Quyền và nghĩa vụ của người lao động theo quy định pháp luật lao động hiện hành

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Xin kính chào quý công ty xin giấy phép, tôi xin gửi đến luật sư một câu hỏi rất mong được sự trả lời kịp thời của luật sư. Tôi hiện nay là một kỹ sư cho một doanh nghiệp ở khu công nghiệp Quang Minh ở Hà Nội

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục tư vấn luật Lao động của

>> 

Tôi làm việc ở đây cũng đã lâu và khá gắn bó với công ty, tôi biết công ty giờ làm ăn không được tốt nên công ty có các chính sách khắt khe làm ảnh hưởng đến quyền lợi của người lao động. Sau nhiều sự việc làm người lao động phẫn uất thì có lần gần đây nhất là suất ăn trưa của công ty không đảm bảo khiến nhiều người lao động bị đau bụng, những ngày sau đó công nhân không ăn cơm công ty và chỉ làm việc vào buổi sáng đến trưa đa phần họ bỏ về nhà ăn cơm và chiều nghỉ làm. Phía công ty đã có biện pháp cứng rắn là buộc những công nhân vi phạm nghỉ việc, rất nhiều công nhân đến hôm sau đã đình công và không làm việc. Tôi tuy không tham gia đình công nhưng tôi và rất nhiều người lao động đồng nghiệp khác rất quan tâm là chúng tôi, những người lao động có được đình công hay không? quy định cụ thể như thế nào? Cảm ơn luật sư nhiều.

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Luật Minh Khuê. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn

Luật sư nhận thấy thời điểm hiện tại tình hình tại công ty của bạn là rất căng thẳng, không biết tại công ty của bạn có Công đoàn công ty hay không mà không đứng ra giải quyết mâu thuẫn cho người lao động mà lại để người lao động và người sử dụng lao động mâu thuẫn đến mức không thể hòa giải được như thế này.

Sự thật thực tế có rất nhiều mâu thuẫn giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng những mâu thuẫn này rồi cũng được giải quyết theo đúng luật lao động và các quy định pháp luật liên quan. Việc những người lao động đình công phản đối về suất ăn không đảm bảo vệ sinh hay sự thờ ơ của công ty với sức khỏe của người lao động là lẽ đương nhiên và đúng với quy định pháp luật. Pháp luật lao động Việt Nam khuyến khích các bên thỏa thuận, hòa giải và cũng cho phép người lao động đình công khi không đạt được sự thỏa thuận. 

Căn cứ theo Điều 5 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

“Điều 5. Quyền và nghĩa vụ của người lao động

1. Người lao động có các quyền sau đây:

a) Làm việc, tự do lựa chọn việc làm, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp và không bị phân biệt đối xử;

b) Hưởng lương phù hợp với trình độ kỹ năng nghề trên cơ sở thoả thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn lao động, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

c) Thành lập, gia nhập, hoạt động công đoàn, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại với người sử dụng lao động, thực hiện quy chế dân chủ và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

d) Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định của pháp luật;

đ) Đình công.

2. Người lao động có các nghĩa vụ sau đây:

a) Thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể;

b) Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động;

c) Thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.”

Tại điểm đ khoản 1 quy định quyền của người lao động được đình công nhưng tại khoản 2 điều này buộc người lao động phải đáp ứng được các nghĩa vụ khi làm việc như thực hiện đúng hợp đồng lao động, chấp hành kỷ luật, nội quy lao động, tuân theo sự điều hành hợp pháp của người sử dụng lao động, đồng thời thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội và pháp luật về bảo hiểm y tế.

Vậy nên người lao động muốn đình công thì cũng nên xem xét lại là mình có thực hiện tốt các nghĩa vụ đối với công ty hay chưa và mình đã làm việc với cấp trên hay chưa hay chỉ hành động chủ quan, đình công trái pháp luật gây ảnh hưởng đến quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi.  Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận  số:  để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *