Nhãn hiệu hàng hóa là gì ? Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như thế nào ?

Nhãn hiệu hàng hóa khi phát triển tốt được người dân gọi dưới cái tên “THƯƠNG HIỆU”, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa là bước khởi đầu cho việc xây dựng một thương hiệu phát triển và là nền tảng cho hoạt động kinh doanh.

Mục lục bài viết

1. Nhãn hiệu hàng hóa là gì ?

Thưa luật sư, khái niệm nhãn hiệu được hiểu như thế nào cho đúng với quy định của pháp luật sở hữu trí tụệ Việt Nam ? Cảm ơn!

Trả lời:

Khái niệm nhãn hiệu hàng hóa được định nghĩa cụ thể trong như sau: “Nhãn hiệu hàng hóa là dấu hiệu riêng được dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ, hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện bằng một hay nhiều màu sắc”.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

2. Điều kiện để đăng ký độc quyền nhãn hiệu ?

Thưa luật sư, xin hỏi: Tôi muốn bảo hộ cho nhãn hiệu của sản phẩm công ty. Xin hỏi luật sư, điều kiện nào để nhãn hiệu được pháp luật bảo hộ. Mong luật sư tư vấn giúp cho, xin cảm ơn.

Người gửi: Hà Hoài Thu (Hà Nội)

Luật sư tư vấn:

Xin chào bạn! cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình tới Xin giấy phép . Về câu hỏi của bạn, công ty Xin giấy phép xin tư vấn và hướng dẫn cho bạn như sau:

Điều kiện để một nhãn hiệu được bảo hộ theo quy định pháp luật

Theo luật sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009 thì:

Điều 72. Điều kiện chung đối với nhãn hiệu được bảo hộ

Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

1. Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2. Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Theo đó, nhãn hiệu của công ty phải đáp ứng được hai tiêu chí chung như trên. Ngoài ra, bạn cần phân biệt nhãn hiệu của công ty với tên công ty để xác định đúng đối tượng cần bảo hội.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

3. Có hay không có hành vi xâm phạm nhãn hiệu ?

Thưa luật sư, tôi đi đường nhì thấy nhiều nhãn hiệu có chữ “r” trên logo như vậy nếu mình sử dụng nhãn hiệu đó thì có xâm phạm không ? Căn cứ vào đâu để xác định được hành vi xâm phạm ạ ? Cảm ơn!

Trả lời:

Đối với chữ R nằm trong vòng tròn không cần phải đăng ký thì công ty bạn vẫn được in lên bao bì sản phẩm chỉ cần được đặt cạnh một ký hiệu (có thể bao gồm tên, biểu tượng, hình ảnh, màu sắc,…) đã được đăng ký với cơ quan có thẩm quyền. Ở đây công ty bạn đặt biểu tượng này cạnh dòng chữ “GOLDEN LOTUS” là được.

Đối với hình bông sen vàng ta chia trườn hợp như sau:

Trường hợp 1:Hình bông sen vàng chưa được đăng ký quyền sở hữu công nghiệp.

Đối với hình bông sen vàng đây là một hình. Vì vậy , công ty bạn nên đăng ký hai hình này kèm theo dòng chữ “GOLDEN LOTUS” để được bảo hộ và tránh trường hợp khi có người khác đăng ký thì công ty bạn không được quyền sử dụng.

Như vậy, nếu như chưa có ai đăng ký nhãn hiệu đối với hình bông sen vàng và hình chữ R nằm trong vòng tròn thì công ty bạn hoàn toàn có thể in hình này lên bao bì sản phẩm kem bôi da cùng với dòng chữ “GOLDEN LOTUS” mà công ty bạn đã đăng ký nhãn hiệu.

Trường hợp 2: Đã có người đăng ký nhãn hiệu đối vối hình bông sen vàng cho sản phẩm tương tự hoặc cùng loại.

Đối với trường hợp này công ty bạn không được sử dụng hình bông sen vàng in trên bao bì sản phẩm kem bôi da. Vì nó đã được đăng ký nhãn hiệu nếu tiếp tục sử dụng công ty bạn sẽ xâm phạm quyền sở hữu của chủ thể đã đăng ký nhãn hiệu và được bảo hộ.

Các hành vi xâm phạm nhãn hiệu được quy định tại khoản 1 Điều 129 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2009 như sau:

“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:

a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;

b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;

d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”

Theo như quy định của pháp luật nếu như công ty bạn sử dụng nhãn hiệu đã được chủ thể khác đăng ký để in lên bao bì sản phẩm của công ty bạn thì công ty bạn đã xâm phạm quyền sở hữu đối với nhãn hiệu khi thực hiện hành vi sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Quyền đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu ?

Trả lời:

Theo quy định tại khoản 16 Điều 4 có quy định:

“nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau”.

Nhãn hiệu hàng hóa bao gồm: nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu liên kết, nhãn hiệu nổi tiếng. Ngoài các nhãn hiệu cho phép xác định nguồn gốc sản xuất hoặc nguồn gốc thương mại của hàng hóa/dịch vụ, được gọi chung là Nhãn hiệu hàng hóa, Pháp luật còn bảo hộ Nhãn hiệu tập thể và Nhãn hiệu chứng nhận. Nhãn hiệu tập thể là nhãn hiệu thuộc sở hữu của một hiệp hội ngành nghề hoặc một tổ chức khác.

Như vậy có thể hiểu đơn giản việc đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hay dịch vụ là việc thực hiện việc phân biệt các loại hàng hóa, dịch vụ cùng loại trên thị trường, và có giá trị như một tài sản nếu được đăng ký bảo hộ với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Về Quyền đăng ký nhãn hiệu

Điều 87 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009 quy định về quyền đăng kí nhãn hiệu như sau:

Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu

1.Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.

2.Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.

3.Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hóa, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

4.Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó; đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.

5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:

a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;

b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.

6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.

7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.”

Như vậy theo quy đinh của pháp luật sở hữu trí tuệ, bạn là chủ thể sản xuất sản xuất và kinh doanh sản phẩm quả cam tự cấy ghép có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm do mình sản xuất ra.

Điều kiện bảo hộ nhãn hiệu

Căn cứ vào Điều 72 Luật ở hữu trí tuệ có quy định về điều kiện bảo hộ nhãn hiệu như sau:

“1- Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

2- Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.”

Như vậy, nhãn hiệu hàng hóa cho sản phẩm quả cam tự cấy ghép của bạn có thể là tên riêng, dấu hiệu, từ ngữ, hình ảnh… hoặc sự kết hợp của tất cả các yếu tố trên. Nhìn chung, để được bảo hộ, nhãn hiệu phải có khả năng phân biệt, đảm bảo phải được cảm nhận bằng thị giác và không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác đang được bảo hộ.

Mọi vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại, gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Sở hữu trí tuệ – Công ty Xin giấy phép

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *