Quyền được hưởng di sản thừa kế của các thành viên trong gia đình ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty xin giấy phép giới thiệu các quy định của pháp luật liên quan đến quyền được hưởng di sản thừa kế của các thành viên trong gia đình.

Trả lời:

Chào bạn, chúng tôi đã nhận được câu hỏi của bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi, vấn đề của bạn chúng tôi giải đáp như sau. 

1. Căn cứ pháp lý

 ()

;

2. Nội dung phân tích. 

Theo quy định của bộ luật dân sự 2005, nếu như người chết để lại di chúc sẽ chia thừa kế theo di chúc, nếu như không có di chúc sẽ chia thừa kế theo pháp luật. 

Theo quy địn tại điều 676 Bộ luật dân sự 2005 quy định những người được hưởng di sản thừa kế theo pháp luật

“Điều 676. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột, chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản”.

Thứ hai: Nếu như di sản thừa kế chưa chia, những thành viên trong gia đình chỉ được quyền bán hoặc tặng cho hoặc cầm cố di sản thừa kế khi được những người thừa kế còn lại đồng ý bằng băn bản hoặc ký xác nhận là đồng ý. 

Thưa các anh Xin cho hỏi : Trong nghị định này , có nêu việc nhận thưa kế , hay được cho tặng lần thứ 2 như sau : 10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu. Như vậy , em ruột tôi di chúc cho tôi 02 căn nhà , căn thứ 1 thì tôi không phải đóng thuế TNCN , và trước bạ , theo Nghị định này , thì căn thứ hai tôi phải đóng 0.5% phải không ạ ?

 Theo quy định tại khoản 10 điều 4 của nghị định 45/2011/NĐ-CP và được sửa đổi bởi khoản 1 điều 1 nghị định 23/2013/NĐ-CP như sau :

Điều 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 45/2011/NĐ-CP ngày 17 tháng 6 năm 2011 của Chính phủ về lệ phí trước bạ như sau:

1. Sửa đổi Khoản 10 Điều 4:

“10. Nhà, đất nhận thừa kế hoặc là quà tặng giữa: Vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau nay được cơ quan nhà nước có thẩm quyền , quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.”

Như vậy, trong trường hợp này, luật không có quy định nhận di sản thừa kế lần 1 hay lần 2, chỉ có quy định nếu như anh, chị em ruột với nhau, để lại di sản thừa kế hoặc tặng cho tài sản là quyền sử dụng đất cho nhau sẽ được miễn lệ phí trước bạ. 

Chàu luật sư ! Gia đình em đang làm thủ tục mở thừa kế quyên quyền sử dụng đất. Đến giai đoạn đo đạt lập bản vẽ mô tã thì hộ giáp ranh không ký xác nhận và văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn em làm đơn yêu cầu gửi phường hòa giải- Em xin hỏi trường hợp của em như trên thì cần làm trình tự thủ tục gì để đăng ký quyền sử dụng đất khi hộ giáp ranh không ký ? – Cán bộ văn phòng đăng ký đất đai hướng dẫn như vậy là đúng hây sai ?Em xin chân thành cảm ơn! Chúc luật sư thật nhiều sức khỏe!Gửi từ điện thoại thông minh Samsung Galaxy của tôi.

 Ở đây chữ ký của hàng xóm ký giáp ranh để xác định ranh giới thửa đất thì để cho các hộ xác nhận ranh giới thửa đất của mình để tránh tình trạng đất xảy ra tranh chấp. 

Đối với trường hợp chủ sở hữu đất nhà bên cạnh không chịu ký giáp ranh thì trong trường hợp này bạn có thể nhờ UBND cấp xã đứng ra nhờ giải quyết giúp. Còn đối với trường hợp này, do chưa có tranh chấp nên chưa thể yêu cầu UBND xã hòa giải được. 

Xin kính chào Luật sư của Văn phòng Xin giấy phép! Bố chồng tôi mất cách đây được vài tháng. Trước đây, khi bố chồng tôi còn sống, minh mẫn, mạnh khoẻ, bố có lập di chúc cho vợ chồng chúng tôi được thừa hưởng mảnh đất của bố khi bố qua đời. Vậy thưa Luật sư, cho tôi được hỏi, chúng tôi cần làm những thủ tục nào để được cấp Giấy chứng nhận sử dụng đất về mảnh đất tôi nêu trên ạ? Tôi cần tới những cơ quan nào để làm các thủ tục trên? Mong Luật sư giải đáp sớm giúp tôi ạ! Tôi xin chân thành cám ơn Luật sư!

Trong trường hợp này. nếu di chúc của bố bạn là hợp pháp, hai vợ chồng bạn sẽ làm thủ tục , xin xác nhận của UBND xã phường liên quan đến thủ tục khai nhận di sản thừa kế sau đấy nộp hồ sơ lên văn phòng đăng ký đất đai thuộc phòng tài nguyên môi trường cấp huyện để làm thủ tục xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất. 

Hồ sơ theo quy định tại khoản 2 điều 9 thông tư 24/2014/TT-BTNMT :

“2. Hồ sơ nộp khi thực hiện thủ tục mà không thuộc trường hợp “dồn điền đổi thửa”; chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng gồm có:

a) Hợp đồng, văn bản về việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, , quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất; chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của vợ hoặc chồng thành của chung vợ và chồng theo quy định.

Trường hợp người thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất là người duy nhất thì phải có được đăng ký thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất của người thừa kế;

b) Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

c) Văn bản chấp thuận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với tổ chức kinh tế nhận chuyển nhượng, nhận góp vốn, thuê quyền sử dụng đất nông nghiệp để thực hiện dự án đầu tư;

d) Văn bản của người sử dụng đất đồng ý cho chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất được chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn tài sản gắn liền với đất đối với trường hợp chuyển nhượng, tặng cho, cho thuê, góp vốn bằng tài sản gắn liền với đất mà chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất không đồng thời là người sử dụng đất”.

Xin chào luật sư. Tôi muốn hỏi luật sơ về luật dân sự. Việc là tôi là . Bố tôi mất, tôi muốn phân chia di sản thừa kế mà ông để lại. Nhưng tôi không nắm rõ tài sản của ông để lại, chỉ nghe ông kể lúc còn sống. Ông nói ông có 1 sổ tiết kiệm 3 tỉ tại chi nhánh ngân hàng Agribank gần nhà. Nhưng tôi không biết là ông đứng tên hay cùng đứng tên với vợ hợp pháp. Lúc ông mất, tôi có đem giấy khai sinh và giấy chứng tử của ông, vào chi nhánh ngân hàng gần nhà ông để xác định nhưng họ từ chối cung cấp và họ đòi có giấy **** của tòa án. Sau đó, tôi có làm dân sự tại TAND huyện mà bố tôi sinh sống. Nhưng TAND họ lại nói là chúng tôi cần xác định rõ sổ tiết kiệm, TAND không có thẩm quyền để xác định sổ tiết kiệm. Tôi muốn nhờ luật sư tư vấn dùm. 1. Tôi làm sao để xác nhận sổ tiết kiệm mà bố tôi để lại có đúng là sự thật. 2. Số tiền mà tôi có thể nhận được từ sổ tiết kiệm khi có 5 người đồng thừa kế: a. Sổ tiết kiệm chỉ đứng tên bố tôi. b. Sổ tiết kiệm mang tên bố tôi và vợ hợp pháp của ông.

 Trong trường hợp này, ngân hàng trả lời như vậy là không đúng, nếu trong trường hợp này, bạn muốn xác nhận chính xác số tiền trong ngân hàng của bố bạn là bao nhiêu cần phải chứng minh bạn là con đẻ của bố mình có có quyền được hưởng di sản thừa kế. Sau đó để nghị ngân hàng xác nhận cho là bố bạn có số tiết kiệm tại ngân hàng và có giá trị tiền là bao nhiêu lúc này Tòa án mới có căn cứ thụ lý đơn yêu cầu chi di sản thừa kế của bạn. 

Trước đây ông nội tôi được thừa kế vườn dừa (4 sào) trong đó có nhà cửa. Năm 1945 ông tập kết ra bắc đến sau giải phóng (1976) ông mới về lại, vì ông cố chỉ có một mình ông nội là con và ông cố đã mất trước 1975 nên trong thời gian đó giấy tờ đã mất. Về sau địa phương có yêu cầu khai báo lại đất đai, khi khai báo lại địa phương cấp sổ đỏ trong đó có ghi 200m2 là thổ cư còn lại là đât trồng cây lâu năm. Vậy xin hỏi việc xác định đất thổ cư như vậy có đúng không? Xin quý luật sư trả lời dùm. Bây giờ bố tôi có để lại vườn này cho hai anh em tôi. Vậy tôi phải tiến hành tách thửa làm lại sổ đỏ như thế nào mong quý luật sư tư vấn. Tôi chân thành cảm ơn

 Theo quy định, vấn đề công nhận đất ở như thế nào sẽ tùy thuộc vào hạn mức giao đất và quy hoạch kế hoạch đất của từng địa phương. 

Còn để được công nhận diện tích còn lại là đất ở, bạn sẽ phải chứng minh được nó thuộc một trong các trường hợp theo quy định tại điều 103 Luật đất đai 2013. 

“Điều 103. Xác định diện tích đất ở đối với trường hợp có vườn, ao

1. Đất vườn, ao của hộ gia đình, cá nhân được xác định là đất ở phải trong cùng một thửa đất đang có nhà ở.

2. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành trước ngày 18 tháng 12 năm 1980 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.

Trường hợp trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 100 của Luật này chưa xác định rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được công nhận không phải nộp tiền sử dụng đất được xác định bằng không quá 05 lần hạn mức giao đất ở quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.

3. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định theo giấy tờ đó.

4. Đối với trường hợp thửa đất ở có vườn, ao được hình thành từ ngày 18 tháng 12 năm 1980 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2004 và người đang sử dụng có một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà trong giấy tờ đó không ghi rõ diện tích đất ở thì diện tích đất ở được xác định như sau:

a) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện, tập quán tại địa phương quy định hạn mức công nhận đất ở cho mỗi hộ gia đình phù hợp với tập quán ở địa phương theo số lượng nhân khẩu trong hộ gia đình;

b) Trường hợp diện tích thửa đất lớn hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định bằng hạn mức công nhận đất ở tại địa phương;

c) Trường hợp diện tích thửa đất nhỏ hơn hạn mức công nhận đất ở tại địa phương thì diện tích đất ở được xác định là toàn bộ diện tích thửa đất.

5. Đối với trường hợp không có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật này mà đất đã sử dụng ổn định từ trước ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức quy định tại khoản 4 Điều này; trường hợp đất đã sử dụng ổn định kể từ ngày 15 tháng 10 năm 1993 thì diện tích đất ở được xác định theo mức đất ở giao cho mỗi hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 143 và khoản 4 Điều 144 của Luật này.

6. Phần diện tích đất vườn, ao còn lại sau khi đã xác định diện tích đất ở theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 của Điều này thì được xác định sử dụng vào mục đích hiện trạng đang sử dụng theo quy định tại khoản 1 Điều 10 của Luật này.

7. Chính phủ quy định chi tiết Điều này”.

Bạn cũng cần kiểm tra lại xem hạn mức giao đất tối đa đối với đất ở của địa phương mình là bao nhiêu m2 đối với một hộ gia đình cá nhân. 

Bố tôi có 1 căn nhà, bố mẹ tôi ly dị năm 1988, bố tôi đã mất tháng 3/2007 không để lại di chúc, bà nội tôi mất tháng 8/2008 . Bố tôi có 2 chị em , em tôi đã làm sổ hồng căn nhà của bố tôi , được UBND ký ngày 30/10/2007, với tên trên sổ hồng là tên em tôi , có ghi ở dưới (là đại diện thừa kế của ông Nguyễn văn A.) Giả sử căn nhà được định giá là 1 tỷ.Hai chị em tôi mỗi người được một nửa căn nhà. Vậy tôi có thể thanh toán cho em tôi 500tr để căn nhà đó thuộc về tôi. Vậy những thủ tục giấy tờ cần thiết hợp pháp tôi phải làm là gì để sổ hồng ra tên tôi?

Vấn đề ở đây sẽ thuộc vào thỏa thuận của hai chị em bạn, nếu như em gái bạn đồng ý nhận tiền, hai chị em sẽ làm thỏa thuận phân chia di sản thừa kế của ba để lại và gửi lên UBND cấp xã phường thị trấn để làm thủ tục sang tên. 

 Trong trường hợp này cháu bé chưa đủ ba mươi sáu tháng tuổi, do đó theo quy định tại khoản 3 điều 81 luật hôn nhân gia đình 2014 thì quyền ưu tiên nuôi con thuộc về người mẹ trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì bên phía gia đình nhà chồng mới có quyền giành quyền nuôi cháu. 

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với  hoặc liên hệ văn phòngđể nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật dân sự  – Minh Khuê 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *