Thời hạn khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật lao động được quy định như thế nào ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

xin giấy phép tư vần và giải đáp những vướng mắc của Quý khách hàng về thời hạn khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật lao động hiện hành:

Trả lời:

1. Cơ sở pháp lý:

– Nghị định số 05/2015/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết về trình tự xử lý kỷ luật lao động quy định này có hiệu lực từ ngày 01/03/2015.

2. Luật sư tư vấn:

Căn cứ Điều 123 Bộ luật lao động năm 2012 việc xử lý kỷ luật lao động được thực hiện khi đảm bảo các yêu cầu sau: Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động; Phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động tại cơ sở; Người lao động phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa; trường hợp là người dưới 18 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật; Việc xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản.

Về trình tự xử lý kỉ luật lao động được quy định Nghị định 05/2015/NĐ-CP như sau:

Bước 1: Thông báo về xử lý kỉ luật lao động

Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

Bước 2: Họp xử lý kỉ luật lao động

Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo như trên. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật.

>&gt Xem thêm: 

Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do.

Bước 3: Quyết định xử lý kỉ luật lao động

Người giao kết hợp đồng lao động bao gồm: người đại diện theo pháp luật quy định tại điều lệ của doanh nghiệp, hợp tác xã; người đứng đầu cơ quan, đơn vị, tổ chức theo quy định của pháp luật; chủ hộ gia đình; cá nhân trực tiếp sử dụng lao động là người có thẩm quyền ra quyết định xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động. Người được ủy quyền giao kết hợp đồng lao động chỉ có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách.

Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được ban hành trong thời hạn của thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc thời hạn kéo dài thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Quyết định xử lý kỷ luật lao động phải được gửi đến các thành phần tham dự phiên họp xử lý kỷ luật lao động.

Như vậy, công ty khi xử lý kỷ luật bạn thì ngoài việc phải chứng minh được lỗi, còn cần phải có sự tham gia của người lao động và việc xử lý kỷ luật cần phải được lập thành biên bản. Công ty ra quyết định sa thải bạn như vậy là không đúng theo trình tự, quy định của pháp luật.

Trong trường hợp này, công ty sa thải bạn trái pháp luật. Bạn có thể căn cứ vào nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật tại Điều 42 luật lao động để đảm bảo quyền lợi cho mình.

3. Thời hạn khởi kiện

Nếu bạn nhận thấy rằng mình bị sa thải là trái pháp luật thì có quyền khởi kiện yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết. Lúc này tranh chấp giữa bạn và công ty là tranh chấp lao động cá nhân. Theo quy định tại điều 202 Bộ luật lao động quy định như sau:

“1. Thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm.

2.Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm, kể từ ngày phát hiện ra hành vi mà mỗi bên tranh chấp cho rằng quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị vi phạm”

Như vậy, Trong trường hợp của bạn thời hiệu yêu cầu hòa giải viên lao động thực hiện hòa giải tranh chấp lao động cá nhân là 06 tháng, tính từ tháng 6/2016. Thời hiệu yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp lao động cá nhân là 01 năm kể từ tháng 6/2016. 

>&gt Xem thêm: 

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật lao động – Công ty Xin giấy phép 

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *