Quy định về phân chia di sản thừa kế ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Anh chị em trong nhà bây giờ mong muốn mẹ con tôi mua đất khác để thay đổi nhà thờ ông bà sau này. Nhà ở hiện nay ba mẹ tôi xây dựng lại và khi đó ba tôi có làm giấy chứng nhận không mua bán đổi cho không cầm cố thế chấp và tiền xây dựng 100% do ba mẹ tôi bỏ ra ( có giấy tờ đính kèm).

Bây giờ mẹ tôi đã mua 1 miếng đất khác và mong muốn chuyển đổi với miếng đất hiện tại. Mẹ tôi sẽ giao thêm tiền để xây dựng là 150.000.000 vnđ. Nhưng hiện tại có chị gái cùng cha khác mẹ của ba tôi không chấp nhận ? 

Tôi mong muốn nhận được sự tư vấn của luật sư. Rất cảm ơn.

 

Quy định về phân chia di sản thừa kế ?

 

 

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến bộ phận tư vấn pháp luật dân sư, thương mại của , vấn đề bạn quan tâm Xin giấy phép xin trao đổi cụ thể như sau:

1. Cơ sở pháp lý: 

2. Luật sư tư vấn:  

Bạn không nêu rõ việc ông bà bạn có để lại di chúc hay không nên giả sử trong trường hợp ông bà bạn đứng tên trong sổ đỏ nhưng sau khi ông bà bạn mất không để lại di chúc thì di sản thừa kế của ông bà để lại sẽ được chia thừa kế theo quy định của pháp luật. 

Điều 651 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định về những như sau:

“Điều 651. Người thừa kế theo pháp luật

1. Những người thừa kế theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:

a) Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

b) Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

c) Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.

2. Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.

3. Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.”

Đồng thời Điều 623 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định như sau về thời hiệu:

“Điều 623. Thời hiệu thừa kế

1. Thời hiệu để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế. Hết thời hạn này thì di sản thuộc về người thừa kế đang quản lý di sản đó. Trường hợp không có người thừa kế đang quản lý di sản thì di sản được giải quyết như sau:

a) Di sản thuộc quyền sở hữu của người đang chiếm hữu theo quy định tại Điều 236 của Bộ luật này;

b) Di sản thuộc về Nhà nước, nếu không có người chiếm hữu quy định tại điểm a khoản này…”

Như vậy, nếu ông bạn bạn mất trong khoảng thời gian 30 năm thì những người thừa kế hoàn toàn có quyền yêu cầu chia di sản thừa kế. Bạn lưu ý người chị gái cùng cha khác mẹ của bố bạn cũng là người thuộc hàng thừa kế thứ nhất do đó cô gái này vẫn hoàn toàn có đầy đủ các quyền tài sản đối với khối tài sản mà cô đó được nhận thừa kế.

Còn nếu ông bạn mất đã trên 30 năm thì di sản thuộc về người đang quản lý phần di sản đó và người này có toàn quyền đối với khối tài sản này mà không cần phải có sự đồng ý của bất kỳ ai về việc định đoạt khối tài sản này.

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bố mẹ bạn bỏ 100% tiền để xây dựng công trình do đó trong trường hợp này bạn nên yêu cầu mẹ mình thương lượng, thỏa thuận, yêu cầu những người đồng thừa kế xem xét, trả lại cho mẹ mình số tiền này.

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Dân sự –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *