Tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì công ty có phải chịu trách nhiệm bồi thường ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Trách nhiệm cùa người lao động, người sử dụng lao động và bên bảo hiểm xã hội khi xảy ra tai nạn lao động ? Xác định lỗi của các bên trong vụ việc tai nạn lao động ? Luật sư tư vấn và giải đáp những quy định pháp luật liên quan:

Mục lục bài viết

1. Tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì công ty có phải chịu trách nhiệm bồi thường ?

Chào luật sư, tôi có vấn đề này chưa rõ, kính mong luật sư giải đáp dùm với ạ. Tôi làm công nhân cho công ty A- công ty về xây dựng, trong quá trình làm giàn giáo để xây tường lên cao, Bên chỗ tôi phụ trách do tôi lắp không cẩn thận nên khi đứng lên giàn giáo bị sập xuống, tôi bị thương phải nhập viện. Sau đó được xác định suy giảm 9% khả năng lao động. Luật sư cho tôi hỏi, tôi có được công ty A có phải bồi thường không?

Mặc dù tai nạn là do lỗi của tôi. Kính mong sớm nhận được câu trả lời từ quý luật sư.

Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư.!

Tai nạn lao động do lỗi của người lao động thì công ty có phải chịu trách nhiệm bồi thường ?

, gọi:

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến xin giấy phép. Với nội dung câu hỏi của bạn, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Theo quy định Điều 144 về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này”.

Như vậy, khi người lao động bị tai nạn lao động thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bồi thường.

Căn cứ Khoản 3, 4 Điều 145 :

“3. Người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp mà không do lỗi của người lao động và bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được người sử dụng lao động bồi thường với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

4. Trường hợp do lỗi của người lao động thì người lao động cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 3 Điều này”.

Do đó, công ty bạn có trách nhiệm bồi thường cho bạn khi bạn bị tai nạn lao động do giàn giáo sập vào người, mặc dù bạn bị tai nạn là do lỗi của mình. Hơn nữa bạn được xác định suy giảm 9% khả năng lao động nên theo quy định trên bạn được bồi thường một khoản tiền bằng 40 % của 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo nội dung liên quan:

2. Trách nhiệm của doanh nghiệp khi nhân viên gặp tai nạn lao động ?

Kính gửi Luật sư Minh Khuê. Tôi đang công tác tại môt công ty cổ phần trên địa bàn Hà Nội.

Năm 2011, 1 nhân viên của tôi trong quá trình thực hiện công việc trên độ cao, bị ngã từ tầng 3 (khu đô thị MT) xuống đất, việc bị ngã này đã khiến cho nhân viên của tôi bị xẹp 2 đốt xương sống. Sau khi phẫu thuật xong, qua giám định sức khỏe tại BVCA 198, nhân viên của tôi mất đi hơn 30% sức khỏe. Qua một thời gian nghỉ hồi phục chấn thương, 5 tháng sau nhân viên của tôi mới có thể đi làm được, nhưng do ảnh hưởng của việc bị ngã nên nhân viên của tôi khồng thể tiếp tục công việc, sau đó đã nghỉ việc vì không đáp ứng được công việc. Trước thời gian đó trong quá trình phẫu thuật, công ty tôi có chi trả viện phí cho nhân viên với tổng chi phí là 21.000.000vnd, sau khi nghỉ thì không có chế độ, bồi thường. in hỏi:

1. Trường hợp này, doanh nghiệp có trách nhiệm phải chi trả và bồi thường cho nhân viên của tôi hay không?

2. Nếu như bồi thường thì nhân viên của tôi được hưởng ra sao? Bồi thường 1 lần? Bồi thường hàng năm?

3. Thủ tục để được hưởng các quyền lợi, chế độ bồi thường? Mong sớm nhận được phúc đáp ?

Xin chân thành cảm ơn!

Trách nhiệm của doanh nghiệp khi nhân viên gặp tai nạn lao động ?

:

Trả lời:

Xin chào bạn. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi cho luật Minh Khuê. Chúng tôi xin trả lời bạn như sau:

quy định về trách nhiệm của công ty đối với nhân viên bị tai nạn lao động như sau:

Điều 144. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.

Như vậy, ngoài việc trả viện phí cho người nhân viên, công ty còn có trách nhiệm trả tiền lương đối với thời gian điều trị và bồi thường cho nhân viên.

Theo quy định tại điểm a Khoản 3 Điều 145 Bộ luật lao động thì người bị tai nạn lao động có quyền hưởng mức bồi thường ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%.

Như vậy, nhân viên đó hoàn toàn được hưởng bồi thường theo các quy định nêu trên, và bồi thường 1 lần. Vì đây là bồi thường từ công ty, không phải bảo hiểm ý tế, nên không cần lập nhiều hồ sơ rắc rối. Chỉ cần gửi đơn kiến nghị kèm theo giấy tờ xác định thương tật gửi lên công ty để được giải quyết.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng qua email hoặc qua tổng đài . Chúng tôi sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng./.

>> Xem thêm nội dung liên quan:

3. Trách nhiệm của công ty khi người lao động bị tai nạn lao động theo quy định mới nhất

Xin chào các DV Xin Giấy Phép, tôi có vướng mắc muốn nhờ các luật sư tư vấn giúp tôi như sau: Cách đây một tuần, tôi có bị tai nạn lao động khi đang làm việc tại công ty. Tôi phải nghỉ việc trong thời gian là 03 ngày rưỡi để ở nhà phục hồi sức khỏe. Đến nay tôi đi làm lại và nhận tiền lương, công ty đã không chi trả tiền lương cho tôi những ngày tôi bị ốm phải ở nhà. Công ty trả lời rằng: tôi đã được bảo hiểm xã hội chi trả rồi nên công ty không chi trả cho tôi nữa.

Vậy xin hỏi công ty làm như vậy có đúng quy định pháp luật không? Trách nhiệm của công ty đối với người lao động bị tai nạn lao động là như thế nào?

Mong sớm nhận được phản hồi từ quý luật sư, tôi xin cảm ơn!

Trách nhiệm của công ty khi người lao động bị tai nạn lao động theo quy định mới nhất

Trả lời:

Căn cứ quy định tại Điều 144 quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

Như vậy, theo thông tin bạn cung cấp, bạn có tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật. Theo đó, công ty không phải chi trả cho bạn những khoản mà bên bảo hiểm y tế đã chi trả cho bạn, nhưng công ty có trách nhiệm thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

Bên cạnh đó, công ty phải trả cho bạn đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị. Đồng thời, bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật lao động năm 2012. Cụ thể vào từng trường hợp như sau:

Trường hợp thứ nhất, bạn bị tai nạn lao động mà không do lỗi của bạn và bạn bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên thì được công ty bồi thường với mức như sau:

– Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm từ 5,0% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1,0% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

– Ít nhất 30 tháng tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động.

Trường hợp thứ hai, tai nạn lao động xảy ra do lỗi của bạn thì bạn cũng được trợ cấp một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định đối với trường hợp không do lỗi của bạn như trường hợp thứ nhất.

Như vậy, việc công ty trả lời với bạn là cơ quan bảo hiểm đã chi trả tiền cho bạn rồi nên công ty không chi trả tiếp cho bạn là không có cơ sở. Bạn có quyền làm đơn yêu cầu công ty chi trả cho bạn những khoản tiền đã phân tích ở trên.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm nội dung:

4. Chủ thể nào chịu trách nhiệm trả phí chữa bệnh cho người bị tai nạn lao động ?

:

Theo quy định tại Điều 144. Bộ luật lao động năm 2012 về Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp:

“1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

2.Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này.”

Luật bảo hiểm xã hội có quy định về trình tự, thủ tục làm hồ sơ để người lao động bị tai nạn lao động tiến hành các hoạt động khám giám định mức suy giảm khả năng lao động để giải quyết chế độ BHXH cho người lao động và Hội đồng giám định y khoa khám giám định và chịu trách nhiệm về tính chính xác của kết quả giám định của mình theo quy định của pháp luật.

Khoản 5 Điều 18 Luật BHXH năm 2014 có quy định về một trong những quyền của người lao động là:

” Được chủ động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều 45 của Luật này và đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội; được thanh toán phí giám định y khoa nếu đủ điều kiện để hưởng bảo hiểm xã hội.”

Khoản 3 Điều 21 Luật BHXH năm 2014 có quy định về trách nhiệm của người sử dụng lao động trong trường hợp này:

Giới thiệu ngư­ời lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a khoản 1, khoản 2 Điều 45 và Điều 55 của Luật này đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa”

Việc đánh giá mức suy giảm khả năng lao động và phương pháp xác định áp dụng theo quy định của Thông tư số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH ngày 27/9/2013 của liên bộ Y tế – Lao động – Thương binh và Xã hội quy định tỷ lệ tổn thương cơ thể do thương tích, bệnh, tật và bệnh nghề nghiệp.

Theo quy định đối tượng nộp phí tại Điều 1, Thông tư số 93/2012/TT-BTC ngày 5/6/2012 của Bộ Tài chính quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí giám định y khoa, “Người có yêu cầu giám định y khoa phải nộp phí giám định y khoa cho cơ sở thực hiện giám định y khoa theo quy định tại Thông tư này”.

Như vậy, theo quy định của pháp luật thì người sử dụng lao động cụ thể là công ty bạn đang làm việc sẽ phải chi trả phí giám định y khoa để bạn đi xác định tỷ lệ thương tật, nếu bạn đãđóng một số lệ phí tại bệnh viện nơi tổ chức khám bệnh thì bạn yêu cầu công ty hoàn lại số tiền đó cho mình.

Trân trọng ./.

>> Xem thêm nội dung:

5. Giải đáp trách nhiệm của công ty khi người lao động bị tai nạn lao động chết ?

Kính chào luật sư của công ty luật tnhh minh khuê! mong luật sư tư vấn giúp tôi. chú tôi làm lái xe cho một công ty tư nhân, nhưng không có hợp đồng lao động và không được đóng bảo hiểm xã hội, trog quá trình lái xe cho công ty thì chú tôi bị tai nạn là đi qua đường tàu không chú ý và tàu hoả đâm vào xe của công ty và bị chết Thì liệu phía công ty có phải chịu trách nhiệm gì với thân nhân của chú tôi không ạ?

Mong luật sư tư vấn giúp đỡ, trân trọng cám ơn luật sư!

Giải đáp trách nhiệm của công ty khi người lao động bị tai nạn lao động chết ?

Trả lời:

Hiện nay, chế độ tai nạn của người lao động quy định tại .

Cụ thể, trách nhiệm của công ty quy định tại Điều 38 luật này như sau:

Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, từ quy định tại Điều 38, thì công ty có những trách nhiệm sau với người thân của chú bạn như sau:

– Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu cho người bị tai nạn lao động nếu chú bạn có được thực hiện thủ thuật cấp cứu

– Bồi thường Ít nhất 30 tháng tiền lương cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, trường hợp tai nạn do lỗi của chú bạn gây ra, thì bồi thường ít nhất 40% mức này.

Ngoài ra, bạn nói chú không được ký hợp đồng lao động, đóng bảo hiểm xã hội, vậy theo quy định tại Điều 39 giải quyết một số trường hợp tai nạn đặc thù như sau

Điều 39. Trách nhiệm của người sử dụng lao động về bồi thường, trợ cấp trong những trường hợp đặc thù khi người lao động bị tai nạn lao động

1. Trường hợp người lao động bị tai nạn lao động khi thực hiện nhiệm vụ hoặc tuân theo sự điều hành của người sử dụng lao động ở ngoài phạm vi cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn, thì người sử dụng lao động vẫn phải bồi thường cho người lao động theo quy định tại khoản 4 Điều 38 của Luật này.

2. Trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 38 của Luật này.

3. Trường hợp người sử dụng lao động đã mua bảo hiểm tai nạn cho người bị tai nạn lao động tại các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ bảo hiểm, thì người bị tai nạn lao động được hưởng các khoản chi trả bồi thường, trợ cấp theo hợp đồng đã ký với đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm. Nếu số tiền mà đơn vị kinh doanh dịch vụ bảo hiểm trả cho người bị tai nạn lao động thấp hơn mức quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này, thì người sử dụng lao động phải trả phần còn thiếu để tổng số tiền người bị tai nạn lao động hoặc thân nhân của người bị tai nạn lao động nhận được ít nhất bằng mức bồi thường, trợ cấp được quy định tại khoản 4 và khoản 5 Điều 38 của Luật này.

4. Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy định tại Điều 38 của Luật này, người sử dụng lao động phải trả khoản tiền tương ứng với chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này khi người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; việc chi trả có thể thực hiện một lần hoặc hằng tháng theo thỏa thuận của các bên, trường hợp không thống nhất thì thực hiện theo yêu cầu của người lao động.

Theo hướng dẫn tại khoản 4 Điều 39, thì nếu công ty không đóng bảo hiểm cho đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của luật bảo hiểm xã hội (chú bạn tham gia lao động cho công ty từ 3 tháng trở lên) thì công ty ngoài khoản bồi thường, trợ cấp trên, thì công ty phải trả khoản tiền tương ứng với mà chú bạn được hưởng như sau:

Mức hưởng theo quy định như sau:

Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Người lao động đang làm việc bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

2. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị lần đầu do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động.

Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm xã hội.”

Quy định về tử tuất tại như sau:

Điều 80. Trợ cấp mai táng

1. Những người sau đây khi chết thì người lo mai táng được nhận trợ cấp mai táng:

a) Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên;

b) Người đang hưởng lương hưu.

2. Trợ cấp mai táng bằng 10 lần mức lương cơ sở tại tháng mà người quy định tại khoản 1 Điều này chết.

3. Trường hợp người quy định tại khoản 1 Điều này bị Tòa án tuyên bố là đã chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp quy định tại khoản 2 Điều này.

Điều 81. Trợ cấp tuất

1. Người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội, người lao động đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người đang hưởng lương hưu khi chết thì thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.

2. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người lao động đang đóng bảo hiểm xã hội hoặc đang bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm tính bằng 1,5 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội quy định tại Điều 79 của Luật này cho những năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014; bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội cho các năm đóng từ năm 2014 trở đi.

Trường hợp người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức trợ cấp tuất một lần bằng số tiền đã đóng nhưng mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội; trường hợp người lao động có cả thời gian đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc và tự nguyện thì mức hưởng trợ cấp tuất một lần tối thiểu bằng 03 tháng mức bình quân tiền lương và thu nhập tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức trợ cấp tuất một lần đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết được tính theo thời gian đã hưởng lương hưu, nếu chết trong 02 tháng đầu hưởng lương hưu thì tính bằng 48 tháng lương hưu đang hưởng; trường hợp chết vào những tháng sau đó, cứ hưởng thêm 01 tháng lương hưu thì mức trợ cấp giảm đi 0,5 tháng lương hưu.

Công ty sẽ phải trả thêm một khoản tương đương với 60 tháng lương cơ sở và trả khoản tiền tương đương với chế độ tử tuất chú bạn có thể được hưởng. Do bạn cung cấp thông tin không đầy đủ, nên bạn vui lòng dựa vào Điều 80 và Điều 81 luật bảo hiểm xã hội để đối chiếu.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Xem thêm nội dung:

6. Giải đáp về trách nhiệm của công ty khi xảy ra tai nạn lao động ?

Chồng t bị gã vợ bánh chè đầu gối trong giờ làm việc của công ty may, lần đầu đi mổ tại bệnh viện việt đức nhà t đã chi trả các khoản đã được trừ bhyt, công ty không chi trả tiền viện phí mà chỉ chi trả lương tháng đầu nghỉ việc và 3 tháng sau mỗi tháng gần 2 triệu công ty nói đó là tiền cho nợ lương, và 1 năm sau chồng t đi mổ rút đinh ra, tiền Mổ rút đinh nhà tôi phải chi trả hết. tôi muốn hỏi theo luật lao động công ty chi trả như vậy có đúng không?

Rất mong được luật sư tư vấn. xin trân thành cảm ơn

Giải đáp về trách nhiệm của công ty khi xảy ra tai nạn lao động?

, gọi:

Trả lời:

Trách nhiệm của công ty khi chồng bạn bị tai nạn lao động trong được quy định tại Điều 38, :

“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp

Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:

1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp;

2. Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

a) Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

b) Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

c) Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

3. Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:

a) Ít nhất bằng 1,5 tháng tiền lương nếu bị suy giảm từ 5% đến 10% khả năng lao động; sau đó cứ tăng 1% được cộng thêm 0,4 tháng tiền lương nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80%;

b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định tại khoản 4 Điều này với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng;

6. Giới thiệu để người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được giám định y khoa xác định mức độ suy giảm khả năng lao động, được điều trị, điều dưỡng, phục hồi chức năng lao động theo quy định pháp luật;

7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người;

8. Sắp xếp công việc phù hợp với sức khỏe theo kết luận của Hội đồng giám định y khoa đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp sau khi điều trị, phục hồi chức năng nếu còn tiếp tục làm việc;

9. Lập hồ sơ hưởng chế độ về tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương này;

10. Tiền lương để làm cơ sở thực hiện các chế độ bồi thường, trợ cấp, tiền lương trả cho người lao động nghỉ việc do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được quy định tại các khoản 3, 4 và 5 Điều này là tiền lương bao gồm mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác thực hiện theo quy định của pháp luật về lao động.

Như vậy, theo quy định điều 38 trên, thì công ty phải có nghĩa vụ thanh toán toàn bộ các chi phí đồng chi trả với bảo hiểm y tế, và thanh toán tiền lương cho chồng bạn trong thời gian điều trị phục hồi. Công ty trả lời như vậy là trái với quy định của pháp luật.

>> Bài viết tham khảo thêm:

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *