Tài sản sau khi tặng cho có đòi lại được không ?

“Tiền bạc” và “tình cảm” đôi khi là hai mặt của vấn đề và đôi khi đối lập nhau, khi có tình cảm con người ta có thể cho mọi thứ nhưng khi không còn tình cảm thì một đồng cũng phải đòi, phải trả. Luật sư tư vấn và giải đáp một số vấn đề pháp lý liên quan đến tặng cho tài sản và đòi lại tài sản:

Mục lục bài viết

1. Tài sản sau khi tặng cho có đòi lại được không?

Chào luật sư, Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Mẹ tôi có cho anh trai của tôi một diện tích đất và nhà với điều kiện là vợ chồng anh trai tôi có nghĩa vụ phải nuôi dưỡng, chăm sóc mẹ khi mẹ đau ốm, về già.

Tại thời điểm cho không lập thành hợp đồng tặng cho tài sản. Anh tôi đã thực hiện thủ tục sang tên tại văn phòng đăng ký đất đai. Tuy nhiên, hiện nay anh tôi và vợ có hành vi không chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ tôi khi mẹ tôi đau ốm, anh còn bảo đó là nghĩa vụ của con gái, anh tôi không có trách nhiệm. Mẹ tôi rất tức giận và muốn lấy lại tài sản tặng cho này, vì vợ chồng anh trai tôi không thực hiện đúng hợp đồng tặng cho tài sản.

Vậy mẹ tôi có lấy lại được tài sản nữa không ?

Cám ơn luật sư đã tư vấn, hỗ trợ.

Trả lời:

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì mẹ bạn có tặng cho tài sản anh trai mình là quyền sử dụng đất, việc tặng này có lập thành văn bản, tuy nhiên không có công chứng, chứng thực. Như vậy, việc lập hợp đồng tặng cho tài sản này không tuân thủ quy định của Bộ luật dân sự năm 2015 về mặt hình thức. Vì điều 459 quy định:

Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản.

Tuy nhiên, hiện nay anh trai của bạn đã thực hiện thủ tục sang tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, từ tài sản của mẹ sang tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân, nên tài sản này thuộc về anh và chị bạn, mẹ bạn không thể đòi lại được tài sản.

Mặt khác, theo như thông tin mà bạn cung cấp thì việc mẹ bạn lập hợp đồng đồng tặng cho anh trai tài sản là có điều kiện, cụ thể điều kiện có hiệu lực của việc tặng cho là anh trai bạn phải thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng, nuôi dưỡng, chăm sóc mẹ khi mẹ về già, bệnh tật. Tuy nhiên, sau nhận tài sản tặng cho anh trai mình đã không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên được tặng cho, cụ thể là chối bỏ trách nhiệm, không chăm sóc, nuôi dưỡng mẹ bạn. Căn cứ quy định tại khoản 3, điều 462 quy định về tặng cho có điều kiện, thì anh trai bạn rõ ràng không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên được tặng cho có ghi rõ trong hợp đồng tặng cho nên mẹ bạn thì có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Tóm lại, thì mẹ bạn hoàn toàn có quyền yêu cầu yêu cầu anh trai bạn thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của bên nhận tặng cho. Trường hợp không thực hiện, thì mẹ bạn có thể làm đơn khởi kiện ra tòa án nhân dân cấp huyện nơi có bất động sản để đòi lại tài sản và yêu cầu anh trai bồi thường thiệt hại xảy ra.

Hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Đơn khởi kiện.

– Chứng minh nhân dân.

– giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

– Hợp đồng tặng cho tài sản.

Ngoài ra, căn cứ theo quy định tại điều 70 anh trai bạn đã vi phạm nghĩa vụ của con cái đối với cha mẹ, đó là nghĩa vụ:

– Thứ nhất, Có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình.

– Thứ hai, Con có nghĩa vụ và quyền chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ, đặc biệt khi cha mẹ mất năng lực hành vi dân sự, ốm đau, già yếu, khuyết tật; trường hợp gia đình có nhiều con thì các con phải cùng nhau chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ.

Với hành vi không thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của con cái đối với mẹ này, thì bạn có thể báo với chính quyền địa phương nơi anh mình đang cư trú để được giải quyết.

2. Hướng dẫn đòi lại tài sản là chiếc xe đã cho mượn ?

Thưa luật sư, tôi cho bạn mượn chiếc xe dream Thái được 6 tháng rồi bạn không trả lại cho tôi. Bạn nhắn tin khất rất nhiều lần rồi, nhưng đến giờ vẫn chưa trả lại cho tôi. Vậy tôi phải làm gì thưa luật sư? Xin cảm ơn!

>> Luật sư tư vấn luật dân sự trực tuyến, gọi:

Trả lời:

Căn cứ vào , Trường hợp của bạn là quan hệ mượn tài sản. Điều 494 đưa ra khái niệm về hợp đồng mượn tài sản, theo đó: Hợp đồng mượn tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho mượn giao tài sản cho bên mượn để sử dụng trong một thời hạn mà không phải trả tiền, bên mượn phải trả lại tài sản đó khi hết thời hạn mượn hoặc mục đích mượn đã đạt được.

Điều 496 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định nghĩa vụ của bên mượn tài sản như sau:

Điều 496. Nghĩa vụ của bên mượn tài sản

1. Giữ gìn, bảo quản tài sản mượn, không được tự ý thay đổi tình trạng của tài sản; nếu tài sản bị hư hỏng thông thường thì phải sửa chữa.

2. Không được cho người khác mượn lại, nếu không có sự đồng ý của bên cho mượn.

3. Trả lại tài sản mượn đúng thời hạn; nếu không có thỏa thuận về thời hạn trả lại tài sản thì bên mượn phải trả lại tài sản ngay sau khi mục đích mượn đã đạt được.

4. Bồi thường thiệt hại, nếu làm mất, hư hỏng tài sản mượn.

5. Bên mượn tài sản phải chịu rủi ro đối với tài sản mượn trong thời gian chậm trả.

Như vậy, sau khi mục đích mượn đã đạt được hoặc khi đến thời hạn phải trả lại tài sản thì bạn của bạn phải trả lại xe cho bạn. Nhưng đến nay đã hơn 6 tháng mà bạn của bạn vẫn chưa trả lại xe mặc dù bạn đã nhiều lần liên lạc. Do đó, trong trường hợp này để bảo vệ quyền lợi của bạn là bên cho mượn, bạn có thể thực hiện thực hiện theo các phương án sau đây để đòi lại xe của mình:

– Thứ nhất, phương pháp tự bảo vệ: Đây là phương pháp không sử dụng đến pháp luật và các cơ quan Nhà nước có thẩm, hoàn toàn dựa vào việc bạn yêu cầu bên mượn tài sản trả lại tài sản đã mượn hoặc nhờ sự tác động từ những người thân của bên mượn tác động vào người mượn. Phương pháp này nếu không có thiện chí từ bên mượn tài sản thì khó có thể thực hiện được. Như thông tin bạn cung cấp, có thể thấy bên mượn tài sản không có thiện chí trả lại tài sản cho bạn. Do vậy, tính khả thi của phương pháp này không cao.

– Thứ hai, khởi kiện dân sự: Đây là phương pháp có sự can thiệp của Tòa án. Bạn làm Đơn khởi kiện đòi tài sản gửi Tòa án nhân dân nơi người mượn tài sản đang cư trú hoặc làm việc. Phương pháp này có tính khả thi cao hơn phương pháp tự bảo vệ bởi có sự can thiệp của Cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Tuy nhiên, với phương pháp này bạn phải tốn kém về thời gian và công sức để theo đuổi vụ kiện đòi tài sản. Mặt khác, trong việc khởi kiện dân sự, bạn là người có nghĩa vụ chứng minh về quan hệ mượn tài sản và bên mượn chưa trả tài sản cho bạn.

– Thứ ba, yêu cầu khởi tố hình sự: Nếu vụ việc của bạn có yếu tố hình sự ( lừa đảo hoặc lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản) : người mượn yêu cầu mượn tài sản để sử dụng, sau đó mang tài sản đi bán, cầm cố… Nếu tồn tại yếu tố hình sự, bạn có thể yêu cầu Cơ quan công an xem xét, điều tra, xác minh, khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn.

Những điều cần lưu ý: Bạn có quyền lựa chọn phương thức bảo vệ quyền lợi cho mình. Với phương thức thứ 3, chỉ khi tồn tại yếu tố hình sự Cơ quan công an mới có thẩm quyền giải quyết vụ việc.

>> Tham khảo bài viết liên quan:

3. Bố mẹ tặng đất, nhà cho con thì có được phép đòi lại không ?

Thưa luật sư, tôi có vấn đề cần tư vấn: Năm 2017 tôi có làm thủ tục tặng cho con trai với điều kiện là cháu sẽ phải đưa cho em trai mình 100.000.000 đồng để em trai cháu tự xây nhà khác ngay sau khi ký hợp đồng. Cháu đã đồng ý và ghi trong hợp đồng. Tuy nhiên đến nay là năm 2018 cháu vẫn chưa đưa cho em trai mình. Hỏi tôi có được đồi lại tài sản đã tăng cho ? Cảm ơn!

Bố mẹ tặng đất , nhà cho con có được phép đòi lại?

Trả lời:

Việc tặng cho tài sản là đất đai được quy định tại điều 457 – 459 như sau:

Điều 457 Hợp đồng tặng cho tài sản

Hợp đồng tặng cho tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên tặng cho giao tài sản của mình và chuyển quyền sở hữu cho bên được tặng cho mà không yêu cầu đền bù, bên được tặng cho đồng ý nhận.

Điều 458. Tặng cho động sản

1. Hợp đồng tặng cho động sản có hiệu lực kể từ thời điểm bên được tặng cho nhận tài sản, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Đối với động sản mà luật có quy định đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký.

Điều 459. Tặng cho bất động sản

1. Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.

2. Hợp đồng tặng cho bất động sản có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký; nếu bất động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì hợp đồng tặng cho có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản

Các trường hợp được đòi lại tài sản là bất động sản tặng cho

Thứ nhất, hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm về hình thức

Điều 129. Giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức

Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:

1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.

2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Theo quy định tại điều 459 Khoản 1 về hình thức hợp đồng tặng cho bất động sản :

“Tặng cho bất động sản phải được lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc phải đăng ký, nếu bất động sản phải đăng ký quyền sở hữu theo quy định của luật.”

Như vậy, nếu hợp đồng tặng cho chưa được công chứng thì hợp đồng sẽ vô hiệu và hai bên sẽ trả lại cho nhau những gì đã nhận.

Thứ hai, xét việc tặng cho tài sản có điều kiện

Theo quy định tại Điều 462 Bộ Luật dân sự năm 2015

Điều 462. Tặng cho tài sản có điều kiện

1. Bên tặng cho có thể yêu cầu bên được tặng cho thực hiện một hoặc nhiều nghĩa vụ trước hoặc sau khi tặng cho. Điều kiện tặng cho không được vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ trước khi tặng cho, nếu bên được tặng cho đã hoàn thành nghĩa vụ mà bên tặng cho không giao tài sản thì bên tặng cho phải thanh toán nghĩa vụ mà bên được tặng cho đã thực hiện.

3. Trường hợp phải thực hiện nghĩa vụ sau khi tặng cho mà bên được tặng cho không thực hiện thì bên tặng cho có quyền đòi lại tài sản và yêu cầu bồi thường thiệt hại

Theo quy định này, thì trường hợp người tặng cho có thể đòi lại tài sản, nếu việc tặng cho là có điều kiện và người nhận tài sản tặng cho không thực hiện điều kiện đó. Trường hợp này bố mẹ có thể đòi lại tài sản nếu như người con không tuân thủ nghĩa vụ ( đưa tiền cho người em) như đã thỏa thuận

4. Cho vay 800 triệu đồng giờ muốn đòi lại thì giải quyết như thế nào ?

Chào luật sư, Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư xin giấy phép tư vấn. Tôi có cho bác tôi vay tiền, số tiền vay là 800.000.000 đồng, có giấy viết tay và có chữ kí của bác tôi. Trong giấy viết tay có nêu rõ số tiền, thời hạn trả tiền vay và lãi suất vay, cụ thể là 1,8%/tháng của khoản tiền vay này.

Tuy nhiên, nay đã quá thời hạn trả tiền vay là 1 năm nhưng bạn tôi vẫn chưa trả tiền tôi, bác tôi nhiều lần hứa hẹn tôi nhung đều không trả vì lý do công ty làm ăn thua lỗ. Tôi cũng có đến tận nhà và đòi cả bác gái và con trai của bác tôi khoản tiền vay này, nhưng không ai biết về khoản tiền vay này. Tôi thắc mắc không biết tôi nên làm gì để có thể đòi lại số tiền vay này vì tôi đang rất cần ? Cám ơn luật sư đã tư vấn giúp tôi.

Trả lời:

Căn cứ quy định Điều 463 về hợp đồng vay tài sản:

Điều 463: Hợp đồng vay tài sản

Hợp đồng vay tài sản là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.

Ngoài ra, quy định tại Điều 466về nghĩa vụ của bên vay:

1. Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

2. Trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

3. Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

4. Trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả tiền lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật có quy định khác.

5. Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật này;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Như thông tin mà bạn cung cấp, thì bác của bạn có vay của bạn số tiền là 800.000.000 đồng, có giấy viết tay, có chữ kí của bác. Như vậy, rõ ràng bác của bạn có nghĩa vụ phải trả tiền cho bạn theo đúng thỏa thuận của hai bên về tiền gốc, lãi suất và thời hạn trả.

Ngoài ra, điều 468 có quy định về lãi suất vay:

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn và bác bạn có thỏa thuận với nhau về lãi suất vay, cụ thể là 1.8%/tháng, mức lãi suất này là không đúng theo quy định của pháp luật. Vì mức lãi suất theo bộ luật dân sự năm 2015 quy định do hai bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, nghĩa là một tháng không được quá lãi suất là 1.6%. Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.

Như vậy, trường hợp này để đòi lại số tiền vay thì bạn có thể viết đơn gửi cơ quan công an hoặc Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bác của bạn đang cư trú để giải quyết, kèm theo các chứng cứ chứng minh ( giấy tờ vay viết tay) để được giải quyết.

Cụ thể để tiến hành khởi kiện tại tòa bạn cần chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

– Đơn khởi kiện

– Chứng cứ chứng minh : giấy viết tay hoặc kèm theo tin nhắn có nội dung bác của bạn hứa trả tiền cho bạn nhưng không trả

– Chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu của bạn.

5. Chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác có lấy lại được tiền không?

Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư xin giấy phép tư vấn. Hôm qua tôi có chuyển tiền nhầm vào số tài khoản của người khác, số tiền cụ thể là 10.000.000 đồng. Tôi không biết giờ tôi nên làm thế nào để có thể nhận lại được số tiền mà mình đã chuyển nhầm ? Luật sư tư vấn giải đáp giúp tôi. Cám ơn luật sư xin giấy phép.

Chuyển nhầm tiền vào tài khoản của người khác có lấy lại được tiền không?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 36

4. Điều chỉnh các sai sót khác

Đối với Lệnh thanh toán sai địa chỉ khách hàng (Lệnh thanh toán chuyển đúng đơn vị nhận lệnh nhưng không có người nhận lệnh hoặc người nhận lệnh mở tài khoản ở Ngân hàng khác), sai tên, số hiệu tài khoản của người nhận Lệnh thanh toán (đúng tên nhưng sai số hiệu tài khoản hoặc ngược lại), ký hiệu chứng từ, ký hiệu loại nghiệp vụ, xử lý như sau:

a) Đối với các Lệnh thanh toán Có (hoặc Nợ) đơn vị nhận lệnh đã nhận nhưng chưa hạch toán thì thực hiện hạch toán vào tài khoản phải trả (phải thu) sau đó lập Lệnh thanh toán chuyển trả lại đơn vị khởi tạo lệnh. Nghiêm cấm đơn vị nhận lệnh chuyển tiền tiếp;

b) Đối với các Lệnh thanh toán đã thực hiện, đơn vị nhận lệnh xử lý tương tự như đã nêu tại Điểm b Khoản 3 Điều này.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì bạn đã chuyển nhầm số tiền của mình là 10.000.000 đồng vào số tài khoản khác, trường hợp này bạn cần đến ngân hàng nơi bạn đã chuyển tiền để báo về việc chuyển nhầm tiền vào tài khoản đồng thời yêu cầu tra soát, rà soát đối với sai sót giao dịch chuyển tiền liên ngân hàng. Ngân hàng khi phát hiện có dấu hiệu nhầm lẫn hay sai sót sẽ thông báo cho chủ tài khoản và thực hiện phong tỏa, tạm khóa tài khoản cho đến khi làm rõ, khắc phục xong những sai sót trên. Cụ thể, trường hợp tài khoản của khách hàng có đủ số dư thì ngân hàng sẽ lập lệnh thanh toán chuyển trả tài khoản chuyển đến số tiền chuyển thừa, chuyển nhầm.

Mặt khác, căn cứ quy định tại Điều 579 quy định về nghĩa vụ hoàn trả, thì trường hợp số tiền chuyển nhầm này đã bị chủ tài khoản rút ra và không chịu trả lại cho bạn, thì bạn có quyền khởi kiện chủ tài khoản ra tòa án yêu cầu họ trả lại số tiền cho bạn.

1. Người chiếm hữu, người sử dụng tài sản của người khác mà không có căn cứ pháp luật thì phải hoàn trả cho chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản đó; nếu không tìm được chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản thì phải giao cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

2. Người được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật làm cho người khác bị thiệt hại thì phải hoàn trả khoản lợi đó cho người bị thiệt hại, trừ trường hợp quy định tại Điều 236 của Bộ luật này.

6. Bố mẹ cho con gái mượn sổ đỏ thế chấp tại ngân hàng thì giải quyết thế nào ?

Chào luật sư. Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được luật sư tư vấn. Bố mẹ của tôi cho chị gái mượn sổ đỏ để thế chấp tại ngân hàng nhằm mục đích bảo đảm cho khoản vay là 500.000.000 đồng. Tuy nhiên, hiện tại chị tôi không có khả năng để chi trả. Vậy trường hợp này bố mẹ tôi có được nhận giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp tại ngân hàng về không? Cám ơn luật sư đã tư vấn giúp tôi.

Bố mẹ cho con gái mượn giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế chấp tại ngân hàng thì giải quyết thế nào mới nhất?

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 317 có quy định về thế chấp tài sản như sau:

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.

Ngoài ra, căn cứ Điều 322 về nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:

1. Trả các giấy tờ cho bên thế chấp sau khi chấm dứt thế chấp đối với trường hợp các bên thỏa thuận bên nhận thế chấp giữ giấy tờ liên quan đến tài sản thế chấp.

2. Thực hiện thủ tục xử lý tài sản thế chấp theo đúng quy định của pháp luật.

Điều 335 quy định về bảo lãnh như sau:

1. Bảo lãnh là việc người thứ ba (sau đây gọi là bên bảo lãnh) cam kết với bên có quyền (sau đây gọi là bên nhận bảo lãnh) sẽ thực hiện nghĩa vụ thay cho bên có nghĩa vụ (sau đây gọi là bên được bảo lãnh), nếu khi đến thời hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên được bảo lãnh không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

2. Các bên có thể thỏa thuận về việc bên bảo lãnh chỉ phải thực hiện nghĩa vụ thay cho bên được bảo lãnh trong trường hợp bên được bảo lãnh không có khả năng thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh.

Theo như thông tin mà bạn cung cấp, thì bố mẹ bạn dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là tài sản chung trong thời kì hôn nhân để cho chị gái của bạn mượn, sau đó thế chấp tại ngân hàng để vay tiền với iền là 500 triệu đồng. Việc thế chấp này xuất phát từ sự tự nguyện, có thỏa thuận bằng văn bản giữa bố mẹ bạn, chị gái và ngân hàng.

Tuy nhiên, tại thời điểm này chị gái của bạn không có khả năng để chi trả tiền cho ngân hàng, dẫn tới việc ngân hàng đã khởi kiện chị gái bạn ra tòa và yêu cầu trả tiền vay. Vậy để có thể rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất từ ngân hàng về thì gia đình bạn cần thực hiện như sau:

Trường hợp thứ nhất, bố mẹ bạn đóng vai trò là bên bảo lãnh. Do đó trường hợp chị gái của bạn hoàn toàn không có khả năng chi trả khoản vay 500 triệu đồng này thì bố mẹ bạn phải thực hiện nghĩa vụ trả nợ thay cho người được bảo lãnh( chị gái của bạn) sau đó rút giấy chứng nhận quyền sử dụng đất về.

Trường hợp thứ hai, Chị gái của bạn có tài sản khác, giả thiết là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đứng tên chị gái bạn, thì chị gái của bạn sẽ dùng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của mình thế chấp cho khoản vay để rút sổ đỏ của bố mẹ về( tuy nhiên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của chị gái bạn phải có giá trị tương đương 500 triệu đồng.

Trường hợp thứ ba, nếu bố mẹ và chị gái của bạn không trả được nợ thì bên cho vay( ngân hàng) sẽ ngân hàng có quyền khởi kiện chị gái bạn ra tòa, tiến hành phong tỏa tài sản thế chấp để đảm bảo cho khoản vay này.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về yêu cầu của bạn. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *