Giải thích về báo cáo tài chính về phương thức hạch toán dự nợ trong báo cáo tài chính ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính gửi Luật sư công ty Luật minh Khuê. Cho em hỏi TK 3334 là TK lưỡng tính phải ko ạ. Em đang làm Báo cáo tài chính 2015, em thấy trong báo cáo tài chính 2014 của chị kế toán cũ để TK3334 số dư đầu kỳ bên nợ là 2000.000đ, trong kỳ bên nợ là 1500.000đ. Bên có cũng 1500.000đ và số dư cuối kỳ là bên nợ 3500.000đ nghĩa là sao?

Đúng hay sai ạ. Trong khi tổng số tiền tạm tính TNDN hàng quý 2014 đã nộp cho cơ quan thuế  là 1000.000đ. Mà làm quyết toán năm thì chỉ nộp cho cơ quan thuế là 960.000đ .Vậy là sao ạ?

Chân thành cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục của Xin giấy phép.

Giải thích về báo cáo tài chính?

gọi: 

Trả lời:

Chào bạn, Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

 

Cơ sở pháp lý:

– 

Nội dung phân tích:

Theo quy định, các tài khoản lưỡng tính bao gồm:

TK 131 – Phải thu của khách hàng

TK 331 – Phải trả cho Người bán

TK 138 – Phải thu khác

TK 334 – Phải trả cho Người lao động

TK 333 – Thuế và các khoản phải nộp Nhà Nước

TK 338 – Phải trả khác

Công ty chúng tôi chỉ giải đáp các vấn đề liên quan đến pháp luâtk, các vấn đề liên quan đến kế toán hạch toán bạn vui lòng liên hệ với chuyên viên hỗ trợ về kế toán để làm rõ vấn đề của mình.

Chúng tôi xin đưa ra một số nét căn bản để bạn xây dựng báo cáo tài chính.

Báo cáo tổng kết cân đối phát sinh

* Nội dung và kết cấu của bảng cân đối số phát sinh 

Bảng cân đối số phát sinh là phương pháp kỹ thuật dùng để kiểm tra một cách tổng quát số liệu kế toán đã ghi trên các tài khoản tổng hợp.

Bảng cân đối số phát sinh được xây dựng trên 2 cơ sở: 

– Tổng số dư bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số dư bên Có của tất cả các tài khoản tổng hợp. 

– Tổng số phát sinh bên Nợ của tất cả các tài khoản tổng hợp phải bằng tổng số phát sinh bên Có cửa tất cả các tài khoản tổng hợp.

Phương pháp lập bảng

– Cột số thứ tự: Dùng để đánh số theo tuần tự cho các tài khoản đã sử dụng trong kỳ từ tài khoản thứ nhất cho đến hết. 

– Cột tên tài khoản: Dùng để ghi số hiệu và tên của tài khoản của tất cả các tài khoản tổng hợp từ loại 1 đến loại 9. Mỗi tài khoản ghi trên một dòng, ghi từ tài khoản có số hiệu nhỏ đến số hiệu lớn không phân biệt tài khoản có còn số dư cuối kỳ hay không hoặc trong kỳ có số phát sinh hay không.

– Cột số dư đầu kỳ: Ghi số dư đầu kỳ của các tài khoản tương ứng. Nếu số dư bên Nợ ghi vào cột Nợ, số dư bên Có ghi vào cột Có.

– Cột số phát sinh trong kỳ: Ghi tổng số phát sinh trong kỳ của tài khoản tương ứng, tổng số phát sinh bên Nợ ghi vào cột Nợ, tổng số phát sinh bên Có ghi vào cột Có.

– Cột số dư cuối kỳ: Ghi số dư cuối kỳ của các tài khoản tương ứng. Nếu số dư bên Nợ ghi vào cột Nợ, số dư bên Có ghi vào cột Có.

– Cuối cùng, tính ra. tổng số của tất cả các cột để xem giữa bên Nợ và bên Có của từng cột: Số dư đầu kỳ, số phát sinh trong kỳ và số dư cuối kỳ có bằng nhau từng cặp một hay không.

Báo cáo tài chính

– Bạn tham khảo Thông tư 202/2014/TT-BTC về việc hướng dẫn phương pháp lập và trình bày báo cáo tài chính hợp nhất

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email  hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật thuế.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *