Rút bảo hiểm xã hội 1 lần có được bảo lưu trợ cấp thất nghiệp không mới nhất?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Việc người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần sẽ ảnh hưởng đến các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, trợ cấp thai sản như thế nào ? Vấn đề này sẽ được luật sư của Công ty luật Minh KHuê tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. có được bảo lưu trợ cấp thất nghiệp không mới nhất?

Chào luật sư, Tôi có vấn đề thắc mắc muốn được DV Xin Giấy Phép tư vấn. Tôi đơn phương chấm dứt tại công ty đúng pháp luật. Tôi chưa nhận trợ cấp thất nghiệp do công ty chốt sổ cho tôi quá muộn.

Hiện tại tôi đủ điều kiện để . Vậy tôi có thể làm hồ sơ và trợ cấp thất nghiệp luôn có được không. Trường hợp không được thì số tháng hưởng trợ cấp thất nghiệp này của tôi sẽ mất đi hay thế nào?

Cám ơn luật sư đã tư vấn.

Rút bảo hiểm xã hội 1 lần có được bảo lưu trợ cấp thất nghiệp không mới nhất?

, gọi:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp:

Căn cứ quy định tại điều 30 thì điều kiện để hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

1. Trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm do cơ quan quản lý nhà nước về việc làm thành lập.

2. Trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày trung tâm dịch vụ việc làm tiếp nhận đủ hồ sơ, cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp; trường hợp không đủ điều kiện để hưởng chế độ trợ cấp thất nghiệp thì phải trả lời bằng văn bản cho người lao động.

3. Tổ chức bảo hiểm xã hội thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp cho người lao động trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp.

Như vậy, theo quy định của pháp luật trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động người lao động phải nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm tại nơi mình cư trú để hưởng trợ cấp thất nghiệp. Tuy nhiên, theo thông tin mà bạn cung cấp, thì công ty chốt sổ và trả sổ bảo hiểm xã hội muộn cho bạn, dẫn đến bạn không thể làm hồ sơ trong thời hạn 3 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động. Trường hợp của bạn, tại thời điểm hiện tại( đã quá thời hạn 3 tháng) bạn có thể làm hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần nếu đủ điều kiện, chứ trợ cấp thất nghiệp thì không được.

Tuy nhiên, bạn cần lưu ý, số tháng chưa nhận trợ cấp thất nghiệp này của bạn sẽ tự động bảo lưu, chứ không phải mất đi hay làm thủ tục khác.

2. Điều kiện và hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần:

Căn cứ theo quy định tại Điều 60 về đối tượng hưởng bao gồm:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c. Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y Tế.

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Như vậy, sau thời điểm 1 năm kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động, bạn không tham gia bảo hiểm xã hội, có hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì bạn sẽ được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần.

Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần bao gồm các giấy tờ sau đây:

– Sổ bảo hiểm xã hội

– Chứng minh nhân dân

– Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động

– Đơn đề nghị hương bảo hiểm xã hội 1 lần theo mẫu.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Xem thêm:

2. Chế độ thai sản và BHXH 1 lần (trường hợp đóng bảo hiểm chưa đủ 12 tháng) ?

Chào luật sư. Em có làm việc ở cty thái bình từ 6. 2016 đến 4. 2017 có đóng bảo hiểm xã hội. E sinh con vào tháng 11. 2017 và đã nghĩ việc 1 năm. E có làm hồ sơ bhxh 1 lần ngày 9. 8. 2018 vậy giờ em có làm hưởng thsi sản đơn phương được không ạ ?

– Nguyễn Thị Thanh Tuyền

Trả lời:

Thứ nhất, bảo hiểm xã hội một lần:

Căn cứ khoản 1 Điều 60 quy định về điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần cụ thể như sau:

Điều 60. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Theo đó, trường hợp người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc sau một năm nghỉ việc, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện sau một năm không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu thì được nhận bảo hiểm xã hội một lần (Điều 1, )

– Hồ sơ hưởng BHXH một lần được quy định như sau:

Điều 109. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

Theo quy định hồ sơ hưởng BHXH một lần bao gồm sổ BHXH và đơn theo mẫu số 14-HSB (bản chính) (ban hành kèm theo Quyết định 636/QĐ-BHXH năm 2016

– Căn cứ Điều 19 quy định về mức hưởng:

Điều 19. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Bảo hiểm xã hội một lần được thực hiện theo quy định tại Điều 60 của Luật bảo hiểm xã hội, Nghị quyết số 93/2015/QH13 ngày 22 tháng 6 năm 2015 của Quốc hội về việc thực hiện chính sách hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người lao động và Điều 8 Nghị định số 115/2015/NĐ-CP.

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm được tính bằng 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp của bạn làm việc ở công ty từ 06/ 2016 đến 04/ 2017, trường hợp này chưa đủ một năm, do đó mức hưởng của bạn sẽ là 22% của các mức tiền lương tháng đã đóng bảo hiểm xã hội và mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

Thứ 2, Chế độ thai sản:

Điều 31. Điều kiện hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Lao động nữ mang thai;

b) Lao động nữ sinh con;

c) Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

d) Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

đ) Lao động nữ đặt vòng tránh thai, người lao động thực hiện biện pháp triệt sản;

e) Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội có vợ sinh con.

2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

Như vậy, trường hợp bạn đã đóng đủ bảo hiểm xã hội 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con thì bản sẽ đủ điều kiện để theo quy định của pháp luật.

– Mức hưởng chế độ thai sản:

Điều 39. Mức hưởng chế độ thai sản

1. Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 32, 33, 34, 35, 36 và 37 của Luật này thì mức hưởng chế độ thai sản được tính như sau:

a) Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản. Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản theo quy định tại Điều 32, Điều 33, các khoản 2, 4, 5 và 6 Điều 34, Điều 37 của Luật này là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội;

b) Mức hưởng một ngày đối với trường hợp quy định tại Điều 32 và khoản 2 Điều 34 của Luật này được tính bằng mức hưởng chế độ thai sản theo tháng chia cho 24 ngày;

c) Mức hưởng chế độ khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi được tính theo mức trợ cấp tháng quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 của Luật này thì mức hưởng một ngày được tính bằng mức trợ cấp theo tháng chia cho 30 ngày.

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

3. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết về điều kiện, thời gian, mức hưởng của các đối tượng quy định tại Điều 24 và khoản 1 Điều 31 của Luật này.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Xem thêm:

3. Thời gian nhận bảo hiểm xã hội 1 lần theo quy định mới nhất ?

Cho em hỏi em nghỉ việc từ ngày 27. 8. 2017 thì đến ngày nào em mới được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần vây. Em có xem những phần tư vấn ở trên thì vào ngày 27. 7. 2018 là em đã đủ 1 năm và đủ điều kiện để nhận bảo hiểm xã hội 1 lần rồi đúng không?.

Cho em hỏi em nghỉ việc từ ngày 27/ 8/2017 thì đến ngày nào em mới được nhận bảo hiểm xã hội 1 lần vây. Em có xem những phần tư vấn ở trên thì vào ngày 27/7/2018 là em đã đủ 1 năm và đủ điều kiện để nhận bảo hiểm xã hội 1 lần rồi đúng không?. Vậy mà vào ngày 8/8/2018 em có đem hồ sơ đi nộp thì họ bảo là 5 hay 6 tây em mới đủ điều kiện lận như vây là đúng hay sai vậy anh.

Trân trọng cảm ơn!

Luật sư trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến Bộ phận luật sư tư vấn của Công ty Xin giấy phép. Sau khi được các Luật sư nghiên cứu, Chúng tôi xin đưa ra ý kiến tư vấn như sau:

quy định điều kiện hường bảo hiểm xã hội một lần, cụ thể:

Điều 60. Bảo hiểm xã hội môt lần

1. Người lao động quy định tại khoản 1 Điều 2 của Luật này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại khoản 3 Điều 54 của Luật này mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Ra nước ngoài để định cư;

c) Người đang bị mắc một trong những bện nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y Tế;

d) Trường hợp người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi phục viên, xuất ngũ, thôi việc mà không đủ điều kiện để hưởng lương hưu.

Nếu bạn không thuộc các trường hợp trên mà muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần phải đáp úng đủ điều kiện:

+) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội theo quy định tại :

Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần
1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;
b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;
c) Ra nước ngoài để định cư;
d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Bạn nghỉ việc từ ngày 27/08/2017, tức là tháng 8 bạn vẫn đi làm và công ty vẫn phải đóng bảo hiểm tháng 8 cho bạn theo quy định của luật bảo hiểm xã hội. Điều kiện sau một năm nghỉ việc được tính từ tháng bạn không đóng bảo hiểm xã hội (tháng 9 năm 2018), tức là đến tháng 09/2018 bạn mới đáp ứng điều kiện là 1 năm

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Trân trọng./.

>> Xem thêm:

4. Thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/ năm theo Chỉ thị 20/TT-TTg của Thủ tướng

Xin chào Luật Xingiayphep ! Công ty tôi vừa có quyết định kiểm tra doanh nghiệp tháng 6/2018, thời gian kiểm tra 2 tháng. Đến tháng 10/2018 tôi lại nhận được thông báo kiểm tra cũng cùng 1 nội dụng với tháng 6/2018. Như vậy có đúng quy định của pháp luật không ?

Mong Luật sư tư vấn giúp tôi !

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Theo báo cáo tổng kết một năm thực thi Nghị quyết 35/NĐ-CP về các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp của VCCI đã đưa ra thực trạng: Doanh nghiệp một năm phải tiếp 6-7 đoàn thanh tra, kiểm toán, thậm chí trên 10 đoàn chưa kể các đợt kiểm tra không chính thức. Qua theo dõi tình hình và phản ánh của cộng đồng doanh nghiệp thấy rằng, hoạt động thanh tra nói chung và hoạt động thanh tra, kiểm tra chuyên ngành nói riêng vẫn tồn tại những hạn chế, còn những vụ việc gây phiền hà, sách nhiễu doanh nghiệp; sự phối hợp giữa các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra chưa chặt chẽ; thời gian thanh tra kéo dài; nội dung tranh tra chưa rõ ràng, có khi vượt ra ngoài thẩm quyền quản lý; chậm ban hành kết luận thanh tra, chưa làm rõ được dấu hiệu vi phạm, kiến nghị xử lý chưa cụ thể…

Theo đó thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có Chỉ thị 20/CT-TTg 2017 về việc chấn chỉnh hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với doanh nghiệp. Chỉ thị của thủ tướng nêu rõ cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các nội dung sau đây :

Khi xây dựng, phê duyệt kế hoạch thanh tra hàng năm không để xảy ra tình trạng thanh tra, kiểm tra quá 01 lần/năm đối với doanh nghiệp; trường hợp kế hoạch thanh tra trùng lặp, chồng chéo với hoạt động kiểm toán nhà nước thì chủ động phối hợp, trao đi với Kiểm toán nhà nước, Thanh tra Chính phủ để thống nhất phương án xử lý theo quy định hiện hành, đảm bảo sự kế thừa kết quả thanh tra, kiểm toán, không làm cản trở hoạt động bình thường của doanh nghiệp, cần tiến hành rà soát, điều chỉnh kế hoạch thanh tra đã được phê duyệt theo tinh thần trên.

Chỉ đạo tiến hành các cuộc thanh tra theo đúng định hướng, kế hoạch thanh tra đã phê duyệt; nội dung thanh tra phải giới hạn trong phạm vi quản lý nhà nước được giao; chủ động kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh kế hoạch thanh tra khi cần thiết theo hướng không làm tăng số cuộc thanh tra; ban hành kết luận thanh tra phải đúng thời hạn theo quy định.

Trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, chỉ ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng; kết luận thanh tra, kiểm tra phải xác định rõ tính chất, mức độ vi phạm. Người ra quyết định thanh tra, kiểm tra; trưởng đoàn thanh tra, kiểm tra; công chức thanh tra chuyên ngành phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc kết luận, làm rõ nguyên nhân, mức độ vi phạm và việc xử lý đối với cá nhân, tổ chức có liên quan theo các dấu hiệu đã được xác định là căn cứ để ra quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất. Không mở rộng phạm vi thanh tra, kiểm tra vượt quá nội dung của quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất.

Trường hợp phát hiện thấy nội dung, phạm vi thanh tra có chồng chéo, trùng lặp với cơ quan thực hiện chức năng thanh tra khác hoặc Kiểm toán nhà nước, Thủ trưởng cơ quan tiến hành thanh tra phải báo cáo ngay với Thủ trưởng cơ quan hành chính cùng cấp, cơ quan thanh tra cấp trên và cơ quan, đơn vị có liên quan đcó giải pháp phù hợp tránh chồng chéo, trùng lặp và đảm bảo tính kế thừa trong hoạt động giữa các cơ quan, đơn vị.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra, kiểm tra của các cơ quan có chức năng thanh tra, kiểm tra trong phạm vi quản lý nhà nước của mình; kịp thời phát hiện, xử lý chồng chéo, trùng lặp theo thẩm quyền về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra, kiểm tra; xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân để xảy ra tình trạng trùng lặp, chồng chéo.

Tổng Thanh tra Chính phủ phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm kịp thời phát hiện, xử lý chồng chéo, trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra theo thẩm quyền; kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với cơ quan, đơn vị, cá nhân đxảy ra tình trạng trùng lặp, chồng chéo.

Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước, Thủ trưởng cơ quan thực hiện chức năng thanh tra, kiểm tra và các cá nhân có liên quan để xảy ra tình trạng chồng chéo, trùng lặp; quyết định thanh tra, kiểm tra thiếu căn cứ, không ban hành được kết luận thanh tra, kiểm tra theo các dấu hiệu vi phạm thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, các cơ quan, tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Chỉ thị này, thường xuyên thông báo và định kỳ hàng quý báo cáo kết quả về Thanh tra Chính phủ.

Theo tinh thần của chỉ thị chỉ kiểm tra doanh nghiệp 1 lần/năm thể hiện quyết tâm mạnh mẽ của Thủ tướng và Chính phủ trong việc tạo đà cho doanh nghiệp phát triển, nhưng các doanh nghiệp vẫn còn nhiều băn khoăn xoay quanh quy định này.

Cụ thể, có phải 1 năm tất cả cơ quan, ban, ngành chỉ được thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp 1 lần không? Hay mỗi lĩnh vực riêng biệt (như thuế, hải quan, lao động, bảo hiểm…) thì được thanh tra hoặc kiểm tra quá 1 lần/năm? Hay tất cả lĩnh vực thì không được thanh tra quá 1 lần/năm và kiểm tra quá 1 lần/năm…?

Chỉ thị 20/CT-TTg đã được ban hành có hiệu lực từ ngày 15/07/2018 nhưng đến nay chưa có bất cứ hướng dẫn cụ thể nào khác của Chính phủ hay các bộ, ngành liên quan. Và những thắc mắc của các doanh nghiệp về quy định nêu trên vẫn chưa có lời giải đáp.

Cũng theo tinh thần của Chỉ thị 20/CT-TTg, trường hợp thanh tra, kiểm tra đột xuất khi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, cơ quan thanh tra, kiểm tra chỉ được ban hành quyết định thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm rõ ràng; Không mở rộng phạm vi thanh tra, kiểm tra vượt quá nội dung của quyết định thanh tra, kiểm tra đột xuất.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp. Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

>> Tham khảo thêm:

5. Tính tiền tuất 1 lần cho bố tôi mất trước khi nghỉ hưu 1 năm ?

Bố tôi sinh năm 1959. Công tác khối nhà nước ( ubnd xã). Đóng bhxh từ 1/1995 đến tháng 1/2018. Tổng thời gian đóng bhxh là 26 năm 10 tháng. Luật sư giúp tôi tính mức bình quân tiền lương để tính trợ cấp tuất 1 lần cho bố tôi.

– Nguyễn Văn Nguyên

Tính tiền tuất 1 lần cho bố tôi mất trước khi nghỉ hưu 1 năm

>> Luật sư trả lời:

6. Có được nhận lại sổ bảo hiểm xã hội khi hưởng bảo hiểm xã hội 1 lần không?

Xin chlào luật sư, tôi có một vấn đề mong nhận được sự tư vấn từ luật sư. Tôi đã làm thủ tục hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì cơ quan bảo hiểm không trả sổ bảo hiểm cho tôi. Vậy tôi có thể xin nhận lại cuốn sổ bảo hiểm được không ạ?

Tôi xin cảm ơn luật sư!

>>

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

Khoản 2, điều 46 Quyết định 595/QĐ-BHXH quy định:

2. Cấp lại sổ BHXH

2.1. Cấp lại sổ BHXH (bìa và tờ rời) các trường hợp: mất, hỏng; gộp; thay đổi số sổ; họ, tên, chữ đệm; ngày, tháng, năm sinh; người đã hưởng BHXH một lần còn thời gian đóng BHTN chưa hưởng.

2.2. Cấp lại bìa sổ BHXH các trường hợp: sai giới tính, quốc tịch.

2.3. Cấp lại tờ rời sổ BHXH các trường hợp: mất, hỏng.

Theo căn cứ trên thì cơ quan bảo hiểm xã hội chỉ cấp lại sổ Bảo hiểm xã hội trong các trường hợp: mất, hỏng, gộp, thay đổi số sổ, họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh, người đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần còn thời gian đóng chưa hưởng.

Do đó, với trường hợp của bạn, chúng tôi xin chia thành 2 trường hợp như sau:

Trường hợp 1: Bạn đã hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhưng chưa : Bạn sẽ được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Trường hợp 2: Bạn đã hưởng cả bảo hiểm xã hội một lần và bảo hiểm thất nghiệp: Bạn sẽ không được cơ quan bảo hiểm xã hội cấp lại sổ bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp này khi bạn đã rút tiền bảo hiểm một lần mà muốn tiếp tục đi làm ở công ty khác và tham gia bảo hiểm thì công ty có nghĩa vụ phải đóng bảo hiểm cho bạn. Về việc cấp sổ mới hay lấy mã số sổ BHXH cũ phụ thuộc vào việc mã số sổ BHXH cũ đã bị hủy hay chưa? Do vậy, bạn cần yêu cầu họ cung cấp thông tin và tra cứu trên cơ sở dữ liệu bảo hiểm. Nếu vẫn có thông tin số sổ BHXH cũ thì phải đóng trên mã số sổ cũ đó. Nếu đã bị hủy số sổ đó thì mới có thể khai báo cấp sổ mới.

Hồ sơ xin cấp sổ bảo hiểm xã hội:

– Đối với người lao động đang làm việc tại đơn vị:

+ Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK1-TS).

+ Trường hợp người lao động được hưởng quyền lợi BHYT cao hơn: bổ sung Giấy tờ chứng minh (nếu có) theo Phụ lục 03 (Quyết định 595/QĐ-BHXH)

– Đối với đơn vị:

+ Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (Mẫu TK3-TS).

+ Danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN (Mẫu D02-TS).

+ Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS).

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận gọi ngay số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp bảo hiểm xã hội –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *