Tác phẩm công bố sau khi tác giả mất có được bảo hộ quyền tác giả không ?

Có nên công bố tác phẩm của tác giả đã qua đời rồi hay không ? Việc công bố tác phẩm sau khi tác giả qua đời thì quyền sở hữu tác phẩm đó thuộc về ai ? và một số vướng mắc pháp lý liên quan trong lĩnh vực bản quyền sẽ được xin giấy phép tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Tác phẩm công bố sau khi tác giả mất có được bảo hộ quyền tác giả không?

Thưa luật sư, Xin hỏi: Bố tôi là nhà văn và ông có một tập thơ chưa phát hành, khi ông qua đời thì con cái mới biết. Chúng tôi muốn công bố tập thơ cho Bố tôi như vậy thì Bố tôi có là tác giả và có quyền tác giả được không ? Cảm ơn!

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 4 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP và Điều 6 Nghị định số 85/2011/NĐ-CP quy định về tác phẩm và thời gian bảo hộ tác phẩm công bố sau khi tác giả mất như sau:

Điều 4 Nghị định số 100/2006/NĐ-CP

1. Tác phẩm di cảo là tác phẩm được công bố lần đầu sau khi tác giả đã chết.

Điều 6 Nghị định số 85/2006/NĐ-CP

Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm di cảo là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

Thời hạn bảo hộ quyền tài sản và quyền nhân thân quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật Sở hữu trí tuệ đối với tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm mỹ thuật ứng dụng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 27 của Luật Sở hữu trí tuệ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Trong thời hạn năm mươi năm, nếu tác phẩm chưa công bố thì thời hạn bảo hộ là năm mươi năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.

Theo thông tin bạn cung cấp, cuốn thơ của cha bạn được công bố sau khi ông đã mất nên tác phẩm này là tác phẩm di cảo. Theo quy định của pháp luật, tác phẩm di cảo vẫn được bảo hộ quyền tác giả và được bảo hộ trong thời gian là 50 năm kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Dịch tác phẩm sang chữ nổi có phải xin phép tác giả không?

Luật sư tư vấn:

Căn cứ vào Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 quy định về các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao như sau:

1. Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền nhuận bút, thù lao bao gồm:

a) Tự sao chép một bản nhằm mục đích nghiên cứu khoa học, giảng dạy của cá nhân;

b) Trích dẫn hợp lý tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để bình luận hoặc minh họa trong tác phẩm của mình;

c) Trích dẫn tác phẩm mà không làm sai ý tác giả để viết báo, dùng trong ấn phẩm định kỳ, trong chương trình phát thanh, truyền hình, phim tài liệu;

d) Trích dẫn tác phẩm để giảng dạy trong nhà trường mà không làm sai ý tác giả, không nhằm mục đích thương mại;

đ) Sao chép tác phẩm để lưu trữ trong thư viện với mục đích nghiên cứu;

e) Biểu diễn tác phẩm sân khấu, loại hình biểu diễn nghệ thuật khác trong các buổi sinh hoạt văn hoá, tuyên truyền cổ động không thu tiền dưới bất kỳ hình thức nào;

g) Ghi âm, ghi hình trực tiếp buổi biểu diễn để đưa tin thời sự hoặc để giảng dạy;

h) Chụp ảnh, truyền hình tác phẩm tạo hình, kiến trúc, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng được trưng bày tại nơi công cộng nhằm giới thiệu hình ảnh của tác phẩm đó;

i) Chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị;

k) Nhập khẩu bản sao tác phẩm của người khác để sử dụng riêng.

2. Tổ chức, cá nhân sử dụng tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều này không được làm ảnh hưởng đến việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến các quyền của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả; phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm.

3. Việc sử dụng tác phẩm trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này không áp dụng đối với tác phẩm kiến trúc, tác phẩm tạo hình, chương trình máy tính.

Theo thông tin bạn cung cấp, bạn dịch sách sang chữ nổi để tặng cho những người khiếm thành nên nếu bạn đảm bảo việc dịch sách không ảnh hưởng tới việc khai thác bình thường tác phẩm, không gây phương hại đến quyền tác giải, đảm bảo thông tin về tác giả, nguồn gốc, xuất xứ thì bạn có thể không cần xin phép và trả tiền nhuận bút cho tác giả theo quy định tại Điểm i Khoản 1 Điều 25 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Tác giả giống cây trồng có những quyền gì ?

Điều 185 LSHTT 2005 quy định: Tác giả giống cây trồng có các quyền sau đây:

1. Được ghi tên với danh nghĩa là tác giả trong Bằng bảo hộ giống cây trồng, Sổ đăng ký quốc gia về giống cây trồng được bảo hộ và trong các tài liệu công bố về giống cây trồng;

2. Nhận thù lao: Trả thù lao cho tác giả giống cây trồng theo thoả thuận; trường hợp không có thoả thuận thì mức trả thù lao phải tuân theo quy định của pháp luật;

>>

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ tại Việt Nam.

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn luật hình sự, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

4. Quyền tác giả, quyền liên quan và thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan

Quyền tác giả là gì: Quyền tác giả là quyền của tổ chức, các nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.

Quyền tác giả được ghi nhận cho các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học như sách, bài giảng, tác phẩm âm nhạc, tác phẩm sân khấu, tác phẩm điện ảnh, tác phẩm tạo hình và mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm nhiếp ảnh, tác phẩm kiến trúc, phần mềm máy tính.

Quyền tác giả tự động phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một hình thức vật chất nhất định, bất kể tác phẩm đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

Quyền liên quan là gì

Quyền liên quan là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.

>>

Thủ tục đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan.

Để tiến hành đăng ký bản quyền tác giả, tác giả hoặc chủ sở hữu tác phẩm chuẩn bị các tài liệu sau đây:

1. Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu đồng thời là tác giả/các đồng tác giả
– 03 bản mẫu tác phẩm cần đăng ký; tác phẩm đã được công bố hay chưa; thời gian công bố;
– Bản sao chứng minh nhân dân của tác giả/các tác giả (kèm theo bản chính chứng minh nhân dân để đối chiếu nếu bản sao không có công chứng 1 bản);

– Tên đầy đủ, bút danh (nếu có), địa chỉ, số điện thoại, fax của tác giả/các đồng tác giả;

– Giấy uỷ quyền của tác giả/các tác giả (có xác nhận chữ ký của chính quyền nơi cư trú, cơ quan công chứng hoặc cơ quan quản lý nhân sự) – 1 bản (theo mẫu);

– Giấy cam đoan của tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai – 1 bản (theo mẫu);

2. Nếu chủ thể đăng ký là chủ sở hữu không đồng thời là tác giả (tổ chức, công ty)

– 03 bản mẫu tác phẩm gốc;

– 01 Giấy uỷ quyền của tổ chức công ty (theo mẫu);

– 01 Bản sao công chứng chứng minh nhân dân (hoặc Chứng minh thư gốc nộp kèm để đối chiếu khi không có công chứng bản sao) của tác giả/các tác giả tác phẩm có xác nhận sao y bản chính;

– Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu tác phẩm của tác giả/các tác giả cho chủ sở hữu tác phẩm (tổ chức, công ty) (1 bản);

– Hợp đồng giao việc giữa chủ sở hữu tác phẩm(pháp nhân) và tác giả (cá nhân), trong trường hợp tác giả thực hiện tác phẩm theo nhiệm vụ được giao và hưởng lương hoặc trong trường hợp chủ sở hữu tác phẩm bỏ toàn bộ chi phí để tác giả thực hiện tác phẩm.

– Bản sao giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc quyết định thành lập có công chứng;

– Giấy cam đoan của tác giả/các tác giả độc lập sáng tạo tác phẩm, không vi phạm bản quyền của ai (theo mẫu);

Liên hệ sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam:

Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:

CÔNG TY LUẬT TNHH MINH KHUÊ

Điện thoại yêu cầu dịch vụ luật sư tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ, gọi:

Gửi thư tư vấn hoặc yêu cầu dịch vụ qua Email:

Rất mong nhận được sự hợp tác cùng Quý khách hàng! Trân trọng./.

5. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan

Câu hỏi: Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là gì?

Trả lời:

1. Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan là việc chủ sở hữu quyền tác giả,

chủ sở hữu quyền liên quan cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn bộ các quyền quy định tại khoản 3 Điều 19, Điều 20, khoản 3 Điều 29, Điều 30 và Điều 31 của Luật SHTT.

Tác giả không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại Điều 19, trừ quyền công bố tác phẩm; người biểu diễn không được chuyển quyền sử dụng các quyền nhân thân quy định tại khoản 2 Điều 29 của Luật SHTT.

Trong trường hợp tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có đồng chủ sở hữu thì việc chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải có sự thoả thuận của tất cả các đồng chủ sở hữu; trong trường hợp có đồng chủ sở hữu nhưng tác phẩm, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng có các phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập thì chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan đối với phần riêng biệt của mình cho tổ chức, cá nhân khác.

Tổ chức, cá nhân được chuyển quyền sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan có thể chuyển quyền sử dụng cho tổ chức, cá nhân khác nếu được sự đồng ý của chủ sở hữu quyền tác giả, chủ sở hữu quyền liên quan.

2. Hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan phải được lập thành văn bản gồm những nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên và địa chỉ đầy đủ của bên chuyển quyền và bên được chuyển quyền;

b) Căn cứ chuyển quyền;

c) Phạm vi chuyển giao quyền;

d) Giá, phương thức thanh toán;

đ) Quyền và nghĩa vụ của các bên;

e) Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng.

Việc thực hiện, sửa đổi, chấm dứt, huỷ bỏ hợp đồng sử dụng quyền tác giả, quyền liên quan được áp dụng theo quy định của Bộ luật dân sự.

» Hợp đồng chuyển nhượng quyền tác giả

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu Trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *