Thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao nhiêu ngày ? Mức phạt khi tạm giữ phương tiện

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Với một số lỗi vi phạm giao thông nghiêm trọng như: Đua xe, sử dụng rượu bia có nồng độ cồn vượt mức cho phép hay gây tai nạn giao thông … thì người tham gia giao thông có thể bị giữ phương tiện tham gia giao thông (ô tô, xe máy). Luật sư tư vấn cụ thể về quy định này:

Mục lục bài viết

1. Thời hạn tạm giữ xe tối đa là bao lâu ?

Kính chào luật sư, Luật sư cho em hỏi về 1 vấn đề là hôm qua em có vi phạm và bị giam xe vì lỗi không đem theo giấy tờ xe, và lúc đó em không có mang tiền để nộp nóng lúc đó nên xe em đang bị tạm giữ. Vậy thì luật sư cho e hỏi là trong biên bản có ghi là hẹn vào ngày 04/12/2018 tức là 1 tuần sau, vậy thì có phải là 1 tuần sau em mới được chuộc xe ra phải không. Em có thể đóng phạt và lấy xe trước ngày hẹn được không ?

Em cảm ơn luật sư!

>>

Trả lời:

Thứ nhất, trường hợp tạm giữ phương tiện:

Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

1/ Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật xử lý vi phạm hành chín

2/ Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

3/ Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt (trong trường hợp chỉ áp dụng hình thức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính)

Điều 125, Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

1. Việc tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính chỉ được áp dụng trong trường hợp thật cần thiết sau đây:

a) Để xác minh tình tiết mà nếu không tạm giữ thì không có căn cứ ra quyết định xử phạt. Trường hợp tạm giữ để định giá tang vật vi phạm hành chính làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt thì áp dụng quy định của khoản 3 Điều 60 của Luật này;

b) Để ngăn chặn ngay hành vi vi phạm hành chính mà nếu không tạm giữ thì sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội;

c) Để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt theo quy định tại khoản 6 Điều này.”

Theo

Thứ hai, Thời hạn tạm giữ phương tiện:

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề (Khoản 8, Điều 125, Luật xử lý vi phạm hành chính 2012)

Điều 125. Tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề theo thủ tục hành chính

8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

Đối với vụ việc thuộc trường hợp quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 66 của Luật này mà cần có thêm thời gian để xác minh thì người có thẩm quyền đang giải quyết vụ việc phải báo cáo thủ trưởng trực tiếp của mình bằng văn bản để xin gia hạn việc tạm giữ; việc gia hạn phải bằng văn bản, thời hạn gia hạn không được quá 30 ngày.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề được tính từ thời điểm tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thực tế.

Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề không vượt quá thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính quy định tại Điều 66 của Luật này, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều này.”

Theo :

Thứ ba, Trình tự, thủ tục tạm giữ phương tiện​:

Khi tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt phải lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, số đăng ký (nếu có), tình trạng, chất lượng của vật, tiền, hàng hoá, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu và phải có chữ ký của người tiến hành tịch thu, người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt và người chứng kiến; trường hợp người bị xử phạt hoặc đại diện tổ chức bị xử phạt vắng mặt thì phải có hai người chứng kiến. Đối với tang vật, phương tiện vi phạm hành chính cần được niêm phong thì phải niêm phong ngay trước mặt người bị xử phạt, đại diện tổ chức bị xử phạt hoặc người chứng kiến. Việc niêm phong phải được ghi nhận vào biên bản.

Mọi trường hợp tạm giữ tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề phải được lập thành biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên, số lượng, chủng loại, tình trạng của tang vật, phương tiện bị tạm giữ và phải có chữ ký của người ra quyết định tạm giữ, người vi phạm; trường hợp không xác định được người vi phạm, người vi phạm vắng mặt hoặc không ký thì phải có chữ ký của 02 người làm chứng. Biên bản phải được lập thành 02 bản, người có thẩm quyền tạm giữ giữ 01 bản, người vi phạm giữ 01 bản.

Như vậy: Thời hạn tạm giữ phương tiện đối với một vụ việc thông thường là 07 ngày. Với trường hợp này bạn có thể làm đơn khiếu nại gửi ra cơ quan đã ra quyết định xử lý hành chính đối với bạn để yêu cầu trả lại xe đúng thời hạn pháp luật quy định.

Thứ tư, Biên bản tạm giữ phương tiện:

CƠ QUAN (1)
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số:…./BB-TGTVPTGPCC

BIÊN BẢN

Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề*

Thi hành Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề số:……………./QĐ-TGTVPTGPCC ngày…./…./……….. của (2)………………………………………………………………………….

Hôm nay, hồi…. giờ…. phút, ngày…./…./…….., tại(3) ………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi gồm:

1. Họ và tên: …………………………………………… Chức vụ: ………………………………..

Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………….

Họ và tên: ………………………………………………. Chức vụ:.. ………………………………

Cơ quan: ………………………………………………………………………………………………….

2. Với sự chứng kiến của(4):

a) Họ và tên:…………………………………………… Nghề nghiệp: ………………………….

Nơi ở hiện nay:. ……………………………………………………………………………………….

b) Họ và tên: ………………………………………….. Nghề nghiệp: ………………………….

Nơi ở hiện nay: ………………………………………………………………………………………..

Tiến hành lập biên bản tạm giữ (5)của/nhưng>(6) ……………………………..

<1. họ=”” và=”” tên=””>: ……………………………………… Giới tính: ……………………………….

Ngày, tháng, năm sinh:…./…./…….. ……………. Quốc tịch: ………………………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………………………………

Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………….

Số định danh cá nhân/CMND/Hộ chiếu:……………………; ngày cấp:…./…./……..;
nơi cấp: …………………………………………………………………………………………………

<1. tên tổ chức vi phạm:… ………………………………………………………………………..

Địa chỉ trụ sở chính:………………………………………………………………………………….

Mã số doanh nghiệp:…………………………………………………………………………………

Số GCN đăng ký đầu tư/doanh nghiệp hoặc GP thành lập/đăng ký hoạt động:

…………………………………………………………………………………………………………….

Ngày cấp:…./…./ ……………………………………… ; nơi cấp:…………………………………

Người đại diện theo pháp luật(7):……………….. Giới tính: ……………………………….

Chức danh(8): ……………………………………………………………………………………………

2. Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ, gồm:

STT

Tên tang vật, phương tiện vi phạm hành chính

Đơn vị tính

Số lượng

Chủng loại

Tình trạng

Ghi chú

3. Giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, gồm:

STT

Tên giấy phép, chứng chỉ hành nghề

Số lượng

Tình trạng

Ghi chú

Ngoài những tang vật, phương tiện vi phạm hành chính và các giấy tờ nêu trên, chúng tôi không tạm giữ thêm thứ gì khác.

4. Ý kiến trình bày của cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm:

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

5. Ý kiến trình bày của người chứng kiến (nếu có):

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

6. Ý kiến bổ sung (nếu có) :

……………………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………….

Biên bản lập xong hồi…. giờ…. phút, ngày…./…./…, gồm… tờ, được lập thành…. bản có nội dung và giá trị như nhau; đã đọc lại cho những người có tên nêu trên cùng nghe, công nhận là đúng và cùng ký tên dưới đây; giao cho ông (bà)(9)………… là cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm 01 bản, 01 bản lưu hồ sơ.

Lý do ông (bà)(9)………………………. cá nhân vi phạm/đại diện tổ chức vi phạm không ký biên bản(10):………………………………..

CÁ NHÂN VI PHẠM HOẶC ĐẠI DIỆN
TỔ CHỨC VI PHẠM

(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI LẬP BIÊN BẢN
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

NGƯỜI CHỨNG KIẾN
(Ký tên, ghi rõ họ và tên)

NGƯỜI RA QUYẾT ĐỊNH TẠM GIỮ
(Ký tên, ghi rõ chức vụ, họ và tên)

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

2. Vi phạm luật giao thông ở mức độ nào thì sẽ bị giữ giấy tờ xe ?

Thưa luật sư, Tôi có mua một xe tải Kia Thaco 1.25 tấn. Tuy nhiên vì chưa có bằng lái xe nên trong quá trình học và làm bằng lái tôi cho anh H thuê xe để phục vụ vận tải và chỉ có hợp đồng viết tay ký xác nhận giữa hai người. Trong thời gian anh H thuê xe, anh H đã vi phạm luật giao thông và bị công an giao thông giữ đăng ký xe, đăng kiểm. Hiện nay tôi có yêu cầu anh H đến công an nộp phạt và lấy giấy tờ về nhưng anh H nói là làm mất giấy biên bản thu giữ giấy tờ và không hợp tác lên công an. Vậy trường hợp này:

– Theo luật thì tôi có được kiện anh H không ?

– Theo luật định thì tôi cần làm gì để lấy lại giấy tờ mà không cần sự hợp tác của anh H ?

– Nếu tôi không lấy lại được giấy tờ thì tôi có được làm lại đăng ký xe không?

Luật sư tư vấn:

=> Bạn có thể yêu cầu cơ quan công an thực hiện biện pháp cưỡng chế để yêu cầu anh H nộp tiền phạt. Anh H là người điều khiển xe nên anh H phải nộp phạt. Nếu bạn muốn lấy lại giấy tờ thì bạn có thể thỏa thuận anh H ủy quyền cho bạn để bạn lên nộp phạt và lấy lại giấy tờ xe. Nếu không glấy được thì bạn có thể làm lại đăng ký xe.

Chào luật sư năm nay cháu 17 tuổi hôm qua cháu lấy xe của mẹ đi học thì bị giao thông yêu cầu dừng xe, và cháu đã ký vào biên bản với 2 lỗi là người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe môtô có dung tích từ 50 cm3 trở lên và không mang theo giấy đăng kí xe. Vậy thưa luật sư là cháu sẽ bị phạt bao nhiêu tiền ạ?

=> Điều 21 quy định:

“2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:…
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;

4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;”

Thưa luật sư, Vào tháng 8 năm 2014 em có vi phạm tốc độ 52km/ giờ khu vực biển báo đông dân cư. Tốc độ cho phép là 40km/h. Vì em không có tiền nộp phạt đến nay em vẫn chưa thể nộp được. Nhưng theo luật giao thông đường bộ mới nhất áp dụng từ ngày 01/3/2016. Với tốc độ trên em không vi phạm. 1. Theo luật giao thông đường bộ em có bị xử phạt lỗi trên không. Áp dụng theo luật mới hay theo luật cũ. 2. Em không có tiền nộp nhưng em có thời gian. Vậy em làm cách nào để lấy được các giấy tờ trên.

>> Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:

“5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;”

Thì bạn bị xử phạt về hành vi này. Và nếu bạn không nộp phạt bạn không thể lấy lại được giấy tờ xe.

Thưa luật sư, Vào ngày 25/8/2015 em trai tôi cùng vợ trên đường đi chợ về điều khiển xe mô tô không có giấy phép lái xe, khi đi tới ngã ba thì có va chạm vào một cậu bé 13 tuổi,gia đình tôi có đưa em đi viện nhưng qua một ngày em tử vong. 2 gia đình thỏa thuận làm giấy tờ ký kết, không có sự can thiệp của công an, gia đình tôi có bồi thường 150 triệu, mọi chi phí đi bệnh viên ,ma chay gia đình tôi lo hết. gia đình bị hại không kiện cáo, công an chỉ đến hiện trường lập biên bản và giữ xe. Sau đó công an có gọi em tôi lên lấy lời khai và lập hồ sơ bản án đưa lên viện kiểm sát vậy em tôi có phải đi tù, và xử phạt hành chính gì không?

=> () quy định:

“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”

Thì tội này không cần thiết phải có người khởi kiện mà cơ quan co thẩm quyền vẫn có thể tiến hành khởi tố em trai bạn. Em bạn bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

Thưa luật sư, Tôi có một xe tải 7 tấn không đăng ký kinh doanh và chỉ sử dụng để vận chuyển ong mật của nhà nuôi đến các vùng lấy mật. Xin hỏi xe không đăng ký kinh doanh mà chở hàng của nhà như thế Csgt có xử lý lỗi không có giấy đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô không ạ?

=> Bạn không đăng ký kinh doanh và xe của bạn không cho người khác thuê để lấy tiền thì bạn không phải đăng ký kinh doanh vận tải bằng xe ô tô.

Thưa luật sư, Trên đường 2 chiều có vạch kẻ đường (nét liền) ở giữa, khi điều khiển xe ô tô vượt quá vạch thì CSGT thường bắt lỗi “đi sai phần đường, làn đường”. Như vậy có đúng không?

Theo Điều 13, Luật Giao thông đường bộ năm 2008 như sau:

“1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Còn lại tất cả những lỗi nào liên quan đến chuyển hướng đều nằm ở lỗi “Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường”.

Thưa luật sư, Tôi đang tham gia giao thông đường bộ bằng xe máy thì bị một người chạy qua đường có tầm khuất của oto không để ý có phương tiện giao thông không, khi tôi thấy thì phản xạ không kịp tránh được người đấy nhưng tôi bị ngã và hỏng xe, vậy cho tôi hỏi người tham gia giao thông đi bộ không để ý gây tai nạn có bị xử phạt hay không?

=> Vì bạn không trình bày rõ nên chúng tôi không biết đoạn mà người đi bộ sang đường có làn đường cho người đi bộ không. Nếu có thì lỗi do bạn không quan sát và không giảm tốc độ. Nếu không có là lỗi do người đi bộ đi qua đường không đúng nơi quy định hoặc không bảo đảm an toàn.

Thưa luật sư, Tôi đánh rơi giấy đăng ký xe máy mà xe tôi ở tỉnh khác nên chưa thể làm lại vậy khi lưu thông tôi có bi xử phạt gì không, trường hợp tôi làm giấy báo mất gưi CA phường thì tôi có được lưu thông về tỉnh tôi để làm lại giấy tờ xe đứng tên ba tôi.tôi đang ở NT dự định 28 tết sẽ chạy xe ra QN

=> Theo quy định pháp luật thì khi bạn điều khiển phương tiên tham gia giao thông phải có giấy đăg ký xe. Bạn không có Giấy đăng ký xe thì bạn không được phép điều khiển xe này.

Thưa luật sư, Hôm nay em chạy xe máy hướng từ đường nông thôn ra tuyến đường ĐT. Găp ngã tư đèn đỏ em quẹo phải từ đường nông thôn ra đường ĐT. Có mấy anh công an thị trấn đang đứng ngay ngã tư của tuyến đường nông thôn đi theo em và chặn xe kiểm tra giấy tờ, em không mang theo giấy tờ nên bị lập biên bản và đem về xã tạm giữ. Theo em được biết thì công an xã chỉ được kiểm tra các phương tiện trên tuyến đường nông thôn và liên xã. Luật sư cho em hỏi em chạy ra tuyến đường ĐT (tức là quốc lộ) công an xã có quyền đi theo xử lý vi phạm không?

=> Vì hành vi của bạn là có dấu hiệu vi phạm tù đường xã ra đường quốc lộ nên công an có quyền kiểm tra.

Thưa luật sư, Trường hợp nếu xe máy do người điều khiển không đủ tuổi khi đi qua đường đụng phải xe tải đang chạy nhanh tại nơi có tín hiệu đèn vàng gân trường học. Không có thiệt hại về người, xe máy bị hư hỏng nặng. Vậy 2 bên bị xử phạt và bồi thường như thế nào?

=> Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:

“4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;”

Vậy đối với người điều khiển xe mô tô sẽ bị phạt từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng.

Người điều khiển xe tải bị phạt:

“Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm a, Điểm h, Điểm i, Điểm k Khoản 2; Điểm a, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm l Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm d, Điểm đ, Điểm i, Điểm k Khoản 4; Điểm a, Điểm c, Điểm d Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Điểm a Khoản 7 Điều này;”

Về bồi thường thì hai bên tự thỏa thuận.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép. Rất mong nhận được sự hợp tác!

3. Hai xe tông nhau giữa lòng đường thì ai đúng ai sai ?

Xin tư vấn cho em về ai đúng ai sai trong vụ tai nạn này : cháu a đi xe máy 50cc tông nhau giữa lòng đường với bác b. Cháu a có nồng độ cồn vượt mức cho phép. Bác b thì không bị csgt đo nồng độ cồn nhưng xe bác b lại không có phanh. Hỏi luật sư trường hợp này thì ai đúng sai và phải xử lý như thế nào trong trường hợp này.

– Lương Văn Thế

Luật sư trả lời:

Thứ nhất: Từ thông tin mà bạn cung cấp thì chưa thể khẳng định ai đúng ai sai trong vụ tai nạn này vì còn phải có kết luận điều tra của cơ quan công an giao thông về vụ tai nạn như thế nào đã. Vì thực tế người điều khiển xe máy mà có nồng độ cồn nhưng vẫn có khả năng kiểm soát phương tiện nhưng khi va chạm lỗi là do người khác nhưng kết luận điều tra nếu không được điều tra chính xác thì lỗi vi phạm thường là người có nồng độ cồn phải gánh chịu nên người có nồng độ cồn sẽ bất lợi hơn khi sảy ra tai nạn giao thông.

Căn cứ theo Khoản 6 và Khoản 7 Điều 6 quy định tùy vào mức độ vi phạm về nồng độ cồn mà có mức xử phạt tương ứng từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng hoặc từ 3.000.000 đến 4.000.000 đồng tùy vào mức vi phạm.

“Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy( kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ.

6. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người điều khiển xe trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.

8. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Điều khiển xe chạy quá tốc độ theo quy định trên 20km/h;

b) Không chấp hành yêu cầu kiểm tra về chất ma túy, nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililit máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.”

Đối với trường hợp xe máy của B không có phanh thì cũng không đúng quy định pháp luật giao thông về an toàn đối với phương tiện tham gia giao thông. Vì căn cứ theo Điều 53, Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới thì xe của b không đạt yêu cầu.

“Điều 53. Điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới.

1. Xe ô tô đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường sau đây:

a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực;

b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực;

c) Tay lái của xe ô tô ở bên trái của xe; trường hợp xe ô tô của người nước ngoài đăng ký tại nước ngoài có tay lái ở bên phải tham gia giao thông tại Việt Nam thực hiện theo quy định của Chính phủ;

d) Có đủ đèn chiếu sáng gần và xa, đèn soi biển số, đèn báo hãm, đèn tín hiệu;

đ) Có bánh lốp đúng kích cỡ và đúng tiêu chuẩn kỹ thuật của từng loại xe;

e) Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển;

g) Kính chắn gió, kính cửa là loại kính an toàn;

h) Có còi với âm lượng đúng quy chuẩn kỹ thuật;

i) Có đủ bộ phận giảm thanh, giảm khói và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm khí thải, tiếng ồn theo quy chuẩn môi trường;

k) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận hành ổn định.

2. Xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy đúng kiểu loại được phép tham gia giao thông phải bảo đảm các quy định về chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, h, i và k khoản 1 Điều này.

3. Xe cơ giới phải đăng ký và gắn biển số do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

4. Chính phủ quy định niên hạn sử dụng đối với xe cơ giới.

5. Bộ trưởng Bộ giao thông vận tải quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ mộ trường của xe cơ giới được phép tham gia giao thông, trừ xe cơ giới của quân đội, công an sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh.”

Vậy nên trong trường hợp A và B tham gia giao thông cả hai bên đều có hành vi vi phạm an toàn giao thông nhưng để chứng minh ai là người có lỗi trong vụ tai nạn giao thông Luật sư không thể biết được, như đã nói từ đầu thì để biết ai đúng ai sai thì phụ thuộc vào kết quả điều tra của cơ quan công an giao thông mới có thể kết luận được.

Thứ hai: Trường hợp sảy ra tai nạn nếu chưa có thiệt hại gì lớn hai bên có thể thỏa thuận với nhau để xử lý hài hòa giữa hai bên. Nếu hai bên không thỏa thuận được và có thiệt hại lớn, nghiêm trọng đến sức khỏe, tài sản thì có thể nhờ đến sự can thiệp và làm việc của cơ quan công an điều tra.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp. Trân trọng./.

4. Đi quá tốc độ và thay đổi kiểu dáng xe có bị tạm giữ phương tiện vi phạm không ?

Xin giấy phép tư vấn luật giao thông đường bộ và giải đáp câu hỏi Đi quá tốc độ và thay đổi kiểu dáng xe có bị tạm giữ phương tiện vi phạm không ?

Luật sư tư vấn:

1. Xử phạt vi phạm hành chính khi điều khiển xe chay quá tốc độ quy định

a, Xử phạt với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

– Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

– Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h đến 35 km/h;

.- Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 35 km/h;trừ các xe ưu tiên đang đi làm nhiệm vụ khẩn cấp theo quy định;

+ Điều khiển xe lạng lách, đánh võng; chạy quá tốc độ đuổi nhau trên đường bộ

b, Xử phạt với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

– Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Không giảm tốc độ hoặc không nhường đường khi điều khiển xe chạy từ trong ngõ, đường nhánh ra đường chính;

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 05 km/h đến dưới 10 km/h;

– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

+ Điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định từ 10 km/h đến 20 km/h;

– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định trên 20 km/h;

– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thành nhóm từ 02 (hai) xe trở lên chạy quá tốc độ quy định.

2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại

​Điều 623 quy định về bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:

– Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

– Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

– Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

+ Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

+ Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

– Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

– Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

3. Mức bồi thường

– Gây thiệt hại về tài sản :trong trường hợp tài sản bị xâm phạm thì thiệt hại được bồi thường bao gồm:

+ Tài sản bị mất;

+ Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng;

+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản;

+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.

– Gây thiệt hại về sức khỏe

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.

+ Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

– Gây thiệt hại về tính mạng

+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết;

+ Chi phí hợp lý cho việc mai táng;

+ Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng.

+ Một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.

4. Trách nhiệm hình sự

Ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại theo luật dân sự 2005 ở trên, người gây tai nạn có thể phải chịu trách nhiệm hình sự nếu có căn cứ

– Điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ và gây hậu quả thuộc một trong các trường hợp sau:

– Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

– Gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng được hiểu như sau:

+ Làm chết một người;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một đến hai người với tỷ lệ thương tật của mỗi người từ 31% trở lên;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 31%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 41% đến 100%;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của một người với tỷ lệ thương tật từ 21% đến 30% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

+ Gây tổn hại cho sức khoẻ của nhiều người, với tỷ lệ thương tật của mỗi người dưới 21%, nhưng tổng tỷ lệ thương tật của tất cả những người này từ 30% đến 40% và còn gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng;

+ Gây thiệt hại về tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng”

– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

+ Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

+ Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;”

+ Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

+ Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

+ Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

– Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.”

Trên đây là những nội dung cung cấp về trách nhiệm khi gây tai nạn giao thông, các bạn có thể dựa vào thông tin trên để trả lời câu hỏi của mình.

Trên từng vấn đề cụ thể, nếu bạn cần tham khảo thêm ý kiến chuyên môn của chúng tôi, xin hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ email: hoặc qua Tổng đài tư vấn: . Trân trọng./.

5. Cảnh sát giao thông được tạm giữ GPLX trong thời hạn bao nhiêu ngày ?

Thưa luật sư, Theo nội quy của trường THPT (Cấp 3 ) .Không cho học sinh mang điện thoại di động vào trường . Con tôi vi phạm nội quy bị thu và tạm giữ ba năm ( 03 năm ) từ lớp 10 – 12 . Việc thu giữ theo luật pháp đúng hay sai ?. Điện thoại di động ( 7 triệu đồng ) sau ba năm ( 03 năm ) không sử dụng được nữa ai chịu trách nhiệm ? Xin chân thành cảm ơn .

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của chúng tôi, chúng tôi xin giải đáp thắc mắc của bạn như sau:luật cư

Theo quy định tại Điều 38 như sau:

“Điều 38. Nhiệm vụ của học sinh

1. Thực hiện nhiệm vụ học tập, rèn luyện theo chương trình, kế hoạch giáo dục của nhà trường.

2. Kính trọng cha mẹ, thầy giáo, cô giáo, cán bộ, nhân viên của nhà trường và những người lớn tuổi; đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong học tập, rèn luyện; thực hiện điều lệ, nội quy nhà trường; chấp hành pháp luật của Nhà nước.

3. Rèn luyện thân thể, giữ gìn vệ sinh cá nhân.

4. Tham gia các hoạt động tập thể của trường, của lớp, của Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; giúp đỡ gia đình và tham gia các công tác xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường, thực hiện trật tự an toàn giao thông.

5. Giữ gìn, bảo vệ tài sản của nhà trường, nơi công cộng; góp phần xây dựng, bảo vệ và phát huy truyền thống của nhà trường.”

Theo đó, học sinh có trách nhiệm chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy định của nhà trường nên khi học sinh có hành vi vi phạm thì sẽ phải chịu trách nhiệm trước nhà trường và nhà trường có quyền tạm giữ điện thoại nếu học sinh sử dụng trái với nội quy đã quy định.Đối với trường hợp sau 3 năm tịch thu điện thoại không sử dụng được nữa thì nhà trường cũng không có trách nhiệm đối với vấn đề này.

Thưa luật sư, Em bị tạm giữ GPLX gần 1 năm nay, nhưng do đi làm xa chưa có điều kiện lấy được. Bây giờ e muốn lấy lại giấy tờ thì có bị phạt không?

Khoản 8 Điều 125 Luật xử lý vi phạm hành chính hành chính 2012 có quy định như sau:

“8. Thời hạn tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề là 07 ngày, kể từ ngày tạm giữ. Thời hạn tạm giữ có thể được kéo dài đối với những vụ việc có nhiều tình tiết phức tạp, cần tiến hành xác minh nhưng tối đa không quá 30 ngày, kể từ ngày tạm giữ tang vật, giấy phép, chứng chỉ hành nghề”.

Theo đó, thời hạn tạm giữ giấy phép khi có hành vi vi phạm hành chính sẽ là 07 ngày, đối với vụ việc có tình tiết phức tạp thì có thể kéo dài nhưng tối đa không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ GPLX. Do đó, việc cảnh sát giao thông tạm giữ GPLX của bạn gần 1 năm nay mà không chịu trả là không đúng theo quy định của pháp luật. Bạn có thể khiếu nại trực tiếp đến đội trưởng- người quản lý cán bộ này để được giải quyết.

Em trai tôi bị cảnh sát giao thông giữ xe và giấy tờ tùy thân (do bị mất giấy tờ xe). Em trai tôi có ký biên bản và giấy tạm giữ phương tiện. Hôm sau e trai tôi có lên giải quyết thì cảnh sát giao thông trả lại giấy tờ và yêu cầu em trai tôi về xác nhận của công an địa phương việc mất giấy tờ. Sau đó do bận việc (đi nước ngoài) nên em tôi không đến để đưa các giấy tờ nêu trên. Xin hỏi Luật sư là trường hợp như vậy sẽ bị xử lý như thế nào? Từ thời điểm đó tới nay cũng đã hơn 2 tháng.

>> Em bạn vẫn có thể đến lấy những giấy tờ trên và có thể trình bày về lý do không đến đúng thời hạn như trên.

Xin chào luật sư. Hơn 1 năm trước em ở sài gòn.. đã bị công an tạm giữ giấy phép lái xe.. số tiền phạt là 300.000đ.. hiện tại em đang ở nha trang.. biên bản tạm giữ em cũng mất rồi.. giờ vào sài gòn thì xa quá mà cũng không biết làm sao.. giờ em báo mất và có làm lại được gplx không ạ..

>> Trường hợp này của bạn do GPLX vẫn còn ở cơ quan công an tạm giữ cho nên không thể báo mất và làm lại trong trường hợp này được. Bạn vẫn phải đến trụ sở công an nơi thu giữ GPLX của bạn để lấy lại giấy phép của mình.

Thưa luật sư, Cho cháu hỏi 2 tháng trước cháu và 1 người bạn đi cùng xe và cháu ngồi sau xe cũng là xe của cháu và có xảy ra va chạm với 1 xe máy khác khiến người bị va chạm bị chấn thương sọ não và csgt đã tạm giữ xe của cả 2 bên từ đó tới giờ đã được gần 2 tháng rồi cháu có vào chụ sở csgt và hỏi thì người ta bảo có gì sẽ gọi vậy cháu sẽ phải đợi tới bao giờ mới có thể lấy được xe ạ

>> Điều 10 có quy định như sau: ” 1. Tạm giữ phương tiện giao thông có liên quan:

a) Khi vụ tai nạn giao thông đường bộ xảy ra, các phương tiện giao thông có liên quan đều phải được tạm giữ để phục vụ công tác khám nghiệm, điều tra giải quyết (trừ các phương tiện giao thông ưu tiên theo quy định). Việc tạm giữ phương tiện giao thông phải được lập biên bản, ghi rõ tình trạng phương tiện bị tạm giữ;

b) Trường hợp vụ tai nạn giao thông đường bộ có dấu hiệu tội phạm thì đơn vị Cảnh sát giao thông tạm giữ phương tiện có trách nhiệm bàn giao phương tiện bị tạm giữ cùng với hồ sơ vụ án cho đơn vị điều tra tội phạm về trật tự xã hội có thẩm quyền;

c) Trường hợp tai nạn giao thông không có dấu hiệu tội phạm thì phương tiện giao thông bị tạm giữ được xử lý như sau:

– Đối với vụ tai nạn sau khi khám nghiệm phương tiện xong, xác định người điều khiển phương tiện không có lỗi thì phương tiện phải được trả ngay cho chủ sở hữu hoặc người điều khiển phương tiện;

– Các trường hợp khác việc tạm giữ phương tiện phải thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chú ý: Khi tạm giữ và trả phương tiện phải có quyết định và biên bản theo quy định của pháp luật.

2. Tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông:

– Việc tạm giữ người điều khiển phương tiện giao thông được thực hiện theo quy định của Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính hiện hành.

– Khi tạm giữ người, cần thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cho người bị tạm giữ.”

Đồng thời theo quy định tại Khoản 8 Điều 25 Luật xử phạt hành chính 2012 thì thời hạn tạm giũ phương tiện vi phạm là không quá 07 ngày, trường hợp phức tạp có thể lâu hơn nhưng không quá 30 ngày kể từ ngày tạm giữ.

Do đó, đối với trường hợp của bạn thì CSGT chỉ được phép tạm giữ xe của bạn trong thời hạn trên. Trường hợp vượt quá thời hạn trên bạn vẫn chưa được lấy thì có thể khiếu nại lên thủ trưởng -người quản lý trực tiếp cán bộ trên để được giải quyết.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài gọi số: hoặc gửi qua qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật giao thông – Công ty Xin giấy phép.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *