Tăng cường hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Hoạt động giám sát cơ quan quyền lực nhà nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cơ chế đảm bảo tăng cường pháp chế, giữ vững trật tự pháp luật của đời sống nhà nước. Vì vậy tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động này phải được tiến hành một cách đồng bộ giữa các yếu tố, các khâu của cơ chế nhằm đảm bảo và tăng cường pháp chế, giữ vững trật tự pháp luật.

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Hành chính của

>> 

 

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:

Các biện pháp tăng cường hoạt động của cơ quan quyền lực nhà nước đối với việc đảm bảo pháp chế trong quản lý hành chính nhà nước:

Điều 9 có quy định Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) có nhiệm vụ giám sát, phản biện xã hội. Vì vậy trong luật này nên có những quy định về mối quan hệ giữa giám sát của MTTQ với giám sát của Quốc hội (QH) và Hội đồng nhân dân (HĐND) để tránh sự chồng chéo, trùng lặp gây rối bận cho đối tượng chịu sự giám sát. Có ý kiến đề nghị nên kết hợp giám sát của MTTQ với giám sát của cơ quan quyền lực. Nhưng có ý kiến không tán thành vì tính chất giám sát của hai chủ thể khác nhau. Nếu kết hợp lại với nhau thì giám sát của MTTQ trở thành hình thức. Nhưng làm thế nào để tránh gây rối bận thì cần nghiên cứu kỹ hơn.

Trong luật nên có quy định về các hình thức xử lý sau giám sát, thanh tra, kiểm tra để tăng cường hiệu lực của hoạt động giám sát, kiểm tra. Các Nghị quyết sau giám sát có thể là: Thông qua báo cáo, ghi nhận các thành tích đạt được, hướng khắc phục các bất cập nếu có, hoặc yêu cầu báo cáo bổ sung, tường trình tại kỳ họp sau. Các Nghị quyết sau kiểm tra có thể là:

– Kết luận về thực trạng của tình hình (ưu, khuyết)

– Yêu cầu biện pháp, thời hạn khắc phục bất cập

– Tiến hành bỏ phiếu tín nhiệm trong trường hợp có vi phạm nghiêm trọng.

Nhiều địa phương phản ánh, liên tục tiếp nhiều đoàn khác nhau. Điều này đã thực sự gây rối bận và tốn kém cho địa phương. Bởi vậy trong luật cần có sự phân cấp. Quốc hội nên tập trung giám sát hoạt động của những người đứng đầu và cơ quan hành pháp, tư pháp cấp Trung ương. Với những người đứng đầu cơ quan hành pháp, tư pháp của địa phương thì giao cho HĐND địa phương. Điều này không loại trừ cấp Trung ương thâm nhập xuống cơ sở, nhưng chỉ trong trường hợp thật cần thiết. Cần có sự phẩn bổ thời gian để QH có đủ điều kiện làm tốt cả ba chức năng: Lập pháp; Xem xét đưa ra các Nghị quyết về những vấn đề quan trọng của quốc gia và Giám sát.

Tập trung giám sát, kiểm tra, thanh tra về thực hiện ngân sách nhà nước. Nếu cơ quan dân cử làm kỹ, làm tốt việc giám sát thuộc lĩnh vực chi tiêu công thì có thể tiết kiệm được rất nhiều cho công quỹ và hạn chế được nạn tham nhũng.

Trong dự thảo luật nên có quy định về truyền thông rộng rãi các kỳ họp QH và HĐND. Điều thứ 30 Hiến pháp năm 1946 có ghi: “Nghị viện họp công khai, công chúng được vào nghe. Các báo chí được thuật lại các cuộc thảo luận và quyết nghị của Nghị viện. Trong trường hợp đặc biệt, Nghị viện có thể quyết nghị họp kín”. Trong thời kỳ chiến tranh, Nhà nước ta chưa làm được điều này. Nhân dân ngày càng quan tâm đến hoạt động của QH. Đây là dấu hiệu đáng mừng. Hiện nay nước ta đã có trụ sở QH khang trang. Nhân dân khắp nước mong muốn có dịp đến thủ đô tham quan trụ sở QH và trực tiếp quan sát QH hoạt động. Vấn đề này gắn liền với vấn đề bảo đảm an ninh. Nhưng không phải là không có cách khắc phục. Miễn sao chúng ta tiến hành có tổ chức chặt chẽ là có thể vượt qua mọi khó khăn.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Hành chính –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *