Thanh lý hợp đồng thế chấp xe của dịch vụ cầm đồ ?

Kính gửi văn phòng luật Minh Khuê. Gia đình em kinh doanh lĩnh vưc cầm đồ nên thường xuyên thế chấp xe máy, có ký hợp đồng thế chấp theo đúng mẫu công an tỉnh đưa ra. Nhiều lúc bên thế chấp chưa có khả năng nhận lại xe máy theo hợp đồng thì gia đình em thánh lý tài sản.

Mục lục bài viết

    Nhưng khi hết thời hạn hợp đồng và xe đã được thanh lý bên vay tìm nhiều cách gây khó khăn về thủ tục chuyển nhượng cho người mua xe từ gia đình em. Khi nhờ tư vấn của các anh cán bộ công an thì các anh bảo khi soạn hợp đồng gia đình em soạn sản luôn. Hiện em đã soạn nội dung ủy quyền rất mong anh chị xem và tư vấn giúp em. Em trân thành biết ơn.

    Người gửi : Ngoc Linh Tranh

    Luật sư trả lời:

    Theo quy định tại điều 316 về Nghĩa vụ của bên thế chấp được quy định như sau:

    “Điều 320. Nghĩa vụ của bên thế chấp

    1. Giao giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    2. Bảo quản, giữ gìn tài sản thế chấp.

    3. Áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục, kể cả phải ngừng việc khai thác công dụng tài sản thế chấp nếu do việc khai thác đó mà tài sản thế chấp có nguy cơ mất giá trị hoặc giảm sút giá trị.

    4. Khi tài sản thế chấp bị hư hỏng thì trong một thời gian hợp lý bên thế chấp phải sửa chữa hoặc thay thế bằng tài sản khác có giá trị tương đương, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

    5. Cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp.

    6. Giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý khi thuộc một trong các trường hợp xử lý tài sản bảo đảm quy định tại Điều 299 của Bộ luật này.

    7. Thông báo cho bên nhận thế chấp về các quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp, nếu có; trường hợp không thông báo thì bên nhận thế chấp có quyền hủy hợp đồng thế chấp tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại hoặc duy trì hợp đồng và chấp nhận quyền của người thứ ba đối với tài sản thế chấp.

    8. Không được bán, thay thế, trao đổi, tặng cho tài sản thế chấp, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 321 của Bộ luật này.”

    Theo khoản 6 điều 316, bên thế chấp ( bên vay) có nghĩa vụ giao tài sản thế chấp cho bên nhận thế chấp để xử lý vì trong trường hợp này, bên thế chấp không có khả năng nhận lại tài sản thế chấp. Như vậy, bên thế chấp ( bên vay) phải hoàn tất các thủ tục liên quan đến việc thanh lý tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật do không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ quy định tại khoản 1 điều 299 và không được phép gây khó dễ cho người mua xe khi tài sản đã bị xử lý.

    Mặt khác, theo quy định tại điều 323 về quyển của bên nhận thế chấp:

    ” Điều 323. Quyền của bên nhận thế chấp

    1. Xem xét, kiểm tra trực tiếp tài sản thế chấp, nhưng không được cản trở hoặc gây khó khăn cho việc hình thành, sử dụng, khai thác tài sản thế chấp.

    2. Yêu cầu bên thế chấp phải cung cấp thông tin về thực trạng tài sản thế chấp.

    3. Yêu cầu bên thế chấp áp dụng các biện pháp cần thiết để bảo toàn tài sản, giá trị tài sản trong trường hợp có nguy cơ làm mất giá trị hoặc giảm sút giá trị của tài sản do việc khai thác, sử dụng.

    4. Thực hiện việc đăng ký thế chấp theo quy định của pháp luật.

    5. Yêu cầu bên thế chấp hoặc người thứ ba giữ tài sản thế chấp giao tài sản đó cho mình để xử lý khi bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

    6. Giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp trong trường hợp các bên có thỏa thuận, trừ trường hợp luật có quy định khác.

    7. Xử lý tài sản thế chấp khi thuộc trường hợp quy định tại Điều 299 của Bộ luật này. “

    Theo quy định của 2015 bên nhận thế chấp có quyền trực tiếp xử lý tái sản bảo đảm khi đến thời hạn mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ. Trong trường hợp này, theo quy định của pháp luật, bên bạn hoàn toàn có thể thanh lý tài sản bảo đảm do khi đến hạn, bên vay không có khả năng nhận lại tài sản thế chấp mà không cần thiết phải thông qua như cơ quan Công an tư vấn.

    Như vậy, đối với trường hợp của bạn, bên bạn ( bên nhận thế chấp) có quyền thanh lý tài sản bảo đảm không cần thông qua giấy ủy quyển do đến hạn bên thế chấp ( bên vay) không có khả năng nhận lại tài sản và bên thế chấp cũng không đươc gây khó khăn cho người mua do tài sản đã bi xử lý và bên thế chấp không còn quyền gì đối với tài sản. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm một số các văn bản pháp luật khác có liên quan đến các biện pháp bảo đảm hoặc có thể gọi điện văn phòng luật Minh Khuê để nhận được tư vấn trực tiếp.

    Bạn có thể tham khảo:

    Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

    Trân trọng./.

    Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *