Cho người quen vay tiền không trả thì phải xử lý như thế nào theo quy định pháp luật hiện hành.

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Cháu không biết phải mở đầu câu chuyện từ đâu.

Chỉ biết xin chú mở tấm lòngnghĩa hiệp giúp gia đình cháu giải quyết những khó khăn mà gia đình cháuđang gặp phảicháu xin được trình bày câu chuyện mong chú cố gắng đọc hết và giúp giađình cháu với ạtừ những năm 2000 bố mẹ cháu có đi làm gạch tại lạng sơn, 2007 bố mẹ cháucó 1 khoản tiền tích cóp để về quê làm vốn là hơn 300 triệu. Người họ hàng là anh e con chú con bác với bố cháu ngỏ ý muốn vay lại sốtiền này để mua nhà tại hà nội và hứa sẽ trả sớm trả trong năm đó với lãisuất 2,5%/ 2 triệu trong 1 tháng. Cũng vì nể họ hàng thân thích mà bố mẹcháu đã cho vay số tiền ấytới hẹn mà người họ hàng ấy khất nần đã nhiều lần tới nay là 2016 chưa trả. Vài lần người họ hàng ấy về quê bố mẹ cháu có giục khoản nợ thì người ấykhất tới cuối năm không trả được sẽ bán nhà đi để trả nợ hẹn lên hẹn xuống mà tới nay vẫn không trả, trong khi bố mẹ cháu ngày cànggià yếu không biết trông vào khoản thu nhập nào ngoài tiền đã tích cóp chovay ngày ấy. Mẹ cháu bị mắc bệnh vẩy nến đã hơn 20 năm nay. Đợt vừa r bố cháu bị taibiến mạch máu não, số tiền phải trang trải khi bố mẹ cháu đi viện phải vaymượn bên ngoại và bạn bè thân thích. Giờ đây gia đình cháu rất túng thiếuchú à. Cháu mong chú giúp gd cháu. 1:cháu muốn kiện lên tòa án thì các bước phải làm ra sao2: họ khất nhiều lần như vậy có phải phạm luật hình sự hay không mà khất nợnhiều lần như vậy3: làm sao tránh được tình trạng tòa án thì phải cứ đưa tiền biếu thì mớilàm việc khẩn trươngmong chú giúp gia đình cháu sớm. Giờ đây bố mẹ cháu bệnh kinh tế kiệt quệ,tâm trạng cháu không tốt. Có điều gì cháu nói không phải chú bỏ qua chocháu. Mong nhận được tin của chú sớm. Gia đình cháu xin được cảm ơn người có tâmnhư chú trướccháu cảm ơn chú nhiều. Cháu huy- khoái châu – hưng yên.

Người gửi : Huy Nguyen

Luật sư trả lời:Cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến luật sư tư vấn pháp lý của công ty Xin giấy phép, sau thời gian nghiên cứu nội dung câu hỏi của bạn cùng với các văn bản pháp luật hiện hành có liên quan Luật sư xin đưa ra nội dung tư vấn như sau:

1. Căn cứ pháp lý

9

2. Nội dung tư vấn

Thứ nhất: Luật sư nhận thấy việc người A vay tiền của gia đình bạn có ý định không muốn trả chứ không phải họ không có điều kiện trả nợ. Bởi vì hoàn cảnh cuộc sống gia đình bạn đang khó khăn như vậy mà họ không muốn trả thì rõ ràng họ có hành vi chiếm đoạt tài sản. Nhưng trước hết phía gia đình bạn phải xác minh lại lần nữa với bên A xem thái độ họ như thế nào. Họ có nhận là vay tiền của gia đình bạn không hay họ phủ nhận điều đấy.

Thứ hai: Nếu bên A họ nhận là có vay tiền với thỏa thuận về lãi như thế nhưng giờ chưa trả thì gia đình bạn có quyền khởi kiện ra Tòa dân sự yêu cầu họ trả nợ. Để khởi kiện thì bạn phải xem địa chỉ cư trú hiện tại của bên A ở đâu thì nộp đơn lên tòa cấp huyện nơi đấy căn cứ theo Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2004.

Thứ ba: Nếu bên A họ chối bỏ việc nợ tiền gia đình bạn thì mình có thể gửi đơn yêu cầu khởi tố vụ án hình sự tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản lên Viện kiểm sát và Cơ quan công an điều tra cấp huyện nơi A cư trú. Về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản được quy định như sau:

“Điều 140. Tội lạm đụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản

>&gt Xem thêm: 

1. Người nào có một trong những hành vi sau đây  chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ một triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới một triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm:

  a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

  b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng;

>&gt Xem thêm: 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng;

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả nghiêm trọng;

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này.”

Từ nội dung tư vấn của Luật sư cùng với căn cứ pháp lý như trong bài viết hy vọng bạn có cách giải quyết tốt nhất sự việc của gia đình. 

Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài điện thoại số:  để được giải đáp.

Trân trọng./.

>&gt Xem thêm: 

Bộ phận tư vấn pháp luật Hình sự –

>&gt Xem thêm: 

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *