Chuyển ngoại tệ ra nước ngoài (Mỹ) cho học sinh đi du học thực hiện như thế nào để hợp pháp ?

Xin chào xin giấy phép, em tên là Thắng hiện đang làm việc và sinh sống ở TP. Hồ Chí Minh. Em có nhu cầu muốn chuyển tiền cho bạn gái em đi du học ở Mỹ nhằm mục đích sử dụng như tiền sinh hoạt phí, mua xe ô tô nhưng em không thể chuyển qua ngân hàng được vì hai đứa em chưa đăng kí kết hôn.

Mục lục bài viết

Em có tìm kiếm một vài dịch vụ để chuyển tiền nhưng em sợ họ lấy tiền của mình nên em có một số câu hỏi liên quan đến vấn đề này, luật sư tư vấn giúp em với nhé. Em xin cảm ơn nhiều ạ.

Câu hỏi:

1. Có cách/ dịch vụ nào chuyển tiền ra ngước ngoài cho người thân không qua ngân hàng hay không ?

2. Những dịch vụ chuyển tiền USD số lượng khoảng 10,000 – 20,000 USD ra nước ngoài uy tín.

3. Khi gửi tiền qua dịch vụ thì cần lưu ý những gì để bảo đảm chắc chắn quyền lợi cho người gửi và người nhận ?

4. Nếu dịch vụ đó lừa đảo thì làm thế nào để mình có thể đòi lại được quyền lợi. Pháp luật có giải quyết/ bảo vệ quyền lợi của mình hay không?

Em mong sớm nhận được hồi âm từ các luật sư tư vấn. Em xin cảm ơn nhiều ạ!

Người gửi: Thắng

>>

Luật sư trả lời:

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Chúng tôi xin trả lời như sau:

1. Có cách/ dịch vụ nào chuyển tiền ra nước ngoài cho người thân hay không ? Những dịch vụ chuyển tiền ra nước ngoài uy tín ?

Bạn có rất nhiều cách để chuyển tiền ra nước ngoài thông qua ngân hàng:

– Chuyển tiền qua SWIFT Code của ngân hàng: Với cách chuyển tiền này, người chuyển tiền có thể tới các chi nhánh của ngân hàng và yêu cầu chuyển tiền cho người thân, bạn bè,.. ở nước ngoài thông qua mã SWIFT Code.

– Chuyển tiền qua qua thẻ Visa: Với cách chuyển tiền này, yêu cầu người chuyển tiền phải mở hoặc đang sử dụng thẻ Visa tại các Ngân hàng đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam.

Bạn có thể tham khảo các phương pháp khác hoặc đến trực tiếp ngân hàng để nhận được tư vấn trực tiếp.

2. Khi gửi tiền cần lưu ý những gì để đảm bảo chắc chắn quyền lợi của người gửi và người nhận

Theo quy định tại điều 7 của Chính Phủ: Quy định chi tiết một số điều của pháp lệnh ngoại hối và pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều pháp lệnh ngoại hối:

” Điều 7. Chuyển tiền một chiều từ Việt Nam ra nước ngoài

2. Người cư trú là công dân Việt Nam được mua, chuyển, mang ngoại tệ ra nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho các mục đích sau:

a) Học tập, chữa bệnh ở nước ngoài;

b) Đi công tác, du lịch, thăm viếng ở nước ngoài;

c) Trả các loại phí, lệ phí cho nước ngoài;

d) Trợ cấp cho thân nhân đang ở nước ngoài;

đ) Chuyển tiền thừa kế cho người hưởng thừa kế ở nước ngoài;

e) Chuyển tiền trong trường hợp định cư ở nước ngoài;

g) Chuyển tiền một chiều cho các nhu cầu hợp pháp khác. “

…..

4. Tổ chức tín dụng được phép có trách nhiệm xem xét các chứng từ, giấy tờ do người cư trú, người không cư trú xuất trình để bán, chuyển, xác nhận nguồn ngoại tệ tự có hoặc mua từ tổ chức tín dụng được phép để mang ra nước ngoài căn cứ vào yêu cầu thực tế, hợp lý của từng giao dịch chuyển tiền.

Theo quy định trên của , bạn chỉ được chuyển tiền ra nước ngoài với các mục đích quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g tại khoản 2 của Nghị định trên, ngoài các mục đích trên, bạn không được phép chuyển tiền ra nước ngoài với bất kỳ mục đích nào khác. Ngoài ra, khi chuyển tiền, bạn có thể chọn bất kỳ một tổ chức tín dụng nào đang hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để thực hiện giao dịch. Tổ chức tín dụng được chọn sẽ có trách nhiệm tư vấn cho bạn để đảm bảo lợi ích và quyền lợi của người gửi và người nhận trong quá trình giao dịch.

3. Nếu dịch vụ đó lừa đảo thì mình làm thế nào để đảm bảo quyền lợi. Pháp luật có giải quyết/ bảo vệ quyền lợi không ?

Những dịch vụ của chúng tôi cung cấp đều là những dịch vụ uy tín có số lượng người sử dụng cao, ngoài ra ban có thể sử dụng các dịch vụ khác của các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp tại Việt Nam để đảm bảo quyền lợi cho các bạn trong quá trình giao dịch.

Nếu có xảy ra sự cố ngoài ý muốn, pháp luật đã có những quy định để bảo vệ lợi ích của khách hàng. Theo điều 10 quy định như sau:

” Điều 10. Bảo vệ quyền lợi của khách hàng

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có trách nhiệm sau đây:

1. Tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi theo quy định của pháp luật và công bố công khai việc tham gia tổ chức bảo toàn, bảo hiểm tiền gửi tại trụ sở chính và chi nhánh;

2. Tạo thuận lợi cho khách hàng gửi và rút tiền, bảo đảm thanh toán đủ, đúng hạn gốc và lãi của các khoản tiền gửi;

3. Từ chối việc điều tra, phong tỏa, cầm giữ, trích chuyển tiền gửi của khách hàng, trừ trường hợp có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc được sự chấp thuận của khách hàng;

4. Thông báo công khai lãi suất tiền gửi, phí dịch vụ, các quyền, nghĩa vụ của khách hàng đối với từng loại sản phẩm, dịch vụ đang cung ứng;

5. Công bố thời gian giao dịch chính thức và không được tự ý ngừng giao dịch vào thời gian đã công bố. Trường hợp ngừng giao dịch trong thời gian giao dịch chính thức, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải niêm yết tại nơi giao dịch chậm nhất là 24 giờ trước thời điểm ngừng giao dịch. Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được phép ngừng giao dịch quá 01 ngày làm việc, trừ trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều 29 của Luật này.”

Như vậy, pháp luật đã có những quy định cụ thể nhằm đảm bảo lợi ích của khách hàng trong quá trình giao dịch. Do vậy, bạn có thể yên tâm thực hiện các giao dịch của mình. Các quy định trên chỉ áp dụng đối với các tổ chức tín dụng hoạt động hợp pháp, vì vậy bạn hãy chọn một tổ chức tín dụng uy tín để bảo vệ quyền lợi của mình.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lýkhác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *