của người nộp đơn phải có văn phòng hay địa chỉ ở Thái Lan để Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể liên lạc tại Thái Lan.

Nếu người nộp đơn qua đời thì bất kỳ ai trong số những người thừa kế phải thông báo cho Cơ quan đang ký nhãn hiệu hàng hóa biết trước khi nhãn hiệu được đăng ký để làm thủ tục ghi nhận quyền thừa kế đơn.

Có thể nộp một đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhiều nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ không?

KHÔNG. Một đơn xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chỉ được nộp cho một nhãn hiệu hàng hóa sử dụng đối với một nhóm hàng hóa hoặc dịch vụ. Các loại hàng hóa muốn được bảo hộ phải được liệt kê cụ thể, rõ ràng. Nếu nhãn hiệu xin đăng ký được sử dụng cho nhiều nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ thì người nộp đơn phải nộp nhiều đơn độc lập.

Việc phân loại hàng hóa được thực hiện theo quy định của Bộ Thương mại.

Có thể xin hưởng quyền ưu tiên khi nộp đơn vào Thái Lan không?

KHÔNG. Thái Lan hiện nay chưa phải là thành viên Công ước Paris. Mặt khác, Thái Lan và Việt Nam chưa ký hết một hiệp định song phương nào về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp. Vì vậy người nộp đơn Việt Nam không thể yêu cầu xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Thái Lan.

Khi đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn phải nộp những tài liệu và thông tin gì?

Người nộp đơn phải làm 10 đơn theo mẫu (Kor.01) bằng tiếng Anh hoặc tiếng Thái kèm theo những thông tin và tài liệu sau:

+ Giấy ủy quyền cho đại diện hoặc luật sư có hoạt động hợp pháp và địa chỉ ở Thái Lan. Giấy ủy quyền phải được công chứng, sau đó được xác nhận bởi đại xứ quán hoặc lãnh sự quán Thái Lan nơi gần nhất;

+ Tên, địa chỉ, quốc tịch của người nộp đơn

+ Bản sao chứng minh nhân dân hoặc hộ chiếu (nếu người nộp đơn là cá nhân)

+ Bản sao có công chứng giấy phép đăng ký kinh doanh (nếu người nộp đơn là pháp nhân);

+ 15 mẫu nhãn hiệu có kích thước mỗi chiều không lớn hơn 5 cm (nếu mẫu nhãn hiệu lớn hơn 5 cm thì người nộp đơn phải nộp thêm 50 Bạt (tiền Thái Lan) cho mỗi centimet lớn hơn);

+ Nếu nhãn hiệu là nhãn chữ bằng tiếng nước ngoài và có nghĩa thì phải dịch sang tiếng Thái Lan, hoặc phiên âm sang tiếng .

+ Danh mục sản phẩm hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu;

+ Bằng chứng về tính phân biệt của nhãn hiệu (nếu có);

Lệ phí nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Thái Lan là bao nhiêu?

+ Lệ phí nộp đơn quốc gia cho một đơn nhãn hiệu là 500 bạt.

+ Lệ phí cấp đăng ký quốc gia cho một nhãn hiệu là 300 bạt.

Lưu ý: Lệ phí trên chưa bao gồm phí luật sư, phí thông tin liên lạc.v.v… và các chi phí phát sinh khác nếu đơn nhãn hiệu bị yêu cầu sửa đổi hoặc có phản đối hay khiếu nại.

Quy trình xét nghiệm ở Thái Lan như thế nào và thời hạn là bao lâu?

Đơn nhãn hiệu được cơ quan đăng ký xét nghiệm về hình thức và nội dung.

Xét nghiệm hình thức là kiểm tra xem đơn có đầy đủ các thông tin và tài liệu theo yêu cầu hay không. Nếu đáp ứng đầy đủ, đơn được tiếp tục xét nghiệm về nội dung.

Xét nghiệm nội dung là đánh giá xem nhãn hiệu có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ theo qui định của luật nhãn hiệu Thái Lan hay không. Đồng thời, cơ quan đăng ký sẽ tra cứu xem nhãn hiệu có trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã được đăng ký trước hoặc nhãn hiệu trong đơn có ngày ưu tiên sớm hơn hay không.

Thời gian xét nghiệm đơn trung bình là 7 tháng kể từ ngày nộp đơn.

Công bố đơn

Khi đơn được chấp nhận đăng ký thì Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ ra quyết định công bố đơn theo quy định của Bộ thương mại.

Nếu sau khi ra quyết định công bố mà cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thấy rằng, nhãn hiệu đó không đáp ứng các điều kiện để được bảo hộ thì cơ quan đăng ký sẽ hủy quyết định đó và thông báo ngày cho người nộp đơn biết cùng với những lý do cụ thể, và nếu đơn đã được ông bố thì quyết định hủy việc công bố đơn cũng sẽ được công bố.

Nếu không đồng ý với quyết định này thì người nộp đơn có quyền khiếu nại lên Ban nhãn hiệu hàng hóa trong thời hạn 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Phản đối đơn được công bố được thực hiện như thế nào?

Sau khi đơn được công bố, bất kỳ ai thấy rằng nhãn hiệu đó không thể được đăng ký, hay đơn đó không phù hợp với luật nhãn hiệu, hoặc thấy rằng quyền lợi của mình bị ảnh hưởng nếu nhãn hiệu trong đơn được đăng ký đều có thể nộp đơn phản đối theo quy định của Bộ Thương mại kèm theo các luận cứ của mình trong vòng 90 ngày kể từ ngày đơn được công bố. Lệ phí phản đối là 1000 bạt.

Khi nhận được Đơn phản đối này, Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ chuyển ngay lập tức một bản sao cho người nộp đơn.

Trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được bản sao của đơn phản đối phải đưa ra những luận cứ để bảo vệ cho đơn xin đăng ký nhãn hiệu của mình và bản sao của đơn phản bác này sẽ được Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa gửi ngay lập tức cho người phản đối.

Nếu người nộp đơn không thực hiện nghĩa vụ này, đơn của họ sẽ bị coi là bị từ bỏ.

Trong quá trình xử lý đơn phản đối. Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể yêu cầu các bên cung cấp thêm các thông tin và chứng cứ.

Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa phải ngay lập tức thông báo bằng văn bản cho người phản đối và người nộp đơn về quyết định của Cơ quan đối với đơn phản đối.

Nếu không đồng ý với quyết định của Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thì người nộp đơn hay người phản đối có quyền khiếu nại lên Ban nhãn hiệu hàng hóa trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định. Ban nhãn hiệu hàng hóa phải xử lý ngay lập tức khiếu nại và thông báo bằng văn bản cho người khiếu nại về quyết định của mình.

Nếu không đồng ý với quyết định của Ban nhãn hiệu hàng hóa thì người phản đối hay người nộp đơn có thể kiện ra toà trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định.

Người nộp đơn có thể khiếu nại các quyết định của cơ quan đăng ký nhãn hiệu Thái Lan không?

CÓ. Người nộp đơn có thể khiếu nại các quyết định của Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa lên Ban nhãn hiệu hàng hóa trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa. Quyết định của Ban nhãn hiệu hàng hóa sẽ là quyết định cuối cùng.

Nếu người nộp đơn vừa không khiếu nại, vửa không tuân thủ các yêu cầu của Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thì đơn của họ bị coi là bị từ bỏ.

Thông báo từ chối đăng ký

Nếu Cơ quan đăng ký nhãn hiệu thấy rằng toàn bộ hay phần cơ bản của nhãn hiệu hàng hóa không đáp ứng các tiêu chuẩn để bảo hộ thì sẽ thông báo bằng văn bản ngay lập tức cho người nộp đơn biết về việc từ chối đăng ký và lý do từ chối.

Cấp đăng ký

Nếu đơn không bị phản đối hoặc tuy bị phản đối nhưng sau đó vẫn được chắp nhận đăng ký thì Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ ra quyết định cấp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn biết.

Trong vòng 30 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, người nộp đơn phải nộp lệ phí đăng ký. Nếu khoản lệ phí này không được nộp trong khoảng thời gian quy định thì đơn sẽ bị coi là bị từ bỏ.

Trong trường hợp người phản đối cũng nộp đơn đăng ký cho nhãn hiệu giống hay tương tự nhãn hiệu mà người đó phản đối và được Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa/Ban nhãn hiệu hàng hóa/ hay Tòa án công nhận rằng người phản đối thực sự có quyền đăng ký và nhãn hiệu của người đó đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ, thì Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ cấp đăng ký cho người phản đối mà không cần phải công bố đơn nhãn hiệu của người đó.

1.3. THỜI HẠN BẢO HỘ VÀ GIA HẠN HIỆU LỰC ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa ở Thái Lan là bao lâu?

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Thái Lan có thời hạn hiệu lực là 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm.

Khi nào chủ sở hữu phải nộp đơn xin gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu?
Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa nếu muốn gia hạn hiệu lực đăng ký nhãn hiệu phải nộp đơn cho Cơ quan trong vòng 90 ngày trước khi hết hạn hiệu lực. Nếu đơn xin gia hạn không được nộp trong thời hạn nêu trên thì đăng ký nhãn hiệu sẽ bị hủy bỏ.

Nếu Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thấy đơn xin gia hạn không phù hợp với các quy định thì họ sẽ yêu cầu người nộp đơn sửa đổi trong vòng 30 ngày, hoặc có thể được kéo dài trong những hoàn cảnh nhất định, kể từ khi nhận được yêu cầu.

Có thể chuyển giao quyền đối với nhãn hiệu đã được đăng ký không?

CÓ. Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu đã được đăng ký có thể chuyển nhượng, để lại thừa kế cùng hoặc không cùng với cơ sở kinh doanh sử dụng nhãn hiệu đăng ký đó.

Việc chuyển nhượng phải được đăng ký với Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

Đối với nhãn hiệu liên kết: chỉ được chuyển nhượng khi tất cả các nhãn hiệu liên kết đều được chuyển nhượng.

Nhãn hiệu đã đăng ký có thể bị hủy bỏ không?

Hiệu lực của Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể bị hủy bỏ trong các trường hợp sau:

+ Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa không thực hiện yêu cầu chỉnh sửa đơn xin gia hạn trong thời hạn quy định thì Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa sẽ ra quyết định hủy nhãn hiệu đó;

+ Nếu chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa không nộp đơn xin gia hạn trong khoảng thời gian quy định thì văn bằng bảo hộ nhãn hiệu sẽ bị coi là bị hủy;

+ Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa cũng có thể yêu cầu Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa đăng ký nhãn hiệu của mình. Trong trường hợp một hợp đồng li xăng đã được đăng ký với Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thì việc hủy nhãn hiệu là đối tượng của hợp đồng này phải có sự nhất trí của người cấp li xăng nếu trong hợp đồng li xăng không có các quy định khác;

+ Nếu Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thấy rằng, chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa vi phạm hoặc không tuân thủ các quy định của mình thì họ cũng có thể ra quyết định hủy đăng ký nhãn hiệu;

+ Nếu chủ sở hữu hoặc đại diện của người đó không còn văn phòng hay địa chỉ liên lạc ở Thái Lan thì Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa cũng có thể ra quyết định hủy đăng ký nhãn hiệu.

Các trường hợp hủy này phải được Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thông báo bằng văn bản ngay lập tức cho chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa bị hủy.

Nếu không đồng ý với quyết định hủy của Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể khiếu nại lên Ban nhãn hiệu hàng hóa trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được quyết định hủy và quyết định của Ban nhãn hiệu hàng hóa sẽ là quyết định cuối cùng.

Ai có thể yêu cầu hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu và nhãn hiệu bị hủy trên cơ sở nào?

Bất kỳ chủ thể nào hoặc Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể kiến nghị Ban nhãn hiệu hàng hóa hủy bỏ bất kỳ nhãn hiệu đã đăng ký nào nếu thấy nhãn hiệu tại thời điểm đăng ký:

+ Không có khả năng phân biệt;

+ Có chứa các thuộc tính bị cấm;

+ Trùng lặp với nhãn hiệu đã đăng ký của người khác cho những hàng hóa cùng loại hay hàng hóa khác loại nhưng cùng thuộc tính;

+ Tương tự với nhãn hiệu đã đăng ký của người khác tới mức gây ra sự nhầm lẫn về chủ sở hữu hay nguồn gốc hàng hóa;

+ Có nội dung trái với trật tự công cộng và đạo đức xã hội; hoặc

+ Nhãn hiệu không được sử dụng trong vòng 3 năm kể từ ngày được đăng ký (trừ trường hợp chủ sở hữu có các bằng chứng hợp lý về việc không thể sử dụng nhãn hiệu ở Thái Lan).

Khi nhận được những kiến nghị này, ngay lập tức Ban nhãn hiệu hàng hóa sẽ thông báo bằng văn bản cho chủ sở hữu nhãn hiệu biết để trả lời trong vòng 60 ngày kẻ từ ngày nhận được thông báo.

Ban nhãn hiệu hàng hóa phải thông báo cho các bên biết về quyết định hủy hay không hủy của mình.

Nếu không bằng lòng với quyết định của Ban nhãn hiệu hàng hóa, các bên có thể kiện ra tòa trong vòng 90 ngày kể từ ngày nhận được thông báo.

Ai có thể yêu cầu Tòa án hủy bỏ hiệu lực đăng ký nhãn hiệu?

Bất kỳ chủ thể nào hoặc Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa có thể kiện nghị Tòa án hủy bất kỳ nhãn hiệu đã đăng ký nào nều:

+ Tại thời điểm đăng ký, nhãn hiệu đó đã trở thành tên gọi thông thường của sản phẩm hay kiểu dáng thông thường của các loại hàng hóa mang nhãn hiệu đó tới mức mà công chúng hay giới kinh doanh không phân biệt chức năng chỉ dẫn hàng hóa của nhãn hiệu nữa; hoặc

+ Trong vòng 5 năm kể từ ngày cấp đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, bên yêu cầu hủy chứng minh được rằng mình là chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu.

Có thể thay đổi các thông tin/ chi tiết liên quan đến nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký không?

CÓ. Chủ sở hữu nhãn hiệu hàng hóa đã được đăng ký có thể yêu cầu Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ghi nhận việc thay đổi những thông tin/chi tiết sau:

+ Loại bỏ một số loại hàng hóa hoặc dịch vụ khỏi đăng ký nhãn hiệu;

+ Thay đổi tên, quốc tịch, địa chỉ và nghề nghiệp của chủ sở hữu nhãn hiệu và người đại diện (nếu có);

+ Thay đổi văn phòng hay địa chỉ để Cơ quan đăng ký nhãn hiệu hàng hóa liên lạc.

1.4. THỰC THI QUYỀN

Chủ sở hữu nhãn hiệu được đăng ký có những quyền gì?

Chủ sở hữu nhãn hiệu được đăng ký có quyền:

+ Độc quyền sử dụng nhãn hiệu đó cho các hàng hóa và/hoặc dịch vụ đã được đăng ký;

+ Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiẹp hoặc chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu cho người khác;

+ Yêu cầu bên vi phạm bồi thường thiệt hại; và

+ Khởi kiện ra tòa hình sự chống lại bên vi phạm

Các hình phạt đối với các hành vi vi phạm được áp dụng như thế nào?

Tội dối trá, cung cấp thông tin sai lệch

Bất kỳ ai thực hiện dối trá với Cơ quan đang ký nhãn hiệu hàng hóa và Ban nhãn hiệu hàng hóa trong quá trình nộp đơn đang ký, đơn phản đối và các thủ tục khác liên quan đến việc xin đăng ký, sửa đổi đăng ký, gia hạn hay hủy đăng ký, li xăng nhãn hiệu hàng hóa sẽ bị phạt tù không quá 06 tháng hay phạt không quá 10 nghìn bạt, hoặc chịu cả 2 hình phạt.

Tội làm hàng giả

Bất kỳ ai giả mạo nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu chứng nhận hay Nhãn hiệu tập thể đã được người khác đăng ký ở Thái Lan thì sẽ bị phạt tù không qua 4 năm hoặc phạt tiền không quá 400 nghìn bạt, hoặc chịu cả 2 hình phạt.

Tội lừa gạt/làm hàng nhái

Bất kỳ ai sản xuất hàng nhái nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu tập thể đã được người khác đăng ký tại Thái Lan với mục đích lừa gạt công chúng sẽ bị phạt tù không quá 2 năm hay phạt tiền không quá 200 nghìn bạt, hoặc chịu cả 2 hình phạt.

Tội nhập khẩu, phân phối hàng hóa hay cung cấp dịch vụ “giả” hay “nhái”

Bất kỳ ai:

+ Nhập khẩu, phân phối hay nắm giữ để phân phối các hàng hóa mang nhãn hiệu giả hay nhãn hiệu nhái, hoặc

+ Cung cấp dịch vụ dưới nhãn hiệu giả hay nhãn hiệu nhái sẽ chịu các hình phạt theo 2 tội làm hàng giả hay làm hàng nhái nói trên.

Tội thể hiện sai lệch nhãn hiệu

Bất kỳ ai:

+ Sử dụng một nhãn hiệu (nhãn hiệu hàng hóa, nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu tập thể) cho hàng hóa/ dịch vụ của mình theo cách thức như thể nhãn hiệu đã được đăng ký ở Thái Lan những trên thực tế chúng không được đăng ký như vậy,

+ Phân phối hay tàng trữ để phân phối các hàng hóa mang nhãn hiệu hàng hóa hay nhãn hiệu chứng nhận mà ý thức được là chúng là nhãn hiệu sai lệch như nhãn hiệu giả hoặc nhái; hoặc

+ Cung cấp dịch vụ mang nhãn hiệu dịch vụ, nhãn hiệu chứng nhận hay nhãn hiệu tập thể giả mạo hoặc nhãn hiệu nhái sẽ bị phạt tù không quá 1 năm hay phạt tiền không quá 20 nghìn bạt, hoặc chịu cả 2 hình phạt.

Tăng hình phạt

Đối với hành vi tái phạm trong vòng 5 năm kể từ ngày bị phạt trên cơ sở các tội danh trên thì sẽ bị áp dụng hình phạt tăng gấp đôi.

Xử lý hàng nhập khẩu

Hành vi phạm quyền đối với nhãn hiệu hàng hóa khi nhập khẩu vào Thái Lan sẽ bị tịch thu bất kể hành vi xâm phạm đó có bị coi là hành vi tội phạm hay không.

Xử lý hàng giả, hàng nhái, nhập khẩu hàng giả/hàng nhái

Nếu có bằng chứng rõ ràng về việc thực hiện hoặc chuẩn bị thực hiện hành vi vi phạm liên quan đến hàng giả, hàng nhái hay nhập khẩu hàng giả/hàng nhái thì chủ sở hữu nhãn hiệu có thể yêu cầu tòa án chấm dứt hay ngăn chặn hành vi xâm phạm đó.

2. Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Philippines

Theo Luật của Philippines, nhãn hiệu là bất kỳ dấu hiệu nào nhìn thấy được có khả năng phân biệt hàng hóa (gọi là nhãn hiệu hàng hóa) hoặc các dịch vụ (gọi là nhãn hiệu dịch vụ) của một doanh nghiệp và bao gồm cả bao bì của hàng hóa sản phẩm. Như vậy, tất cả các dấu hiệu có khả năng phân biệt các hàng hóa hoặc dịch vụ đều có thể đăng ký là nhãn hiệu tại Philippines.

2.1. PHẦN CHUNG

>>

Các dấu hiệu nào không được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Philippines?

Các dấu hiệu không được đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Philippines bao gồm:

  1. Dấu hiệu có nội dung trái với đạo đức xã hội và trật tự công cộng, lừa dối hoặc gây phản cảm đối với xã hội;
  2. Dấu hiệu có chứa đựng hoặc bất kỳ sự mô phỏng nào giống với hình quốc kỳ, huy hiệu hoặc phù hiệu của Philippines, hoặc của bất kỳ nước nào;
  3. Dấu hiệu mang tính chất mô tả hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu;
  4. Dấu hiệu chứa đựng tên, hình ảnh hoặc chữ ký của một cá nhân nào đó còn sống, trừ khi được phép của người đó, hoặc tên, hình ảnh hoặc chữ ký của Tổng thống Philippines đã qua đời nhưng trong thời gian vợ góa của tổng thống còn sống, trừ khi được người vợ góa đó đồng ý;
  5. Dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đã đăng ký hoặc nhãn hiệu của người khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn được dùng cho hàng hóa hoặc dịch vụ cùng loại hoặc có liên quan với nhau;
  6. Dấu hiệu trùng lặp hoặc tương tự gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng trên thế giới và Philippines;
  7. Dấu hiệu có khả năng lừa dối công chúng, đặc biệt là về bản chất, chất lượng, đặc tính hoặc nguồn gốc địa lý của hàng hóa hoặc dịch vụ;
  8. Dấu hiệu hoặc chỉ dẫn đã trở thành tên gọi thông thường của hàng hóa hoặc dịch vụ theo ngôn ngữ thông dụng và được dùng trong thực tế thương mại;
  9. Dấu hiệu hoặc chỉ dẫn dùng trong thươngmại chỉ chủng loại, chất lượng, số lượng, mục đích, giá trị, nguồn gốc địa lý, thời gian hoặc việc sản xuất các hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ, hoặc các đặc tính khác của hàng hóa hoặc dịch vụ;
  10. Hình dáng bắt buộc phải có do các yếu tố kỹ thuật hoặc do bản chất của bản thân sản phẩm hoặc các yếu tố tác động đến giá trị bên trong của chúng;
  11. Chỉ có riêng màu sắc, trừ khi được định dạng theo mẫu nào đó;

Có bắt buộc phải đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ở Philippines để được bảo hộ không?

KHÔNG. Pháp luật Philippines thừa nhận và bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đối với các nhãn hiệu chưa đăng ký trong một thời gian không xác định chừng nào nhãn hiệu vẫn được chủ sở hữu sử dụng liên tục tại Philippines, và công chúng phân biệt được hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó với hàng hóa hoặc dịch vụ của người khác. Chủ sở hữu những nhãn hiệu không đăng ký này có thể bảo vệ quyền của mình thông qua luật về cạnh tranh không lành mạnh.

Tuy nhiên, chỉ có chủ sở hữu nhãn hiệu đã được đăng ký tại Philippines hoặc người được chủ sở hữu cấp lixăng sử dụng nhãn hiệu mới có quyền khởi kiện bên thứ ba sử dụng trái phép nhãn hiệu của mình theo thủ tục tố tụng hình sự. Ngoài ra, quyền khiếu nại vi phạm nhãn hiệu và các chế tài theo luật nhãn hiệu hàng hóa của Philippines chỉ có hiệu lực đối với những nhãn hiệu đã được đăng ký tại Philippines.

Philippines có áp dụng nguyên tắc “nộp đơn dầu tiên” hay không?

CÓ. Quyền độc quyền đối với nhãn hiệu được cấp cho người nào nộp đơn đăng ký nhãn hiệu trước trong số những đơn đăng ký cùng một nhãn hiệu cho một nhóm sản phẩm tại Cơ quan đăng ký nhãn hiệu Philippines.

Bạn có thể xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris khi đăng ký nhãn hiệu vào Philippines hay không?

CÓ. Philippines và Việt Nam đều là thành viên Công ước Paris về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp, vì vậy doanh nghiệp Việt Nam có thể xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào Philippines với điều kiện đơn phải được nộp ở Philippines trong vòng 6 tháng kể từ ngày nộp đơn đầu tiên cho cùng một nhãn hiệu ở Việt Nam hoặc ở bất kỳ một nước thành viên Công ước Paris hoặc kể từ ngày hàng hóa mang nhãn hiệu đó được trưng bày đầu tiên tại triển lãm quốc tế chính thức tại một trong những nước thành viên Công ước Paris. Trong trường hợp xin hưởng quyền ưu, ngày nộp đơn tại Philippines sẽ được tính theo ngày nộp đơn đầu tiên hoặc ngày nhãn hiệu được sử dụng đầu tiên tại triển lãm quốc tế.

Bạn có thể nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa trực tiếp với cơ quan đăng ký ở Philippines được không?

Nếu người nộp đơn không phải người cư trú hợp pháp hoặc không có cơ sở kinh doanh hợp pháp ở Philippines thì phải nộp đơn qua đại diện tại Philippines.

2.2. THỦ TỤC NỘP ĐƠN

Ai có quyền nộp đơn đăng ký nhãn hiệu ở Philippines?

Bất kỳ cá nhân hay pháp nhân nào sản xuất hoặc kinh doanh hàng hóa hợp pháp, người tham gia hoạt động kinh doanh hợp pháp, hoặc người cung cấp dịch vụ trong thương mại, có sử dụng trong thực tế nhãn hiệu hàng hóa hoặc dịch vụ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ cho khách hàng thì đều có quyền đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hoặc nhãn hiệu dịch vụ ở Philippines.

Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa vào Philippines tại đâu?

Để đăng ký nhãn hiệu vào Philippines, người nộp đơn phải nộp các tài liệu theo yêu cầu tại Phòng Nhãn hiệu hàng hóa thuộc Cơ quan Sở hữu trí tuệ của Philippines. Phòng Nhãn hiệu chịu trách nhiệm tra cứu, xét nghiệm và xử lý các đơn nhãn hiệu.

Để đăng ký nhãn hiệu vào Philippines bạn phải nộp các tài liệu và thông tin gì?

Cá nhân, pháp nhân Việt Nam muốn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa vào Philippines cần cung cấp cho đại diện được ủy quyền các tài liệu và thông tin sau:

+ Giấy ủy quyền có công chứng;

+ Tên, địa chỉ và quốc tịch của người nộp đơn.

+ 20 mẫu nhãn hiệu;

+ Mô tả nhãn hiệu và dịch nghĩa của nhãn hiệu nếu là nhãn hiệu từ ngữ;

+ Danh mục sản phẩm và/hoặc dịch vụ;

+ Giấy đăng ký kinh doanh (nếu người nộp đơn là pháp nhân);

+ Tuyên bố về tài sản của công ty (khai rõ tài sản nhỏ hơn 15 triệu Pêso hay bằng hoặc lớn hơn 15 triệu Pêso)

+ Tài liệu về đơn ưu tiên (nếu đơn xin hưởng quyền ưu tiên theo Công ước Paris)

+ Lệ phí nộp đơn

Lưu ý: Trong vòng 3 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký nhãn hiệu vào Philippines, người nộp đơn hoặc người đăng ký phải nộp một số bản tuyên bố sử dụng nhãn hiệu trong thực tế ở Philippines kèm theo các bằng chứng sử dụng, nêu không – đơn nhãn hiệu sẽ bị từ chối hoặc đăng ký nhãn hiệu sẽ bị loại khỏi đăng bạ quốc gia.

Lệ phí quốc gia đăng ký nhãn hiệu vào Philippines là bao nhiêu?

Philippines áp dụng hai mức lệ phí quốc gia khác nhau cho hai loại doanh nghiệp nhỏ và lớn. Doanh nghiệp nhỏ là doanh nghiệp có tài sản dưới 15 triệu pêsô, doanh nghiệp lớn là những doanh nghiệp tuyên bố tài sản bằng hoặc lớn hơn 15 triệu pêsô.

Phí nộp đơn tương ứng cho doanh nghiệp nhỏ là 830 pêsô/nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ và doanh nghiệp lớn là 1660 pêsô/nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tương tự, lệ phí cấp bằng tương ứng cho công ty nhỏ và công ty lớn là 140 pêsô và 280 pêsô.

2.3. XỬ LÝ ĐƠN

Đơn nhãn hiệu được xử lý như thế nào và thời hạn xét nghiệm là bao lâu?

Đơn đăng ký nhãn hiệu được xét nghiệm về hình thức xem có đầy đủ những thông tin và tài liệu theo yêu cầu hay không. Nếu đáp ứng đầy đủ, cơ quan đăng ký sẽ thông báo cho người nộp đơn trong đó nêu rõ số đơn và ngày nộp đơn. Sau đó đơn được chuyển sang giai đoạn xét nghiệm nội dung, tức là xem xét dấu hiệu hàng hóa theo luật nhãn hiệu hay không. Thời hạn xét nghiệm đơn nhãn hiệu ở Philippines khoảng từ 15-20 tháng. Những đơn nhãn hiệu được chấp nhận đăng ký sẽ được công bố trên Công báo trong vòng 3 tháng để bên thứ ba có cơ hội phản đối.

Nếu hết thời hạn công bố mà không có bên thứ ba phản đối thì cơ quan đăng ký sẽ cấp Giấy đăng ký nhãn hiệu.

Nếu muốn phản đối đơn nhãn hiệu ở Philippines thì phải làm thế nào?

Bất kỳ bên thứ ba nào nếu có căn cứ cho rằng nhãn hiệu được đăng ký sẽ gây thiệt hại đến quyền và lợi ích chính đáng của mình có thể nộp đơn phản đối lên Cơ quan sở hữu trí tuệ Philippines trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày công bố đơn nhãn hiệu trên công báo. Người phản đối phải nêu rõ lý do kèm theo các tài liệu chứng minh lý do phản đối của mình (ví dụ bản sao đăng ký nhãn hiệu đã được đăng ký tại các nước khác hoặc các bằng chứng khác bằng tiếng Anh).

Có thể khiếu nại quyết định của Cơ quan đăng ký nhãn hiệu được không?

CÓ. Nếu sau khi xét nghiệm đơn nhãn hiệu, người nộp đơn bị từ chối vì bất kỳ lý do nào. Cơ quan đăng ký sẽ thông báo lý do cho người nộp đơn và người nộp đơn có thời hạn 4 tháng để trả lời hoặc sửa đổi đơn của mình, và sau đó đơn sẽ được xét nghiệm lại. Người nộp đơn có thể nộp lên người đứng đầu Cơ quan sở hữu trí tuệ Philippines để khiếu nại quyết định từ chối cuối cùng của trưởng phòng đăng ký nhãn hiệu.

2.4. THỜI HẠN BẢO HỘ VÀ GIA HẠN HIỆU LỰC

Thời hạn bảo hộ đăng ký nhãn hiệu ở Philippines là bao nhiêu lâu và duy trì hiệu lực như thế nào?

Đăng ký nhãn hiệu ở Philippines được bảo hộ trong thời hạn 10 năm, với điều kiện người đăng ký phải nộp bản tuyên bố sử dụng kèm theo bằng chứng sử dụng, hoặc nộp tuyên bố không sử dụng nhãn hiệu trong đó nêu rõ lý do chính đáng ngăn trở việc sử dụng nhãn hiệu. Những tuyên bố trên phải được nộp trong vòng 1 năm sau 5 năm kể từ ngày đăng ký nhãn hiệu. Nếu không nộp bằng chứng sử dụng, đăng ký nhãn hiệu sẽ bị loại bỏ khỏi Đăng bạ quốc gia.

Hiệu lực đăng ký nhãn hiệu tại Philippines có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Chủ sở hữu nhãn hiệu phải nộp đơn xin gia hạn hiệu lực trong vòng 6 tháng trước khi hết hạn hoặc 6 tháng sau khi hết hạn với điều kiện phải trả thêm phí gia hạn muộn. Lệ phí gia hạn quốc gia trước thời hạn là 2.070 pêsô/nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ (đối với doanh nghiệp nhỏ) hoặc 4.140 pêsô/nhóm sản phẩm hoặc dịch vụ (đối với doanh nghiệp lớn).

Nhãn hiệu được đăng ký có thể bị hủy bỏ vì những lý do nào?

Bất kỳ ai cũng có thể nộp đơn tại Văn phòng giải quyết khiếu nại để yêu cầu hủy bỏ đăng ký nhãn hiệu của người khác ở Philippines với một trong các lý do sau:

+ Nhãn hiệu được đăng ký không đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ;

+ Nhãn hiệu đã trở thành tên gọi thông thường của sản phẩm hoặc dịch vụ;

+ Nhãn hiệu đã bị từ bỏ;

+ Nhãn hiệu được sử dụng nhằm chỉ dẫn sai nguồn gốc sản phẩm hoặc dịch vụ;

+ Nhãn hiệu không được chủ sở hữu sử dụng liên tục tại Philippines hoặc không được li-xăng cho người khác sử dụng liên tục trong thời gian 3 năm hoặc lâu hơn kể từ ngày được đăng ký mà không có lý do chính đáng.

Đơn đăng ký nhãn hiệu hoặc đăng ký nhãn hiệu có thể được chuyển nhượng cho người khác được không?

CÓ. Người nộp đơn hoặc chủ sở hữu nhãn hiệu có thể chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp nhãn hiệu cho người khác. Việc chuyển nhượng phải được lập bằng văn bản và đăng ký tại Cơ quan đăng ký nhãn hiệu và nộp phí chuyển nhượng thì mới có hiệu lực pháp luật.

Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể cấp lixăng sử dụng nhãn hiệu của mình được không?

CÓ. Chủ sở hữu nhãn hiệu có thể cấp lixăng cho người khác sử dụng nhãn hiệu của mình đối với toàn bộ hoặc một phần hàng hóa hoặc dịch vụ mang nhãn hiệu đó, kèm theo các yêu cầu về chất lượng của hàng hóa hoặc dịch vụ mà người được cấp li-xăng phải tuân theo.

1.5. THỰC THI QUYỀN

Bạn phải làm gì khi nhãn hiệu của mình bị vi phạm ở Philippines?

Chủ sở hữu nhãn hiệu là cá nhân hoặc pháp nhân nước ngoài không có hoạt động kinh doanh tại Philippines có quyền khởi kiện người vi phạm nhãn hiệu hoặc có hành vi cạnh tranh không lành mạnh theo thủ tục tố tụng dân sự hoặc yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính đối với người vi phạm theo luật pháp của Philippines. Đối với nhãn hiệu đăng ký, hành vi xâm phạm có thể bị xử lý theo trình tự hình sự.

3. Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hiệu hàng hoá là những dấu hiệu để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.

>>

Nhãn hiệu gồm:

– Nhãn hiệu gắn vào sản phẩm, bao bì sản phẩm để phân biệt sản phẩm cùng loại của các cơ sở sản xuất khác nhau;

– Nhãn hiệu dịch vụ gắn vào phương tiện dịch vụ để phân biệt dịch vụ cùng loại của các cơ sở kinh doanh, dịch vụ khác nhau.

Chúng tôi, Minh Khuê hội đủ các chức năng để có thể tiến hành các công việc liên quan đến tra cứu, đăng ký và bảo vệ quyền của chủ sở hữu văn bằng bảo hộ theo đúng quy định của pháp luật

1. Về Thời gian:

Theo quy định, thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hóa kéo dài khoảng 9 tháng. Cụ thể:

– Giai đoạn xét nghiệm hình thức (02 tháng). Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đánh giá về chủ thể nộp đơn, phân nhóm và các thủ tục về mặt hình thức khác.

– Giai đoạn Xét nghiệm nội dung đơn (07 tháng). Trong giai đoạn này, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ đánh giá khả năng phân biệt của nhãn hiệu đối với sản phẩm và dịch vụ xin đăng ký và khả năng tương tự gây nhầm lẫn với các quyền sở hữu công nghiệp đã được xác lập trước (như Đơn nhãn hiệu đã được nộp trước, Nhãn hiệu đã được đăng ký trước…)

– Để biết thêm chi tiết, quý Công ty xin vui long tham khảo file Lịch trình công việc gửi kèm. Trên thực tế, thời gian trên có thể kéo dài hơn tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể

2. Về thông tin và tài liệu để nộp đơn Đăng ký Nhãn hiệu

Đề nghị Quý công ty cung cấp cho chúng tôi những tài liệu sau:

– 20 mẫu nhãn hiệu (yêu cầu nộp đồng thời với đơn); Kích thước nhãn không nhỏ hơn 15x 15mm và không lớn hơn 80 x 80mm

– Một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh;

– Danh mục liệt kê hàng hóa/dịch vụ đăng ký cho nhãn hiệu

– Giấy uỷ quyền cho Công ty luật Minh Khuê làm người Đại diện (mẫu gửi kèm)

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Tổng đài tư vấn luật Sở hữu trí tuệ trực tuyến : 0986.386.648

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

LIÊN HỆ VỚI CHÚNG TÔI ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN HỖ TRỢ! Trân trọng./.

Bộ phận luật sư Sở hữu Trí tuệ – Công ty luật Minh Khuê

————————————–

THAM KHẢO DỊCH VỤ TƯ VẤN LUẬT LIÊN QUAN:

1. ;

2. ;

3. ;

4. ;

5. ;

6. ;

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *