So sánh giữa thuế và lệ phí theo pháp luật hiện hành

Thuế và lệ phí đều được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tuy chúng có những điểm giống nhau nhưng bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt căn bản.

Thuế và lệ phí đều được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, tuy chúng có những điểm giống nhau nhưng bên cạnh đó cũng có những điểm khác biệt căn bản.

Trước tiên, ta đưa ra hai khái niệm về thuế và lệ phí như sau:

Thuế như đã nói ở trên là một khoản thu bắt buộc, không bồi hoàn trực tiếp mà các tổ chức, cá nhân phải nộp cho Nhà nước khi có những điều kiện cụ thể nhằm đáp ứng các nhu cầu chi tiêu của Nhà nước và vì lợi ích chung.

Lệ phí là khoản thu vừa mang tính chất phục vụ cho đối tượng nộp lệ phí về việc thực hiện một số thủ tục hành chính vừa mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước.

Về sự giống nhau giữa thuế và lệ phí, đây đều là những khoản thu mang tính bắt buộc, hình thành nguồn thu cho quỹ ngân sách nhà nước. Thuế mang tính bắt buộc và là một bộ phận hình thành nên ngân sách nhà nước. Còn đối với lệ phí, đây là khoản tiền mà những người cần sử dụng thủ tục hành chính đóng cho cơ quan hành chính để cơ quan này thực hiện thủ tục hành chính theo quy định của pháp luật. Những cơ quan này lại chuyển khoản tiền lệ phí này về ngân sách nhà nước chứ không giữ lại cơ quan mình, mặc dù sau đó ngân sách nhà nước vẫn rút ra một khoản để trả lương quay trở lại cho chính những người thực hiện thủ tục hành chính đó. Như vậy, có thể thấy lệ phí cũng hình thành nguồn thu cho ngân sách nhà nước. Đồng thời, lệ phí cũng là khoản tiền bắt buộc mà người dân phải trả khi thực hiện các dịch vụ công tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Ngoài ra, giữa thuế và lệ phí còn có những điểm khác nhau cơ bản như sau:

Thứ nhất, các khoản thu từ thuế được quy định trong các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao được ban hành bởi Quốc hội hay Ủy ban thường vụ Quốc hội như luật, pháp lệnh, nghị quyết,.. Bên cạnh đó lệ phí được thực hiện dựa theo các văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý thấp hơn như nghị định, thông tư, quyết định do Quốc hội, Ủy ban thường vụ quốc hội, Chính phủ hay Hội đồng nhân dân các cấp ban hành. Mặc dù từ 1/1/2017, Quốc hội đã ban hành Luật phí và lệ phí nhưng xét trên tổng thể theo thời gian, lệ phí vẫn chỉ được xuất hiện nhiều nhất ở các văn bản dưới luật. Có sự khác biệt này vì tầm quan trọng của thuế được xem là cao hơn so với lệ phí. Thuế được áp dụng rất nhiều trong cuộc sống, là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Còn lệ phí thì bị đánh giá thấp hơn, do chỉ phát sinh khi người dân sử dụng dịch vụ công của nhà nước.

Thứ hai, thuế luôn là khoản thu chủ yếu của ngân sách nhà nước, mặc dù lệ phí cũng là khoản thu của ngân sách nhà nước nhưng không có vị trí quan trọng như thuế. Thuế nhằm điều chỉnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh, quản lý và định hướng phát triển kinh tế và đảm bảo sự bình đẳng giữa những chủ thể kinh doanh và công bằng xã hội.Như vậy, thuế có tác động lớn đến toàn bộ qúa trình phát triển kinh tế – xã hội của một quốc gia, đồng thời thuế là một bộ phận rất quan trọng cấu thành chính sách tài chính quốc gia. Còn lệ phí là khoản thu phụ, không đáng kể, chỉ đủ chi dùng cho các hoạt động phát sinh từ phí. nguồn thu này không phải dùng đáp ứng nhu cầu chi tiêu mọi mặt của Nhà nước, mà trước hết dùng để bù đắp các chi phí hoạt động của các cơ quan cung cấp cho xã hội một số dịch vụ công cộng như: dịch vụ công chứng, dịch vụ đăng ký quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng tài sản, dịch vụ hải quan…Theo những thống kê của các cơ quan tài chính, tỷ trọng thu thuế phí trong tổng thu ngân sách nhà nước năm 2014 là 94,8% và đang có xu hướng tăng lên. Qua số liệu này có thể thấy thuế chiếm chủ yếu ngân sách nhà nước, còn lệ phí chỉ chiếm 1 phần rất nhỏ, không đáng kể so với nguồn thu từ thuế. Đây cũng là một lý do mà các văn bản pháp luật về thuế phải có tính pháp lý cao nhất còn về lệ phí thì có thể là các văn bản dưới luật.

Thứ ba, thuế không mang tính đối giá, hoàn trả trực tiếp còn lệ phí mang tính hoàn trả trực tiếp rõ ràng. Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất của thuế và lệ phí, đó là khác biệt về bản chất của hai khoản thu của ngân sách nhà nước này. Như đã phân tích ở phần đặc trưng cơ bản của thuế, thuế không mang tính đối giá, hoàn trả trực tiếp mà mang tính hoàn trả gián tiếp. Còn đối với lệ phí, người nộp lệ phí sẽ được nhận lại một dịch vụ công của nhà nước khi nộp lệ phí, đây là một trường hợp được hoàn trả trực tiếp. Có nghĩa là, khi người dân bỏ ra một khoản tiền, họ sẽ được cung cấp một dịch vụ công đến từ Nhà nước, khoản tiền này được coi như là tiền công của bộ máy quản lý nhà nước khi thực hiện một dịch vụ công cho người dân. Ví dụ, khi đăng ký kết hôn, lệ phí mà người dân phải nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là 30 ngàn đồng, đổi lại Nhà nước sẽ công nhận họ là vợ chồng, qua đó phát sinh các quan hệ pháp luật về nhân thân và tài sản. Có thể thấy khi người dân đóng 30 ngàn lệ phí kết hôn, họ được nhà nước hoàn trả trực tiếp một dịch vụ là công nhận hôn nhân của họ. Tuy nhiên, việc lệ phí có mang tính đối giá hay không thì còn phải xem xét trên nhiều khía cạnh. Bởi dịch vụ công của Nhà nước không thể quy đổi ra giá trị vật chất được, bên cạnh đó lệ phí cũng mang tính chất động viên sự đóng góp cho ngân sách Nhà nước, do đó về khía cạnh ngang giá, em xin không bình luận. Như vậy, về bản chất, lệ phí khác với thuế ở tình hoàn trả trực tiếp.

Thứ tư, phạm vi áp dụng của thuế không có giới hạn, khác biệt giữa các địa phương với nhau nhưng đối với các khoản thu từ lệ phí có thể mang tính địa phương, địa bàn. Việc này xuất phát từ việc các địa phương khác nhau có thể có sự phát triển về kinh tế khác nhau, do đó ở những nơi có nền kinh tế phát triển hơn thường có lệ phí dịch vụ công cao hơn so với những địa phương có kinh tế phát triển kém hơn. Thuế thu về dựa trên các điều kiện luật định như thu nhập, hàng hóa xuất nhập khẩu do đó chúng không phụ thuộc vào trình độ phát triển của địa phương, còn lệ phí lại là chi phí dịch vụ công, khoản tiền chi trả cho dịch vụ nên có thể biến động qua các địa phương khác nhau nhưng phải trong khuôn khổ pháp luật quy định.

Ví dụ : Tại Hà Nội và TP HCM, nếu xe máy có trị giá dưới 15 triệu đồng thì phí là 500.000 đồng; xe từ 15-40 triệu phí là 2 triệu; xe trên 40 triệu phí là 4 triệu đồng. Các tỉnh khác mức phí sẽ dao động 50.000 – 800.000 đồng. 

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ  gọi số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Thuế – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *