Quy định về thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Chốt sổ bảo hiểm xã hội là gì ? Tai sao cần tiến hành thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội. Vấn đề quyền lợi khi người lao động được hưởng khi đăng ký bảo hiểm thất nghiệp, đăng ký hưởng chế độ thai sản và các vấn đề pháp lý liên quan sẽ được tư vấn và giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Quy định về thủ tục chốt sổ bảo hiểm xã hội ?

Về thủ tục liên quan đến công tác Bảo hiểm xã hội bạn có thể tham khảo các văn bản sau :

>> :

Luật sư tư vấn pháp luật thuế trực tuyến?

– Ảnh minh họa

Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định quản lý thu BHXH, BHYT, quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT;

Quyết định số 777/QĐ-BHXH ngày 17/05/2011 của Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam về việc ban hành quy định về hồ sơ và quy trình giải quyết hưởng các chế độ BHXH.

Về thủ tục chốt sổ BHXH:

1. Sổ BHXH

2. Quyết định chấm dứt HĐLĐ, thôi việc; hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hết hạn.

Về thủ tục báo tăng lao động, giảm lao động, thay đổi điều kiện đóng bảo hiểm, điều chỉnh mức lương theo quy định tại Quyết định số 1111/QĐ-BHXH ngày 25/10/2011.

Trân trọng./.

2. Bị buộc thôi việc có được hưởng chế độ bảo hiểm thai sản không ?

Chào luật sư, cho em hỏi vấn đề này với: Cụ thể là em ký hợp đồng và bắt đầu đóng bảo hiểm cho công ty (công ty TNHH) vào tháng 7/2014, nhưng em đã bị buộc thôi việc vào tháng 10/2015. Bây giờ em còn 4 tháng nữa em sinh con. Vậy luật sư cho em hỏi là với và đóng bảo hiểm ở công ty cũ như vậy thì em có được nhận tiền bảo hiểm theo chế độ thai sản không ạ? Nếu được nhận thì hình thủ tục để nhận tiền gồm những gì và nhận ở đâu ạ?

Cám ơn luật sư!

Tư vấn thủ tục nhận bảo hiểm thai sản ?

Luật sư tư vấn:

1. Bảo hiểm xã hội là gì? Bảo hiểm xã hội gồm những chế độ nào?

Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

– Các chế độ bảo hiểm xã hội gốm:

+ Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ: ốm đau; thai sản; tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; hưu trí; tử tuất.

+ Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ: hưu trí và tử tuất.

+ Bảo hiểm hưu trí bổ sung do Chính phủ quy định.

2. Đối tượng áp dụng chế độ thai sản:

– Người làm việc (NLĐ) theo , , hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

– Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

– Cán bộ, công chức, viên chức;

– Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

– Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

– Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

3. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

– NLĐ khi thuộc một trong các trường hợp: Lao động nữ (LĐN) mang thai; LĐN sinh con; LĐN nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; LĐN đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

– LĐ nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– LĐN sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– NLĐ đủ điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của .

>>> Khoảng 4 tháng nữa bạn sinh, như vậy bạn sinh khoảng tháng 02/2016. Tuy nhiên chúng tôi chưa biết chính xác thời điểm sinh của bạn nên chúng tôi cung cấp thông tin để bạn tham khảo như sau: nếu trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh của bạn bạn có đủ 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản theo quy định của .

Ví dụ: bạn sinh con ngày 20/2/2016 thì trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi sinh từ tháng 3/2015-2/2016 bạn chỉ cần có đủ 6 tháng đóng bảo hiểm xã hội thì bạn sẽ làm hồ sơ hưởng chế độ thai sản gồm: Sổ BHXH, Giấy chứng sinh hoặc Giấy khai sinh của con và hưởng chế độ thai sản sau đó bạn gủi lên cơ quan BHXH quận/huyện nơi bạn đang cư trú để được giải quyết.

4. Thủ tục để như thế nào?

Khi người lao động nữ sinh con, nhận con nuôi dưới 6 tháng, mang thai hộ……đã đóng đủ thời gian BHXH theo quy định, để được hưởng chế độ thai sản thì cần chuẩn bị những hồ sơ, giấy tờ sau:

– Sổ BHXH

– Bản sao Giấy chứng sinh/giấy khai sinh của con

– Bản sao giấy chứng tử của con trong trường hợp con chết, giấy chứng tử của mẹ trong trường hợp người mẹ chết sau khi sinh con

– Chứng minh thư, sổ hộ khẩu/sổ tạm trú của người mẹ.

– Giấy xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh về tình trạng người mẹ sau khi sinh con không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con

– Trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết mà chưa được cấp giấy chứng sinh

– Giấy xác nhận của cơ sở khám bênh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ phải nghỉ việc để dưỡng thai

Nơi nộp hồ sơ:

– Cơ quan Bảo hiểm xã hội nơi người lao động cư trú

Thời gian giải quyết:

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ người sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội phải giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động;

– Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định từ người lao động thôi việc trước khi sinh con, nhận con nuôi cơ quan BHXH có trách nhiệm chi trả cho người lao động.

– Trường hợp cơ quan BHXH không chi trả phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận trực tuyến qua tổng đài điện thoại số: để được giải đáp. Trân trọng.

3. Tư vấn cắt phép và thủ tục để được hưởng chế độ thai sản ?

Thưa Luật sư, tôi có câu hỏi cần tư vấn như sau: Tôi hiện tại đang mang thai con đầu lòng, tôi là giáo viên, thời gian của tôi bắt đầu từ ngày 1.6.2015 và đến hết ngày 2.8.2015 thì trả phép. Dự kiến sinh của tôi là ngày 1.8.2015, nên tôi đã làm đơn xin nghỉ chế độ thai sản bắt đầu từ 1.8.2015 đến 1.2.2015 thì trả phép và đã nộp lên nhà trường. Tuy nhiên đầu tháng 6.2015 tôi bị động thai, bác sỹ chuẩn đoán tôi có thể sinh trước dự kiến, tôi có thể sinh bất cứ lúc nào (bác sỹ sợ sinh non).

Giả sử tôi sinh trong tháng 6 hoặc tháng 7.2015 nhưng tôi cắt phép ngày 1.8.2015 có được không? Nếu không được tôi có cần phải làm lại đơn để nộp lên lại nhà trường không? Nếu được tôi có cần phải làm lại giấy chứng sinh của con cho khớp với thời gian tôi không?
Trong quá trình tôi mang thai, tôi chưa được hưởng chế độ khi khám thai (mặc dù tôi có đi khám thai), bây giờ tôi có thể làm lại các thủ tục để được hưởng chế độ khi khám thai hay không? Nếu được xin luật sư hướng dẫn thủ tục. Tôi được biết sau khi sinh được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản. Xin luật sư hướng dẫn các thủ tục cần thiết để tôi có thể hoàn thành.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Người gửi: D.N

Tư vấn cắt phép và thủ tục để được hưởng chế độ thai sản ?

Trả lời:

Trước hết, cần phải xác định xem bạn có đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản hay không?

1. Điều kiện hưởng chế độ thai sản:

– NLĐ được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp: Lao động nữ (LĐN) mang thai; LĐN sinh con; LĐN nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ; NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi; LĐN đặt vòng tránh thai, NLĐ thực hiện biện pháp triệt sản; Lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

– LĐ nữ sinh con, lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ, NLĐ nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi phải đóng BHXH từ đủ 6 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.

– LĐN sinh con đã đóng BHXH từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.

– NLĐ đủ điều kiện nêu trên mà chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước thời điểm sinh con hoặc nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi thì vẫn được hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các Điều 34, 36, 38 và khoản 1 Điều 39 của .

Như vậy, nếu đáp ứng điều kiện trên đây thì bạn có thể được hưởng chế độ thai sản.

Thứ nhất, bạn bị động thai và được bác sĩ chuẩn đoán là sẽ sinh con trước dự tính, bạn sẽ phải làm lại đơn xin phép kèm theo giấy chuẩn đoán của bác sĩ để nộp lên nhà trường.

Thứ hai, theo quy định của : giấy chứng sinh của con bạn sẽ được cơ quan có thẩm quyền nơi mà bạn sinh con cấp sau khi bạn đã sinh con và trước khi bạn đưa con về, bạn sẽ phải kiểm tra và kí vào giấy chứng sinh để làm thủ tục khai sinh cho con bạn sau này. Vậy nên, việc bạn làm lại đơn xin nghỉ phép nộp lên nhà trường sẽ không liên quan gì đến việc làm giấy chứng sinh cho con bạn sau sinh.

Điều 2. Thẩm quyền và thủ tục cấp, cấp lại Giấy chứng sinh

1. Thẩm quyền cấp, cấp lại Giấy chứng sinh

a) Bệnh viện đa khoa có khoa sản; Bệnh viện chuyên khoa phụ sản, Bệnh viện sản – nhi;

b) Nhà hộ sinh;

c) Trạm y tế cấp xã;

d) Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hợp pháp khác được phép cung cấp dịch vụ đỡ đẻ.

2. Thủ tục cấp Giấy chứng sinh

a) Trước khi trẻ sơ sinh về nhà, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định tại Khoản 1 Điều này có trách nhiệm ghi đầy đủ các nội dung theo mẫu Giấy chứng sinh ban hành tại Phụ lục 01 kèm theo Thông tư này. Cha, mẹ hoặc người thân thích của trẻ có trách nhiệm đọc, kiểm tra lại thông tin trước khi ký. Giấy chứng sinh được làm thành 02 bản có giá trị pháp lý như nhau, 01 bản giao cho bố, mẹ hoặc người thân thích của trẻ để làm thủ tục khai sinh và 01 bản lưu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

b) Trường hợp trẻ được sinh ra tại nhà hoặc tại nơi khác mà không phải là cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, người thân thích của trẻ có trách nhiệm điền vào Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh theo mẫu quy định tại Phụ lục 02 ban hành kèm theo Thông tư này và nộp cho trạm y tế xã, phường để xin cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị cấp Giấy chứng sinh, trạm y tế xã phải xác minh việc sinh và làm thủ tục cấp Giấy chứng sinh cho trẻ. Việc cấp Giấy chứng sinh thực hiện theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này. Trong trường hợp cần phải xác minh, thì thời hạn xác minh không được quá 05 ngày làm việc.”

3. Thời gian hưởng chế độ nghỉ khám thai (theo quy định tại Điều 32, ):

– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.”

4. Mức hưởng chế độ thai sản: được tính bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.

Như vậy, trong thời gian bạn mang thai bạn có thể nghỉ làm đi khám thai 5 lần vào 5 ngày làm việc và bạn vẫn được hưởng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công hàng tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc. Việc khám thai theo giờ làm việc theo quy định của cơ sở y tế.

5.Chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản (quy định tại Điều 41, ):

– Lao động nữ ngay sau thời gian hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều 33, khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 34 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu làm việc mà sức khoẻ chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ từ 05 ngày đến 10 ngày.

Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.

– Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe quy định tại khoản 1 Điều này do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa thành lập công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định. Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được quy định như sau:

+ Tối đa 10 ngày đối với lao động nữ sinh một lần từ hai con trở lên;

+ Tối đa 07 ngày đối với lao động nữ sinh con phải phẫu thuật;

+ Tối đa 05 ngày đối với các trường hợp khác.

– Mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.

7. Giải quyết hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản ( Điều 103, ):

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày người lao động đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản, người sử dụng lao động lập danh sách và nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

– Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan bảo hiểm xã hội có trách nhiệm giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động; trường hợp không giải quyết thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Vậy nên, nếu trong khoảng 30 ngày đầu làm việc mà bạn vẫn chưa phục hồi sức khỏe thì trong khoảng 10 ngày kể từ ngày bạn đủ điều kiện hưởng trợ cấp dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau thai sản, bạn sẽ làm đơn kèm theo giấy khám sức khỏe sau sinh nộp lên nhà trường và nhà trường sẽ lập danh sách và nộp lên cho cơ quan bảo hiểm xã hội.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác! Trân trọng./.

4. Tư vấn chế độ nghỉ khám thai đối với lao động nữ?

Xin chào Luật Sư, Em năm nay 26 tuổi đã có gia đình và hiện tại đang làm cho một cty năm thứ 6. Hiện nay em đang có thai được 5 tháng nhưng vì công việc em chỉ có thể đi khám thai ngoài giờ và không đi khám. Vì vậy em muốn hỏi khi em nghỉ sinh có mất quyền lợi gì không? Và em không đi khám thai theo chế độ thì có sao không ? Mong luật sư tư vấn giúp em.

Em xin cám ơn !

Người gửi: Ms Hảo

Tổng đài luật sư trực tuyến gọi: 0899456055.

Trả lời:

Bạn thân mến! Chúng tôi xin tư vấn về trường hợp của bạn

Pháp luật hiện hành có quy định về thời gian hưởng chế độ khi khám thai tại Điều 32 như sau:

– Trong thời gian mang thai, lao động nữ được nghỉ việc để đi khám thai 05 lần, mỗi lần 01 ngày; trường hợp ở xa cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người mang thai có bệnh lý hoặc thai không bình thường thì được nghỉ 02 ngày cho mỗi lần khám thai.

– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại Điều này tính theo ngày làm việc không kể ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần.

Do đó, pháp luật không có quy định về quyền lợi của người phụ nữ bị ảnh hưởng từ chế độ nghĩ khám thai sang thời gian hưởng chế độ khi sinh con. Việc khám thai sẽ giúp kiểm tra tình trạng sức khỏe con bạn và bạn – điều này có lợi cho mẹ con bạn, còn nếu bạn không đi khám thai theo chế độ thì không sao. Và bạn sẽ không mất quyền lợi khi nghỉ sinh.

Trân trọng./.

>> Tham khảo dịch vụ liên quan: .

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *