Thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng nhưng không có khả năng trả nợ ?

Tỷ lệ nợ xấu trong ngân hàng tăng cao do các bên đã thế chấp tài sản để thực hiện việc kinh doanh nhưng mất khả năng thanh toán, không còn khả năng trả nợ hoặc trả nợ chậm so với thời hạn. Vậy, xử lý những trường hợp này như thế nào ?

Mục lục bài viết

1. sổ đỏ vay tiền ngân hàng nhưng không có khả năng trả nợ ?

Kính chào Xin giấy phép, Tôi có một vấn đề mong các luật sư giải đáp: Tôi có vay ngân hàng 300 triệu đồng, đến nay bao gồm cả lãi là 390 triệu. Tôi có thế chấp sổ đỏ với ngân hàng. Nay đã quá hạn trả nhưng tôi không có khả năng trả được. Tôi muốn hỏi luật sư là nếu tôi không trả được số tiền đó thì liệu tôi có phải giao trả toàn bộ lô đất mà nhà tôi đang thế chấp cho ngân hàng không ạ ?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: N.T.P.Bình

Thế chấp sổ đỏ vay tiền ngân hàng nhưng không có khả năng trả nợ ?

, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi tới thư mục tư vấn của công ty chúng tôi, với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Căn cứ về giao dịch bảo đảm:

“Điều 56. Các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm

1. Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thoả thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

3. Pháp luật quy định tài sản bảo đảm phải được xử lý để bên bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khác.

4. Các trường hợp khác do các bên thoả thuận hoặc pháp luật quy định.”

Như vậy, khi bạn không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ của bạn cho ngân hàng thì tài sản bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của bạn sẽ bị xử lý theo luật định.

“Điều 68. Xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý

1. Trong trường hợp không có thoả thuận về phương thức xử lý tài sản bảo đảm là quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thì các tài sản này được bán đấu giá…”

Như vậy, nếu bạn và ngân hàng không có thỏa thuận về phương thức xử lí tài sản bảo đảm thì quyền sử dụng đất này của bạn sẽ được bán đấu giá.

Căn cứ vào khoản 3 điều 47 quy định:

” Số tiền thu được từ việc bán tài sản cầm cố, thế chấp hoặc bán tài sản mà bản án, quyết định tuyên kê biên để bảo đảm thi hành một nghĩa vụ cụ thể được ưu tiên thanh toán cho nghĩa vụ được bảo đảm đó sau khi trừ các chi phí về thi hành án”.

Như vậy số tiền thu được từ việc bán đấu giá sau khi trừ đi các chi phí về thi hành án và trừ đi khoản nợ 390 triệu bạn nợ ngân hàng thì phần tiền còn lại từ việc bán đấu giá quyền sử dụng đất tòa án sẽ trả lại cho bạn. Do vậy câu trả lời cho câu hỏi của bạn là: nếu bạn không trả được số tiền đó thì bạn phải giao toàn bộ lô đất đó cho ngân hàng để ngân hàng phát mại tuy nhiên bạn sẽ nhận lại được phần giá trị còn lại của quyền sử dụng đất sau khi mà đã trừ đi khoản nợ.

2. Thủ tục khởi kiện trả nợ khi không có thế chấp tài sản ?

Tôi có một thắc mắc: Mẹ tôi có cho 1 người vay tìên, giúp người đó theo đuổi 1 vụ kịên đất đai, 1 phần đã có gíây tờ, 1 phần thì không, người đó nói sẽ trả lại mẹ tôi nhưng 2 năm nay r vẫn không thấy trả, trong gíây tờ chỉ ghi là vay của mẹ tôi số tìên đó mà không có thế chấp gì. Vậy mẹ tôi có thể làm đơn kiện người đó không và nếu có thể kiện thì thủ tục sẽ là thế nào?

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Người gửi: T.P

>>

Trả lời

Khoản 1 Điều 91 15 quy định:

1. Đương sự có yêu cầu Tòa án bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình phải thu thập, cung cấp, giao nộp cho Tòa án tài liệu, chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp, trừ các trường hợp sau đây:

a) Người tiêu dùng khởi kiện không có nghĩa vụ chứng minh lỗi của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ bị kiện có nghĩa vụ chứng minh mình không có lỗi gây ra thiệt hại theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

b) Đương sự là người lao động trong vụ án lao động mà không cung cấp, giao nộp được cho Tòa án tài liệu, chứng cứ vì lý do tài liệu, chứng cứ đó đang do người sử dụng lao động quản lý, lưu giữ thì người sử dụng lao động có trách nhiệm cung cấp, giao nộp tài liệu, chứng cứ đó cho Tòa án.

Người lao động khởi kiện vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thuộc trường hợp người sử dụng lao động không được thực hiện quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động hoặc trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động theo quy định của pháp luật về lao động thì nghĩa vụ chứng minh thuộc về người sử dụng lao động;

c) Các trường hợp pháp luật có quy định khác về nghĩa vụ chứng minh.”

Vậy cho nên, khi mẹ bạn có yêu cầu Tòa giải quyết tranh chấp hợp đồng vay tài sản thì mẹ bạn phải đưa ra được các chứng cứ để chứng minh có sự vi phạm nghĩa vụ trong hợp đồng, ví dụ như vi phạm về thời hạn thanh toán khoản tiền đã vay. Các chứng cứ này thông thường có thể là giấy (hợp đồng) vay tài sản, băng ghi âm, ghi hình hoặc là người làm chứng…

Về thủ tục khởi kiện:

Tại Điều 429 có quy định:

Điều 429. Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng

Thời hiệu khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết tranh chấp hợp đồng là 03 năm, kể từ ngày người có quyền yêu cầu biết hoặc phải biết quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.”

Do đó, trong khoảng thời gian 3 năm kể từ ngày mà quyền lợi của mẹ bạn bị xâm phạm thì mẹ bạn có thể làm yêu cầu tòa án bảo vệ quyền lợi của mình.

bao gồm:

– ;

– Các tài liệu, chứng cứ chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.

– Chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu gia đình (có chứng thực hoặc công chứng).

– Bản kê các tài liệu nộp kèm theo đơn khởi kiện (bạn phải ghi rõ số lượng bản chính, bản sao)- các tài liệu này bạn phải đảm bảo có tính căn cứ và hợp pháp.

Dựa trên quy định của pháp luật tố tụng dân sự thì tranh chấp về hợp đồng dân sự trong trường hợp của mẹ bạn thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án nhân dân cấp huyện- theo đó, tòa án nhân dân cấp huyện nơi xảy ra việc thực hiện hợp đồng có quyền giải quyết tranh chấp của mẹ bạn . Theo quy định tại Điều 190 , bạn có thể nộp đơn trực tiếp tại Tòa án, gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có). hoặc gửi đến tòa án qua bưu điện; ngày khởi kiện sẽ được tính từ ngày bạn nộp đơn tại Tòa án hoặc ngày có dấu bưu điện nơi gửi. Trân trọng!

3. Có phải trả nợ đến hết khi thế chấp tài sản cho bạn vay tiền ngân hàng?

Kính gửi Luật Sư, tôi có vấn đề cần tư vấn như sau: Trước đây tôi có ký “hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất của bên thứ 3” để giúp bạn tôi vay 1 tỷ từ ngân hàng cho việc kinh doanh. Thời điểm đó ngân hàng định giá đất của tôi là 1 tỷ 5.

Sau này bạn tôi không trả nợ cho ngân hàng dù công ty làm ăn tốt. Ngân hàng liên tục liên hệ tôi đòi tiền, khi biết tôi không có khả năng thì yêu cầu tôi ủy quyền cho ngân hàng để thanh lý tài sản vì lý do đất của tôi “xấu” quá khó tìm người mua. Tôi rất sợ nợ phát sinh ngày một cao và tôi sẽ mất đất cho nên tôi cũng đồng ý ra công chứng ủy quyền cho ngân hàng xử lý để hy vọng vớt vát được phần nào. Sau thời gian vẫn không ai mua, ngân hàng khởi kiện công ty bạn tôi và tôi ra tòa. Lúc này vốn và lãi phát sinh đã lên đến gần 1 tỷ 7. Công ty bạn tôi làm ăn khá tốt nhưng làm lơ việc trả nợ. Trong khi tài sản của tôi định giá lại chỉ còn 1 tỷ 2.

Tôi xin hỏi luật sư liệu trong trường hợp của tôi, công ty bạn tôi có phải chịu trách nhiệm không? Nếu công ty làm lơ thì chỉ một mình tôi phải gánh nợ hay không? Và nếu như tài sản của tôi bị thanh lý không đủ tiền trả nợ thì tôi có phải gánh thêm số tiền cụ thể là 500 triệu? Và nếu tôi không có khả năng trả thì ngân hàng có xiết luôn tài sản khác của tôi, đó là ngôi nhà tôi đang ở hay không ?

Xin cám ơn luật sư.

Người gửi: L.K

>> luật dân sự về thế chấp tài sản, gọi:

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng xin giấy phép, về thắc mắc của bạn, chúng tôi xin được giải đáp và tư vấn như sau:

Về vấn đề bạn của bạn có phải chịu trách nhiệm về khoản vay này hay không, có quy định:

Điều 340. Quyền yêu cầu của bên bảo lãnh

Khi bên bảo lãnh đã hoàn thành nghĩa vụ thì có quyền yêu cầu bên được bảo lãnh thực hiện nghĩa vụ đối với mình trong phạm vi bảo lãnh, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Theo đó, nếu bạn của bạn không chịu thanh toán khoản nợ cho ngân hàng thì bạn phải thực hiện nghĩa vụ này thay cho bạn của bạn, tuy nhiên sau đó bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu bạn của bạn hoàn trả khoản tiền này lại cho mình theo yêu cầu của pháp luật. Nếu bên được bảo lãnh trong trường hợp này không phải là bạn của bạn mà là công ty bạn của bạn làm chủ thì bạn vẫn có quyền yêu cầu như trên.

Về vấn đề tài sản của bạn không đủ để trả nợ, cũng quy định:

Điều 342. Trách nhiệm dân sự của bên bảo lãnh

1. Trường hợp bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì bên bảo lãnh phải thực hiện nghĩa vụ đó.

2. Trường hợp bên bảo lãnh không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo lãnh thì bên nhận bảo lãnh có quyền yêu cầu bên bảo lãnh thanh toán giá trị nghĩa vụ vi phạm và bồi thường thiệt hại.”

Vì vậy, nếu mảnh đất bạn đem thế chấp cho ngân hàng không đủ giá trị để thực hiện nghĩa vụ trả nợ tại thời điểm này, thì khoản tiền 500 triệu bị thiếu bạn vẫn phải trả đầy đủ, và ngân hàng có quyền yêu cầu bạn dùng các tài sản thuộc sở hữu cá nhân khác như căn nhà nêu trên để gán nợ, nhằm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thay như trong hợp đồng đã ký kết.

4. Chủ nợ có được quyền đem giấy tờ nhà của người vay đi thế chấp không ?

Thưa luật sư, Tôi có vay của bà chủ tôi 1 khoản tiền (có công chứng), và có ủy quyền cho chủ tôi về việc 1 lần (sau 1 năm) để thanh toán số tiền trên.

Đồng thời tôi có viết tay giấy đồng ý để chủ tôi “giữ dùm” giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất, sau 1 năm lấy tiền BHXH thanh toán sẽ trả lại giấy tờ( có ký nhận đồng ý của bác tôi – là 1 trong 2 người trong giấy quyền sử dụng nhà đất), ngôi nhà tôi đang ở gồm ba mẹ tôi, tôi, 2 em gái, và vợ chồng bác tôi. Cho tôi hỏi nếu chủ tôi muốn đem giấy tờ nhà của chúng tôi đi vay ở nơi khác mà không có sự đồng ý của chúng tôi thì có sao không, nếu chủ tôi đem đi thế chấp thì tôi có quyền kiện đòi lại mà không cần phải thanh toán số tiền chủ tôi đã vay (tôi vẫn trả hết số tiền mà tôi đã vay của chủ tôi).

Xin chân thành cảm ơn!

Chủ nợ có được quyền đem giấy tờ nhà của người vay đi thế chấp không ?

Trả Lời:

Trước hết việc bạn có viết tay giấy đồng ý để chủ của bạn ” giữ dùm ” giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất. trường hợp bạn thắc mắc là nếu chủ của bạn mang giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất của bạn đi vay ở nơi khác hoặc thế chấp thì có phạm pháp không.

– Theo điều 554 quy định hợp đồng gửi giữ tài sản:

Điều 554. Hợp đồng gửi giữ tài sản

Hợp đồng gửi giữ tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên giữ nhận tài sản của bên gửi để bảo quản và trả lại chính tài sản đó cho bên gửi khi hết thời hạn hợp đồng, bên gửi phải trả tiền công cho bên giữ, trừ trường hợp gửi giữ không phải trả tiền công.

– Theo điều 556 bộ luật dân sự 2005 quy định quyền của bên gửi tài sản:

Điều 556. Quyền của bên gửi tài sản

Bên gửi tài sản có các quyền sau đây:

1. Yêu cầu lấy lại tài sản bất cứ lúc nào, nếu hợp đồng gửi giữ không xác định thời hạn, nhưng phải báo trước cho bên giữ một thời gian hợp lý;

2. Yêu cầu bồi thường thiệt hại, nếu bên giữ làm mất mát, hư hỏng tài sản gửi giữ, trừ trường hợp bất khả kháng.

– Theo điều 105 quy định tài sản:

“Điều 105. Tài sản

1. Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

2. Tài sản bao gồm bất động sản và động sản. Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai.”

Theo quy định này thì ngoài “Vật, tiền, giấy tờ có giá và các quyền tài sản” ra, thì đều không phải là tài sản. “Giấy tờ có giá” quy định trong Điều 105 là , giấy nhận nợ, giấy công trái, giấy cổ phiếu…Nếu các giấy tờ này bị mất, thì chủ sở hữu các giấy tờ này cũng mất luôn căn cứ để đòi lại tiền.
Do đó sổ đỏ không phải là giấy tờ có giá trị như quy định trong Điều 105 BLDS nên sổ đỏ không phải là tài sản.

– Theo đó bạn đã gửi chủ của bạn giữ giúp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất. Nếu chủ bạn tự ý mang đi vay hoặc thế chấp thì có vi phạm pháp luật. Theo quy định chủ của bạn không phải chủ sở hữu giấy chứng nhận đó cũng như không được sự đồng ý của bạn nên không được phép mang giấy chứng nhân quyền sở hữu nhà đất để đi vay hoặc thế chấp. Do đó việc bà chủ bạn mang giấy tờ đó đi vay hay thế chấp thì giao dịch đó đương nhiên vô hiệu.

Theo khoản 1 điều 556 thì nếu hợp đồng gửi giữ tài sản giữa bạn và bà chủ của bạn đối với giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất mà không xác định thời hạn thì bạn có thể lấy lại bất cứ lúc nào. Trường hợp bạn muốn lấy lại giấy chứng nhận quyền sở hữu đất thì phải thực hiện các nghĩa vụ đã cam kết.

Theo điều 105 bộ luật dân sự 2015 thì bạn không thể khởi kiện vì sổ đỏ không phải là giấy tờ có giá nên việc đòi lại sổ đỏ cũng không phải là tranh chấp tài sản. Nếu đơn khởi kiện xác định sổ đỏ là tài sản và yêu cầu tòa án giải quyết thì việc tòa án trả lại đơn kiện cho người đã gửi đơn kiện là đúng với quy định tại điểm đ khoản 1 điều 192 vì vụ việc không thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án.

Theo đó nếu bà chủ của bạn mang giấy tờ đi vay hoặc thế chấp thì hành vi của chủ bạn đủ cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo điều 175 015 và bạn có quyền khởi kiện về hành vi này.

“Điều 175. Tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

1. Người nào thực hiện một trong những hành vi sau đây chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 4.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 4.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 174 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm hoặc tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại hoặc tài sản có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản đó hoặc đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;

b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

đ) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

b) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

4. Phạm tội chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

5. Thế chấp ngân hàng để được nợ có phạm tội lừa đảo không ?

Thưa Luật sư, cha tôi lúc còn sống có giao dịch vay mượn với ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với số tiền là 300.000.000 đồng, tài sản thế chấp là giấy CNQSĐ do cha tôi đứng tên, mẹ tôi lúc đó cũng tham gia giao dịch với nghĩa vụ là người thừa kế, cứ thế vay đáo hạn ngân hàng nhiều lần.

Một thời gian sau, cha tôi bệnh nặng, cha tôi đã ủy quyền cho mẹ tôi đến ngân hàng trên để đáo hạn. Sau đó cha tôi mất, hạn ngân hàng lại đến, mẹ tôi và tôi tiếp tục đến ngân hàng trên đáo hạn ( Cha mẹ tôi có 2 người con, lúc giao dịch em tôi mới 15 tuổi, chưa đủ tuổi vị thành niên, nên không tham gia giao dịch) lúc này khi đi công chứng và văn phòng đăng ký QSDĐ, UBND xã nơi đất tọa lạc điều xác nhận có tài sản trên do cha tôi đứng tên và xác nhận để gia đình chúng tôi đáo hạn ngân hàng với số tiền là 300.000.000đồng. Sau này, do làm ăn thất bại, gia đình tôi không còn khả năng trả nợ, ngân hàng đòi kê biên phát mãi tài sản. Sau đó, phía ngân hàng đã đến văn phòng đăng ký QSDĐ huyện và UBND xã nơi tọa lạc xác minh thì các cơ quan trên điều trả lời rằng hiện tại phần đất do cha tôi đứng tên đã chuyển nhượng cho người khác đứng tên. Phía ngân hàng đã kiện gia đình chúng tôi ra tòa án, yêu cầu gia đình chúng tôi trả số tiền trên, nếu không thì yêu cầu tòa án khởi tố hình sự. Quan điểm của gia đình tôi đồng ý trả số tiền trên, nhưng do làm ăn thất bại, nên không có khả năng thanh toán một lần mà trả nhiều lần, nhưng phía ngân hàng không đồng ý.

Mà yêu cầu gia đình chúng tôi trả dứt điểm, nếu không thì yêu cầu khởi tố hình sự gia đình tôi ( cụ thể là mẹ tôi) về tội “ Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Xin quý công ty luật tư vấn giúp tôi. Trong trường hợp này, mẹ tôi có bị khởi tố về tội danh trên không? Và phía văn phòng Đăng ký QSDĐ, UBND xã là bên liên quan, nhưng lại trả lời không thống nhất. Vậy tôi phải làm sao?

Mong quý công ty luật hướng dẫn giúp đỡ. Trân trọng cảm ơn!!!

Thế chấp ngân hàng để <a href=vay tiền không trả được nợ có phạm tội lừa đảo không ?” src=”/LMK/article/mergepost/the-chap-ngan-hang-de-vay-tien-khong-tra-duoc-no-co-pham-toi-lua-dao-khong–52280.jpeg”>

, gọi:

Trả lời:

quy định như sau:

“Điều 174. Tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản

1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.”

Trong đó:

– Dùng thủ đoạn gian dối là đưa ra thông tin giả (không đúng sự thật) nhưng làm cho người khác tin đó là thật và giao tài sản cho người phạm tội. Việc đưa ra thông tin giả có thể bằng nhiều cách khác nhau như bằng lời nói, bằng chữ viết (viết thư), bằng hành động và bằng nhiều hình thức khác như giả vờ vay, mượn, thuê để chiếm đoạt tài sản.

– Chiếm đoạt tài sản, được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Đặc điểm của việc chiếm đoạt này là nó gắn liền và có mối quan hệ nhân quả với hành vi dùng thủ đoạn gian dối

– Dấu hiệu bắt buộc của tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản là người phạm tội sử dụng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Nếu có hành vi gian dối mà không có hành vi chiếm đoạt (chỉ chiếm giữ hoặc sử dụng), thì tuỳ từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi gian dối trên bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội chiếm giữ trái phép hoặc tội sử dụng trái phép tài sản, hoặc đó chỉ là quan hệ dân sự.

Như vậy, thủ đoạn gian dối trong tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản bao gồm 2 dấu hiệu là: (1) Người phạm tội đã có hành vi gian dối như bằng lời nói, hành động hoặc những thủ đoạn khác nhằm cung cấp những thông tin sai lệch về sự việc (nói dối, trái sự thật, nói không thành có, nói ít thành nhiều, tẩy xóa con số để được nhiều hơn) … ; (2) Chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản đã nhầm tưởng, tin vào các thông tin không đúng sự thật đó nên đã tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền quản lý tài sản cho người phạm tội. Thỏa mãn 2 yếu tố này mới cấu thành tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Trường hợp này, gia đình bạn không chiếm đoạt tài sản mà thực tế, số tài sản đó vẫn là tiền vay từ ngân hàng và gia đình bạn không hề trốn tránh trách nhiệm trả. Mẹ bạn không đủ điều kiện cấu thành tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Hơn nữa, gia đình bạn cũng không có thủ đoạn gian dối gì vì việc chuyển nhượng và sang tên đất khi đất đã thế chấp là trái pháp luật. Vì vậy, việc nói rằng gia đình bạn đã chuyển nhượng cho người khác đứng tên đặt ra nhiều nghi vấn về tính chính xác. Bạn cần xác định lại tình trạng đất nhà mình tại cơ quan có thẩm quyền.

6. Cách xử lý tài sản sản thế chấp vay nợ ?

Xin chào Luật sư, đầu tiên xin chúc Luật sư nhiều sức khỏe và thật nhiều niềm vui. Sau đó, xin Luật sư tư vấn dùm em một vấn đề ạ. Trước kia bố vợ em có cầm sổ vay ở ngoài số tiền là 700 triệu đồng, nhưng bên cầm sổ kêu bố vợ em ký giấy bán nhà chứ không phải giấy vay tiền.

Nội dung là đặt cọc 1 tỷ đồng, sau 3 tháng không giao nhà thì phải bồi thường là đền gấp đôi. Sau 3 tháng, bố vợ em không giao nhà nên bên đó đưa đơn kiện ra tòa. Thời điểm bên đó cho bố em vay thì bên đó không biết bố em còn người chị. Giờ chị của bố em cũng đưa đơn kiện bố em, là nếu bán nhà trả nợ cho bên kia thì phải chia cho chị của bố em 1/2 căn nhà. Thực sự là chị bố em có nhà riêng, cô ấy làm vậy để lấy lại tiền cho bố em thôi. Sau thời gian xảy ra chuyện đó thì em mới nhập hộ khẩu, bây giờ những người trong hộ khẩu đều ký giấy bán nhà mà bên cho vay bắt ký, chỉ có mình em nhập hộ khẩu sau là không có ký.

Xin cho em hỏi là nếu tòa xử bán nhà trả nợ thì có chia đôi tài sản cho cô em không và còn 1/2 còn lại có chia đều thành 6 phần không, vì nhà có 6 người trong đó có em. Giá trị căn nhà là 2 tỷ 300 triệu và bà nội em mất mà không để lại di chúc ạ. Hay là có thể tòa xử theo cách nào ạ ?

Xin Luật sư tư vấn dùm em. Chân thành cảm ơn Luật sư!

Cách xử lý tài sản sản thế chấp vay nợ ?

Luật sư tư vấn xử lý tài sản thế chấp, gọi:

Trả lời

Như thông tin bạn cung cấp, ngôi nhà là tài sản chung vậy theo quy định:

“Điều 207. Sở hữu chung

1. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản.

2. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung theo phần và sở hữu chung hợp nhất.”

Khoản 2 Điều 212 quy định “Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.”

Việc bố bạn sử dụng tài sản sở hữu chung đi thế chấp mà chưa có sự đồng ý của các đồng sở hữu khác là trái với quy định của pháp luật. Như vậy, hợp đồng giữa bố bạn và bên cho vay tiền sẽ bị vô hiệu do vi phạm điều cầm của pháp luật.

“Điều 123. Giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội

Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.”

“Điều 131. Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu

1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.

2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.

Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.”

Như vậy, giao dịch giữa bố bạn và bên cho vay tiền thuộc trường hợp bị vô hiệu. Nếu trong trường hợp bán nhà. Nếu nhà là của bà bạn thì số tiền sẽ được chia cho những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất, theo quy định :

“Ðiều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Nếu nhà là tài sản chung của gia đình thì sẽ chia theo phần. Trường hợp bạn nhập hộ khẩu, việc đăng ký tên trong sổ hộ khẩu chỉ có ý nghĩa trong việc quản lý về mặt hành chính, chứ việc này không có ý nghĩa gì trong việc để lại thừa kế hay sở hữa tài sản, do đó, nếu như không được sự đồng ý của các chủ sở hữu thì bạn cũng không có quyền được hưởng tài sản.

Trên đây là ý kiến để cá nhân, tổ chức tham khảo, mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận : hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *