Những điều cần biết khi kinh doanh shop Mỹ Phẩm ?

Kinh doanh mỹ phẩm đặc biệt là bán các sản phẩm mỹ phẩm online (trực tuyến) trên mạng xã hội là một trong những ngành nghề kinh doanh khá HOT gần đây. Vậy, người kinh doanh mỹ phẩm cần hiểu rõ những vấn đề pháp lý nào ? xin giấy phép hướng dẫn cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Những điều cần biết khi kinh doanh shop Mỹ Phẩm ?

Thưa luật sư, con có một vấn đề thắc mắc, mong luật sư giải đáp giúp con ạ. Năm nay con 26 tuổi, con muốn mở shop Mỹ phẩm, Mỹ phẩm do có người quen ở nước ngoài gửi về, là hàng xách tay của Nga, số vốn là 100 triệu, diện tích 20m.

Luật Sư cho con hỏi là thủ tục để mình kinh doanh thế nào ạ? Thuế sẽ phải đóng là thuế gì ạ? Khi người ta kiểm tra chất lượng hàng hoá mình thì phải làm sao ạ? Trường hợp nào thì mình sẽ bị phạt ạ?

Dạ con cảm ơn Luật sư đã đọc thư của con.

Mong nhận hồi âm của Luật sư ạ!

Những điều cần biết khi kinh doanh shop Mỹ Phẩm ?

Luật sư tư vấn kinh doanh mỹ phẩm trực tuyến, gọi:

Trả lời:

1. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh:

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 của về hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh:

” 1. Cá nhân hoạt động th­ương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động đ­ược pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác như­ng không thuộc đối t­ượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “th­ương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động th­ương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các th­ương nhân đ­ược phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, n­ước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc ng­ười bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: đánh giày, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, th­ường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

Điều 66 , cụ thể:

” Điều 66. Hộ kinh doanh

1. Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

2. Hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, làm dịch vụ có thu nhập thấp không phải đăng ký, trừ trường hợp kinh doanh các ngành, nghề có điều kiện, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định mức thu nhập thấp áp dụng trên phạm vi địa phương.

3. Hộ kinh doanh có sử dụng từ mười lao động trở lên phải đăng ký thành lập doanh nghiệp theo quy định”

Như vậy, trường hợp của bạn thì bạn phải tiến hành thành lập và đăng ký hộ kinh doanh. Trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định tại Điều 71 Nghị định 78/2015/NĐ- CP như sau:

” Điều 71. Hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh

1. Cá nhân, nhóm cá nhân hoặc người đại diện hộ gia đình gửi Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh. Nội dung Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh gồm:

a) Tên hộ kinh doanh, địa chỉ địa điểm kinh doanh; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có);

b) Ngành, nghề kinh doanh;

c) Số vốn kinh doanh;

d) Số lao động;

đ) Họ, tên, chữ ký, địa chỉ nơi cư trú, số và ngày cấp Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân thành lập hộ kinh doanh đối với hộ kinh doanh do nhóm cá nhân thành lập, của cá nhân đối với hộ kinh doanh do cá nhân thành lập hoặc đại diện hộ gia đình đối với trường hợp hộ kinh doanh do hộ gia đình thành lập.

Kèm theo Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh phải có bản sao hợp lệ Thẻ căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân hoặc Hộ chiếu còn hiệu lực của các cá nhân tham gia hộ kinh doanh hoặc người đại diện hộ gia đình và bản sao hợp lệ biên bản họp nhóm cá nhân về việc thành lập hộ kinh doanh đối với trường hợp hộ kinh doanh do một nhóm cá nhân thành lập.“.

2. Thuế sẽ phải đóng là thuế gì?

Các loại thuế bạn sẽ phải nộp theo luật định đó là: Thuế môn bài, Thuế GTGT và Thuế thu nhập cá nhân. Trường hợp, bạn thực hiện nhập khẩu mỹ phẩm thì bạn sẽ cần nộp thuế nhập khẩu theo quy định pháp luật.

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các , Khoản 7 Điều 2 hướng dẫn Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và Khoản 25 Điều 4 ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Luật thuế giá trị gia tăng và ngày 18/12/2013:

– Đối với hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm thì không phải nộp thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng.

– Đối tượng thực hiện là hộ, cá nhân kinh doanh có doanh thu trên 100 triệu đồng/ năm thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán ổn định trong 1 năm.

Về cách tính các loại thuế trên, bạn có thể tham khảo các bài viết khác trên trang chủ để biết thêm chi tiết.

3. Quản lý nhà nước về đưa mỹ phẩm ra thị trường?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 quy định về công bố sản phẩm mỹ phẩm:

“1. Các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm mỹ phẩm ra thị trường chỉ được phép đưa mỹ phẩm ra lưu thông khi đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và phải hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính an toàn, hiệu quả và chất lượng sản phẩm. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành kiểm tra hậu mại khi sản phẩm lưu thông trên thị trường.

Điều 4 Thông tư 06/2011/TT- BYT quy định về hồ sơ công bố sản phẩm, mỹ phẩm:

“Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các tài liệu sau:

1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);

3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.

4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.

b) CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

Do đó, khi cơ quan có thẩm quyền đến kiểm tra chất lượng hàng hóa thì bạn phải đưa ra được đầy đủ các giấy tờ như đã nêu trong hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm và sản phẩm của bạn phải đạt chuẩn theo quy định tại . Trường hợp bạn hoạt động kinh doanh mà có đầy đủ các giấy tờ, thủ tục và các yêu cầu nêu trên thì bạn sẽ bị xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật liên quan.

2. Trên nhãn mỹ phẩm cần những thông tin gì ?

Trả lời:

Căn cứ khoản 14 Phụ lục I quy định về nhãn hàng hóa :

Điều 12. Nội dung bắt buộc phải ghi trên nhãn hàng hóa theo tính chất của sản phẩm

11. Mỹ phẩm:

a) Định lượng;

b) Thành phần hoặc thành phần định lượng;

c) Số lô sản xuất;

d) Ngày sản xuất hoặc hạn sử dụng/hạn dùng;

đ) Với những sản phẩm có độ ổn định dưới 30 tháng, bắt buộc phải ghi ngày hết hạn.

e) Hướng dẫn sử dụng, trừ khi dạng trình bày thể hiện rõ cách sử dụng của sản phẩm

g) Thông tin cảnh báo.”

Như vây, đối với hàng hóa là mỹ phẩm thì trên nhãn hiệu của hàng hóa phải có đủ thông tin nêu trên. Trong trường hợp mỹ phẩm của bạn có kích thước quá nhỏ mà không thể ghi đầy đủ những thông tin nêu trên, thì theo quy định tại Khoản 3 Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP:

Điều 6: Vị trí nhãn hàng hóa

3. Trường hợp do kích thước của hàng hóa không đủ để thể hiện tất cả các nội dung bắt buộc trên nhãn thì phải ghi những nội dung quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này trên nhãn hàng hóa, những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Đối với hàng hóa là trang thiết bị y tế thì việc thể hiện những nội dung quy định tại điểm d khoản 1 Điều này được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I của Nghị định này.

Với trường hợp sản phẩm mỹ phẩm của bạn có kích thước quá nhỏ thì những nội dung sau bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa:

+ Tên hàng hóa

+ Tên tổ chức

+ Cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa

+ Định lượng

+ Ngày sản xuất, hạn sử dụng

+ Xuất xứ hàng hóa

Các thông tin cần thiết còn lại như hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản, thành phần,… phải được ghi trong tài liệu kèm theo hàng hóa và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

3. Mỹ phẩm tại hội trợ/triển lãm có thể đăng ký dưới dạng tạm nhập, tái xuất được không ?

Xin giấy phép tư vấn thủ tục đăng ký tạm nhập tái xuất đối với hàng hóa là Mỹ phẩm ở các hội trợ, triển lãm trong nước:

1. Hồ sơ cấp Giấy phép tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập, chuyển khẩu hàng hóa

– Căn cứ Điều 53 Nghị định 08/2015/NĐ-CP ngày 21/01/2015 thủ tục hải quan đối với hàng hóa tạm nhập – tái xuất, tạm xuất – tái nhập dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm của Chính phủ quy định:

1. Hồ sơ hải quan đối với hàng hóa tạm nhập – tái xuất:

a) Tờ khai hải quan theo mẫu do Bộ Tài chính ban hành;

b) Chứng từ vận tải trong trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt: 01 bản chụp;

c) Văn bản có xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về tổ chức hội chợ, triển lãm (trừ tạm nhập – tái xuất để giới thiệu sản phẩm): 01 bản chụp;

d) Giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật có liên quan: 01 bản chính.

2. Thời hạn tái xuất, tái nhập

– Hàng hoá tạm nhập khẩu để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại tại Việt Nam phải được tái xuất khẩu trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày kết thúc hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm đã đăng ký với cơ quan hải quan.

– Thời hạn tạm xuất khẩu hàng hoá để tham gia hội chợ, triển lãm thương mại, giới thiệu sản phẩm ở nước ngoài là một năm, kể từ ngày hàng hoá được tạm xuất khẩu; nếu quá thời hạn nêu trên mà chưa được tái nhập khẩu thì hàng hoá đó phải chịu thuế và các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật Việt Nam.

– Việc bán, tặng hàng hoá tại hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm thực hiện theo quy định tại Điều 136, Điều 137 Luật Thương mại và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Trân trọng ./.

4. Bán mỹ phẩm mà chỉ có hóa đơn bán lẻ từ container có bị vi phạm không?

Luật sư tư vấn:

Theo tại Điều 35 Thông tư 06/2011/TT-BYT quản lý mỹ phẩm quy định nhập khẩu mỹ khẩu:

“1. Các sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm còn hiệu lực được phép nhập khẩu vào Việt Nam. Thủ tục nhập khẩu thực hiện tại cơ quan Hải quan theo quy định hiện hành. Khi làm thủ tục nhập khẩu, doanh nghiệp xuất trình với cơ quan Hải quan Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm đã được Cục Quản lý dược – Bộ Y tế cấp số tiếp nhận.

2. Nhập khẩu mỹ phẩm trong một số trường hợp đặc biệt (không bắt buộc phải thực hiện công bố sản phẩm mỹ phẩm theo quy định của Thông tư này):

a) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải gửi đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm tới Cục Quản lý dược – Bộ Y tế (Phụ lục số 14-MP). Số lượng tối đa cho mỗi sản phẩm là 10 mẫu.

Đơn hàng nhập khẩu mỹ phẩm dùng cho nghiên cứu, kiểm nghiệm được làm thành 03 bản. Sau khi được phê duyệt, 02 bản được lưu tại Cục Quản lý dược, 01 bản gửi đơn vị. Bản gửi đơn vị có đóng dấu “Bản gửi doanh nghiệp” để trình cơ quan Hải quan khi làm thủ tục thông quan.

Các sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu để nghiên cứu, kiểm nghiệm phải được sử dụng đúng mục đích, không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.

b) Tổ chức, cá nhân nhận mỹ phẩm là quà biếu, quà tặng làm thủ tục nhập khẩu tại cơ quan Hải quan theo quy định. Tổng trị giá mỗi lần nhận không vượt quá định mức hàng hóa được miễn thuế theo quy định hiện hành.

Các mẫu mỹ phẩm nhập khẩu là quà biếu, quà tặng không được phép đưa ra lưu thông trên thị trường.

c) Tổ chức, cá nhân nhập khẩu mỹ phẩm để trưng bày tại hội chợ, triển lãm và các trường hợp tạm nhập tái xuất khác phải làm thủ tục xin cấp giấy phép tạm nhập tái xuất của Bộ Công Thương theo quy định hiện hành.”

Như vậy, quy định để mỹ phẩm nhập khẩu được lưu hành tại Việt Nam gồm: Làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm tại cơ quan Hải quan; tiếp theo là làm thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Thứ nhất: Làm thủ tục nhập khẩu mỹ phẩm tại cơ quan Hải quan.

Theo Điều 24 Luật hải quan 2014 quy định hồ sơ hải quan như sau:

“1. Hồ sơ hải quan gồm:

a) Tờ khai hải quan hoặc chứng từ thay thế tờ khai hải quan;

b) Chứng từ có liên quan.

Tùy từng trường hợp, người khai hải quan phải nộp hoặc xuất trình hợp đồng mua bán hàng hóa, hóa đơn thương mại, chứng từ vận tải, chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa, giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra hoặc miễn kiểm tra chuyên ngành, các chứng từ liên quan đến hàng hóa theo quy định của pháp luật có liên quan.

2. Chứng từ thuộc hồ sơ hải quan là chứng từ giấy hoặc chứng từ điện tử. Chứng từ điện tử phải bảo đảm tính toàn vẹn và khuôn dạng theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

3. Hồ sơ hải quan được nộp, xuất trình cho cơ quan hải quan tại trụ sở cơ quan hải quan.

Trường hợp áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua hệ thống thông tin tích hợp.

4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mẫu tờ khai hải quan, việc sử dụng tờ khai hải quan và chứng từ thay thế tờ khai hải quan, các trường hợp phải nộp, xuất trình chứng từ có liên quan quy định tại khoản 1 Điều này.”

Trình tự, thủ tục hải quan được thực hiện theo Điều 21 Luật hải quan 2014 như sau:

Điều 21. Thủ tục hải quan

1. Khi làm thủ tục hải quan, người khai hải quan có trách nhiệm:

a) Khai và nộp tờ khai hải quan; nộp hoặc xuất trình chứng từ thuộc hồ sơ hải quan theo quy định tại Điều 24 của Luật này;

b) Đưa hàng hóa, phương tiện vận tải đến địa điểm được quy định để kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

c) Nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan.

2. Khi làm thủ tục hải quan, cơ quan hải quan, công chức hải quan có trách nhiệm:

a) Tiếp nhận và đăng ký hồ sơ hải quan;

b) Kiểm tra hồ sơ hải quan và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải;

c) Tổ chức thu thuế và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật về thuế, phí, lệ phí và quy định khác của pháp luật có liên quan;

d) Quyết định việc thông quan hàng hóa, giải phóng hàng hóa, xác nhận phương tiện vận tải đã hoàn thành thủ tục hải quan.”

Bên cạnh đó, để đáp ứng tiêu chuẩn cho phép nhập khẩu một mặt hàng, bạn còn phải đảm bảo điều kiện quy định tại Điều 34 Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa năm 2007 về điều kiện bảo đảm chất lượng hàng hóa nhập khẩu, nghĩa vụ của người nhập khẩu quy định tại Điều 12 của Luật chất lượng sản phẩm hàng hóa 2007.

Thứ hai: Làm thủ tục công bố sản phẩm mỹ phẩm.

Theo Điều 4 Thông tư 06/2011/TT-BYT quy định Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm như sau:

“Hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm bao gồm các tài liệu sau:

1. Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm (02 bản) kèm theo dữ liệu công bố (bản mềm của Phiếu công bố);

2. Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường (có chữ ký và đóng dấu của doanh nghiệp). Trường hợp mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất thì phải có bản sao Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của nhà sản xuất (có chứng thực hợp lệ);

3. Bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ Giấy ủy quyền của nhà sản xuất hoặc chủ sở hữu sản phẩm ủy quyền cho tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường được phân phối sản phẩm mỹ phẩm tại Việt Nam (áp dụng đối với mỹ phẩm nhập khẩu và mỹ phẩm sản xuất trong nước mà tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm đưa sản phẩm ra thị trường không phải là nhà sản xuất). Đối với sản phẩm nhập khẩu thì Giấy uỷ quyền phải là bản có chứng thực chữ ký và được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Giấy uỷ quyền phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại Điều 6 Thông tư này.

4. Giấy chứng nhận lưu hành tự do (CFS): Chỉ áp dụng đối với trường hợp công bố sản phẩm mỹ phẩm nhập khẩu và đáp ứng các yêu cầu sau:

a) CFS do nước sở tại cấp là bản chính hoặc bản sao có chứng thực hợp lệ, còn hạn. Trường hợp CFS không nêu thời hạn thì phải là bản được cấp trong vòng 24 tháng kể từ ngày cấp.

b) CFS phải được hợp pháp hoá lãnh sự theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hoá lãnh sự theo các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.”

Cách lập phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm và dữ liệu công bố được quy định tại Điều 5; Thủ tục tiếp nhận và giải quyết hồ sơ công bố sản phẩm mỹ phẩm được quy định tại Điều 7 Thông tư 06/2011/TT-BYT.

Tóm lại, khi nhập khẩu các mặt hàng mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài để lưu thông trên thị trường Việt Nam thì cần phải đáp ứng được hai bước như trên mới đảm bảo được tính hợp pháp của sản phẩm. Do vậy, việc bạn nhập mỹ phẩm để bán trên thị trường chỉ có các hóa đơn bán lẻ là vi phạm quy định của pháp luật. Bởi hàng của bạn sẽ bị coi là hàng nhập lậu theo Nghị định 185/2013/NĐ-CP.

Tại khoản 7 Điều 3 Nghị định 185/2013/NĐ-CP quy định các mặt hàng được coi là hàng lậu như sau:

“Hàng hóa nhập lậu” gồm:

a) Hàng hóa cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu theo quy định của pháp luật;

b) Hàng hóa nhập khẩu thuộc danh mục hàng hóa nhập khẩu có điều kiện mà không có giấy phép nhập khẩu hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp theo quy định kèm theo hàng hóa khi lưu thông trên thị trường;

c) Hàng hóa nhập khẩu không đi qua cửa khẩu quy định, không làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật hoặc gian lận số lượng, chủng loại hàng hóa khi làm thủ tục hải quan;

d) Hàng hóa nhập khẩu lưu thông trên thị trường không có hóa đơn, chứng từ kèm theo theo quy định của pháp luật hoặc có hóa đơn, chứng từ nhưng hóa đơn, chứng từ là không hợp pháp theo quy định của pháp luật về quản lý hóa đơn;

đ) Hàng hóa nhập khẩu theo quy định của pháp luật phải dán tem nhập khẩu nhưng không có tem dán vào hàng hóa theo quy định của pháp luật hoặc có tem dán nhưng là tem giả, tem đã qua sử dụng.”

Tại Điều 17 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP có quy định về xử phạt hành chính đối với các hàng nhập lậu như sau:

“1. Đối với hành vi kinh doanh hàng hóa nhập lậu, mức phạt tiền như sau:

a) Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị dưới 1.000.000 đồng;

b) Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 1.000.000 đồng đến dưới 3.000.000 đồng;

c) Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 1.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 3.000.000 đồng đến dưới 5.000.000 đồng;

d) Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 5.000.000 đồng đến dưới 10.000.000 đồng;

đ) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 10.000.000 đồng đến dưới 20.000.000 đồng;

e) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 20.000.000 đồng đến dưới 30.000.000 đồng;

g) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 30.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;

h) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 50.000.000 đồng đến dưới 70.000.000 đồng;

i) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 70.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;

k) Phạt tiền từ 40.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp hàng hóa nhập lậu có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên.

2. Phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt quy định từ khoản 1 Điều này đối với một trong các trường hợp sau đây:

a) Người vi phạm trực tiếp nhập lậu hàng hóa có giá trị dưới 100.000.000 đồng hoặc từ 100.000.000 đồng trở lên mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Hàng hóa nhập lậu thuộc danh mục cấm nhập khẩu hoặc tạm ngừng nhập khẩu.

3. Các mức phạt tiền quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng xử phạt hành chính đối với:

a) Chủ phương tiện vận tải hoặc người điều khiển phương tiện vận tải có hành vi cố ý vận chuyển hàng hóa nhập lậu;

b) Chủ kho tàng, bến, bãi, nhà ở có hành vi cố ý tàng trữ hàng hóa nhập lậu;

c) Người có hành vi cố ý giao nhận hàng hóa nhập lậu.

4. Hình thức xử phạt bổ sung:

a) Tịch thu tang vật đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này;

b) Tịch thu phương tiện vận tải đối hành vi vi phạm quy định tại Điều này trong trường hợp tang vật vi phạm có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên hoặc vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm;

5. Biện pháp khắc phục hậu quả:

Buộc tiêu hủy hàng hóa, vật phẩm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng, môi trường, đồ chơi có hại cho giáo dục nhân cách và sức khỏe trẻ em, văn hóa phẩm độc hại đối với hành vi vi phạm quy định tại Điều này.”

Như vậy trường hợp của bạn được coi là hàng nhập lậu theo quy định tại điểm d khoản 7 Điều 3 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP và bạn sẽ bị xử phạt theo quy định tại Điều 17 của Nghị định 185/2013/NĐ-CP .

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Trân trọng ./.

Bộ phận tư vấn pháp luật doanh nghiệp – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *