Quy định về làn đường khi tham gia giao thông ? Bồi thường tai nạn giao thông

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Lỗi đi sai làn đường bị phạt bao nhiêu tiền ? Khi xảy ra tai nạn giao thông thì xác định lỗi và trách nhiệm bồi thường thiệt hại như thế nào ? và một số vướng mắc pháp lý khác liên quan sẽ được luật sư tư vấn, giải đáp cụ thể:

Mục lục bài viết

1. Quy định về làn đường khi tham gia giao thông ?

Kính chào luật minh khuê. Em có chút thắc mắc cần các luật sư giúp đỡ: Em muốn biết về quy định sử dụng làn đường trên các tuyến đường quốc lộ cụ thể quốc lộ 32, trên đường quốc lộ 32 có giải phân cách cứng giữa 2 chiều, mỗi bên có 3 làn đường, làn trong cùng bên phải là vạch liền còn vạch tiếp theo bên trái là vạch đứt. Vậy em đi xe máy thì được lưu thông trên làn đường nào, 1 lần em đi làn trong cùng bên phải bị các đồng chí cảnh sát giao thông xử phạt sai làn 1 lần tiếp theo e đi làn giữa thì bị các đồng chí cảnh sát cơ động dừng xe và báo đi sai làn đường. Em không rõ quy định chính xác khi đi trên quốc lộ 32 ?

Trả lời:

– Căn cứ vào Điều 13 về sử dụng làn đường như sau:

“Điều 13. Sử dụng làn đường

1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.

2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.

3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.”

Từ quy định trên cho thấy nếu bạn đi vào làn đường trong cùng bên phải trong cùng cùng chiều xe mà theo biển báo hiệu chỉ dẫn phân làn xe trên tuyến đường có 3 làn xe thì làn đường đó dành cho những xe thô sơ như xe đạp, bạn đi vào làn được đó sẽ bị xử phat. Tuỳ từng tuyến đường sẽ có biển báo hiệu chỉ dẫn phân làn xe trên tuyến đường có 3 làn xe khác nhau. Nếu có tuyến đường mà theo biển báo chỉ dẫn phân làn xe ở giữa chỉ dành cho xe ô tô thì xe máy không được phép đi vào.

>&gt Xem thêm: 

2. Tư vấn VPGT khi chưa được cấp bằng lái xe ?

Thưa luật sư, Em mua xe máy từ cửa hàng kinh doanh có giấy tờ mua bán nhưng đã bị mất, giấy tờ xe chưa sang tên.

Hiện tại em bị cảnh sát giao thông phạt vì lỗi không bằng lái, không mũ bảo hiểm và phạt chủ xe (người đứng tên trong giấy tờ xe) lỗi cho người không đủ điều kiện mượn xe (em ko có bằng lái). Em lên công an nộp phạt lấy xe nhưng bên công an yêu cầu người đứng tên đi cùng. Trường hợp của em, người đứng tên xe không chịu đi mà chỉ chịu làm lại giấy tờ mua bán. Vậy cho em hỏi: Em cầm giấy tờ mua bán (sau khi bị bắt xe mới làm lại) lên công an có được lấy xe không? Và người đứng tên có bị phạt lỗi giao xe cho người không có điều kiện sử dụng không?

Trả lời:

Yêu cầu của bạn Xin giấy phép xin giải đáp như sau:

Việc bạn mua lại xe máy từ chủ xe khác thì về nguyên tắc là bạn phải làm thủ tục đăng kí sang tên chiếc xe đó. Vì sau khi mua xe bạn chưa làm thủ tục đăng kí sang tên nên khi bị cảnh sát giao thông kiểm tra thì việc bạn sử dụng xe đó được xác định là bạn đang mượn xe của chủ xe cũ và chủ xe cũ vẫn phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về chiếc xe.

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 58 , người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻcó giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.

Việc chủ phương tiện cho người khác mượn xe mà người mượn xe để tham gia giao thông không có đủ điều kiện tham gia giao thông (trường hợp này bạn không có bằng lái xe) sẽ bị xử phạt theo quy định tại ngày 13/11/2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt theo Điểm đ, Khoản 3, Điều 30

Từ những cơ sở pháp lí trên, chúng tôi xin đưa ra ý kiến về câu hỏi của bạn như sau:

Thứ nhất, bạn cầm giấy tờ mua bán (sau khi bị bắt xe mới làm lại) lên công an sẽ chưa lấy lại được xe và việc công an yêu cầu người đứng tên chiếc xe đi cùng là phù hợp với các quy định của pháp luật.

Thứ hai, người đứng tên chiếc xe sẽ bị phạt lỗi giao xe cho người không đủ điều kiện tham gia giao thông theo mức phạt trên.

>&gt Xem thêm: 

3. Giải quyết tranh chấp về bồi thường va chạm GT ?

Vào lúc 17h35 buổi chiều ngày 30/12/2015(Dương Lịch) vợ tôi đang trên đường đi làm về thì có va chạm với 1 cụ ông 85 tuổi. Do tốc độ đi xe máy lúc đó không nhanh nên cụ có ngã ngồi xuống đường . Vợ tôi đã nhanh chóng đưa cụ đi sơ cứu tại trạm y tế xã,sau đó đã đi cụ đi chụp Xquang, Chụp não, và khám toàn bộ cho cụ tại BVDK tỉnh. Bước đầu kết quả bác sỹ kết luận cụ bị gãy rạn xương đùa phần tiếp giáp với xương chậu. Với vị trí này thì bác sỹ nói rằng không thể bó bột được và cũng không thể tác động ngoại khoa (mổ) vì cụ tuổi cao ,gia đình nên đưa cụ về nhà điều trị dần dần sẽ liền xương. Nhưng vấn đề lớn đã xảy ra khi bác sỹ khám về phần tim mạch cho cụ, vì cụ có tiền xử về bệnh huyết áp cao và đã điều trị bệnh tai biến não nên bác sỹ đã hỏi rất kỹ người nhà cụ về vấn đề bệnh của cụ. Người nhà cụ có nói cụ có tiền xử bệnh tai biến não,đã điều trị tại tuyến huyện trước đó. Sau một hồi, họ chuyển cụ về khoa tim mạch, ở đó họ theo dõi và điều trị cho cụ đến ngày 8/1 cụ được xuất viện. Và hôm đó tôi có mặt ở viện để cùng gd cụ đưa cụ về nhà.

Tiền viện phí cụ được hưởng bảo hiểm 100% nên tôi chỉ phải trả các chi phí (như tiền xe 2 chiều tiền mua nẹp cho cụ) và các phí nhỏ liên quan. Về đến nhà cụ tôi thay mặt vợ ngồi nói chuyện với người thân của cụ và có đưa 3 triệu để gia đình bồi dưỡng cho cụ giúp chúng tôi, họ có nhận và không có ý kiến gì cả. Vì hai gia đình cũng gần nên buổi tối hôm cụ ra viện2 vợ chồng tôi có lên thăm cụ, lúc đó mọi người rất vui vẻ và mừng cụ đã khỏe để về với gia đình. Chỉ khi chúng tôi xin phép ra về vì ở nhà còn con nhỏ thì người thân của cụ nói chúng tôi ở lại nói chuyện về mức bồi thường cho cụ và gia đình. Chúng tôi rất ngỡ ngàng về cách họ nói và giải quyết như bắt vạ chúng tôi vậy. Sau một hồi , tôi xin lại họ số tiền buổi chiều đã đưa và họ có gửi lại. Lần thứ 2 chúng tôi có lên nhà cụ để thương lượng với gia đình cụ ( vì chúng tôi mới cưới và có con nhỏ,kinh tế khó khăn) nên lần này chúng tôi có mang 5 triệu lên gửi gia đình cụ bồi dưỡng thuốc thang cho cụ giúp chúng tôi. Nhưng họ không nhận và đòi khoản tiền tổng cộng là 17 triệu bao gồm: tiền thuốc là 11 triệu +tiền bó gà( đắp thuốc nam) 6 triệu nữa.

Vì số tiền quá lớn mà cách họ đòi hỏi không được minh bạch rõ ràng nên chúng tôi không chấp thuận. Họ có nói rằng sẽ đưa ra pháp lý giải quyết, với diễn biến như vậy vợ chồng tôi rất mong được Quý công ty tư vấn giúp chúng tôi với ạ ?

Trả lời:

Theo quy định tại Điều 604 và theo ngày 8/7/2006 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật dân sự về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì việc bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm về nguyên tắc chung trách nhiệm bồi thường thiệt hại chỉ phát sinh khi có đầy đủ các yếu tố sau đây:

– Phải có thiệt hại xảy ra: trường hợp này thiệt hại do sức khỏe bị xâm và thiệt hại do tổn thất về tinh thần.

– Phải có hành vi trái pháp luật: trường hợp này phải chứng minh được người đi xe máy có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

– Phải có mối quan hệ nhân quả giữa thiệt hại xảy ra và hành vi trái pháp luật. Thiệt hại xảy ra phải là kết quả tất yếu của hành vi trái pháp luật và ngược lại hành vi trái pháp luật là nguyên nhân gây ra thiệt hại.

– Phải có lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý của người gây thiệt hại.

Đối chiếu quy định nêu trên thì trường hợp của bạn nêu, nếu vợ bạn điều khiển xe máy đã có hành vi vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ dẫn đến hậu quả là gây thiệt hại đến sức khỏe của cụ già thì vợ bạn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Vấn đề bồi thường thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm trước hết do các bên thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường và phương thức bồi thường. Nếu các bên không thể tự thỏa thuận được thì tòa án sẽ giải quyết theo quy định pháp luật.

Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP hướng dẫn về bồi thường thiệt hại so sức khỏe bị xâm phạm này tại phần II, tiểu mục 1 thì các khoản bồi thường bao gồm :

– Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại bao gồm: tiền thuê phương tiện đưa người bị thiệt hại đi cấp cứu tại cơ sở y tế; tiền thuốc và tiền mua các thiết bị y tế, chi phí chiếu, chụp X quang, chụp cắt lớp, siêu âm, xét nghiệm, mổ, truyền máu, vật lý trị liệu… theo chỉ định của bác sỹ; tiền viện phí; tiền mua thuốc bổ, tiếp đạm, tiền bồi dưỡng phục hồi sức khoẻ cho người bị thiệt hại theo chỉ định của bác sỹ; các chi phí thực tế, cần thiết khác cho người bị thiệt hại (nếu có) và các chi phí cho việc lắp chân giả, tay giả, mắt giả, mua xe lăn, xe đẩy, nạng chống và khắc phục thẩm mỹ… để hỗ trợ hoặc thay thế một phần chức năng của cơ thể bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại (nếu có).

– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại. Nếu trước khi sức khoẻ bị xâm phạm người bị thiệt hại có thu nhập thực tế, nhưng do sức khoẻ bị xâm phạm họ phải đi điều trị và do đó khoản thu nhập thực tế của họ bị mất hoặc bị giảm sút, thì họ được bồi thường khoản thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút đó.

– Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị.

– Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do sức khoẻ bị xâm phạm.

Ngoài ra, tùy theo mức độ gây thiệt hại mà bạn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo điều 202 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi bổ sung 2009 “Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.”

Nếu ông cụ cũng có lỗi thì áp dụng điều 617 Bộ luật dân sự 2005 ” Khi người bị thiệt hại cũng có lỗi trong việc gây thiệt hại thì người gây thiệt hại chỉ phải bồi thường phần thiệt hại tương ứng với mức độ lỗi của mình; nếu thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi của người bị thiệt hại thì người gây thiệt hại không phải bồi thường.”

>&gt Xem thêm: 

4. Vi phạm giao thông xử phạt thế nào?

Kính chào xin giấy phép, tôi có một vấn đề công các luật sư tư vấn: Hôm nay em bị công an giao thông huyện Thanh Oai phạt lỗi vi phạm không có bằng lái xe máy, người ngồi sau không đội mũ bảo hiểm, họ lập biên bản và tạm giữ xe của em 6 ngày, nhưng trong biên bản không có ghi số tiền phải nộp phạt, họ kêu 6 hôm nữa nên trụ sở công an huyện nộp tiền, cho em hoi là mức phạt của em phải chịu là bao nhiêu, 6 ngày bị tạm giữ xe có phải đóng phí bãi giữ xe không, và phí là bao nhiêu tiền 1 ngày.

Trả lời:

Theo :

Theo Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới:

“ 2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.”

Theo Điều 6. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy tắc giao thông đường bộ

“3. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

k) Chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm hoặc đội mũ bảo hiểm không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Như vậy theo quy định của pháp luật mức phạt của bạn từ180.000 đồng dến 320.000 đồng.

Về chi phí đống bãi giữ xe có quy định:

Việc tạm giữ phương tiện là hình thức phạt bổ sung vì vậy, việc quản lý phương tiện thuộc trách nhiệm của cơ quan có thẩm quyền, cụ thể:

” Điều 14. Giao phương tiện giao thông vi phạm hành chính cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản

1. Phương tiện giao thông vi phạm hành chính thuộc trường hợp bị tạm giữ để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nếu tổ chức, cá nhân vi phạm có đủ một trong các điều kiện dưới đây thì người có thẩm quyền tạm giữ có thể giao cho tổ chức, cá nhân vi phạm giữ, bảo quản phương tiện dưới sự quản lý của cơ quan có thẩm quyền tạm giữ:…..

>&gt Xem thêm: 

5. Tai nạn GT chết người thì xử lý thế nào ?

Thưa luật sư, vừa qua, nhà tôi có một chuyện đáng buồn là em gái tôi bị chết do tai nạn giao thông. bạn trai của em ấy đưa em ấy đi chơi. Đến khi về gần đến nhà (nhà tôi ở phía bên trái theo hướng lưu thông) thì hai đứa rẽ trái để vào thì bị một xe máy chở 03 người chạy rất nhanh cùng chiều đâm và hậu quả là em tôi chết sau đó.

Người gửi: PXD

Trả lời:

Để xác định được vụ tai nạn xảy ra là do lỗi của bên nào để làm căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường cũng như trách nhiệm hình sự, cần thêm rất nhiều tình tiết khác như việc chiếc xe chở em gái bạn lúc rẽ trái để đi vào nhà có bật đèn tín hiệu xin chuyển hướng hay không, hay có chấp hành các quy định khác của luật giao thông đường bộ hay không. Không thể chỉ căn cứ vào việc phía bên kia chở quá số người quy định trên phương tiện giao thông là xe gắn máy và đi với tốc độ nhanh thì lỗi hoàn toàn thuộc về họ.

Do những thông tin bạn cung cấp cho chúng tôi chưa đủ để xác định trách nhiệm thuộc gây ra tai nạn này thuộc về bên nào nên chúng tôi tạm xác định trong trường hợp chiếc xe chở em gái bạn đã bật đèn tín hiệu xin chuyển hướng và chấp hành đúng các quy định của luật giao thông đường bộ nên trách nhiệm hoàn toàn thuộc về phía bên kia.

Điều 202 2015 quy định:

“Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

a. Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

b. Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng;

c. Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d. Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ. Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

Như vậy, tùy thuộc vào các tình tiết mà phía bên kia có thể bị phạt tiền đến 50 triệu, bị phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù đến mười năm hoặc bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định đến năm năm. Ngoài ra, phía bên kia còn có thể phải bồi thường theo quy định của pháp luật về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng do tính mạng bị xâm phạm.

Bộ phận tư vấn luật giao thông – Công ty Xin giấy phép

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *