Quy định mới nhất năm 2020 về tăng mức lương tối thiểu vùng

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Ngày 16/11/2018 sau một thời gian dự thảo thì Chính phủ chính thức ban hành Nghị định 157/2018 quy định về mức lương tối thiểu vùng áp dụng cho người lao động làm việc theo hợp đồng lao động, trong đó đã quy định từ ngày 1/1/2019 mức lương tối thiểu vùng mới sẽ được áp dụng thống nhất toàn quốc

NỘI DUNG TƯ VẤN:

1. Mức lương tối thiểu vùng mới tăng năm 2019

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I thì lương tối thiểu là 4.180.000 đồng/tháng

Đối với Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II thì lương tối thiểu là 3.710.000 đồng/tháng

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III thì lương tối thiểu là 3.250.000 đồng/tháng

Đối với các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV thì lương tối thiểu là 2.920.000 đồng/tháng

Dựa trên lương tối thiểu vùng mới tăng, nhận thấy so với lương tối thiểu vùng cũ đã tăng lên đáng kể, khoảng 5,3% so với mức lương tối thiểu vùng năm 2018, cụ thể như sau:

  • Ở vùng I tăng từ 3.980.000 đồng lên 4.180.000 đồng, tăng 200.000 đồng/tháng
  • Ở vùng II tăng từ 3.530.000 đồng lên 3.710.000 đồng, tăng 180.000 đồng/tháng
  • Ở vùng III tăng từ 3.090.000 đồng lên 3.250.000 đồng, tăng 160.000 đồng/tháng
  • Ở vùng IV tăng từ 2.760.000 đồng lên 2.920.000 đồng, tăng 160.000 đồng/tháng

2. Đối tượng áp dụng và nguyên tắc xếp lương

Người lao động làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012 là đối tượng được áp dụng theo mức lương tối thiểu vùng mới.

Người sử dụng lao động, bao gồm: doanh nghiệp được thành lập, tổ chức, hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cơ quan tổ chức nước ngoài, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam có thuê mướn lao động theo hợp đồng lao động là những đối tượng phải điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng cho người lao động làm việc cho mình theo quy định trên phụ thuộc vào địa bàn hoạt động.

Về nguyên tắc: lương tối thiểu vùng là mức lương thấp nhất mà người lao động được chi trả, và là cơ sở để người lao động- người sử dụng lao động thỏa thuận trong hợp đồng lao động và trả lương.

Khi áp dụng lương tối thiểu vùng thì người sử dụng lao động cần lưu ý, người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, không yêu cầu bằng cấp, làm việc đủ thời gian làm việc bình thường trong tháng cũng phải có mức lương thấp nhất bằng lương tối thiểu vùng. Không người lao động nào bị trả lương thấp hơn mức tối thiểu vùng.

Đối với người lao động yêu cầu trình độ cao hơn là qua học nghề, đào tạo thì phải đảm bảo lương tối thiểu cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng, theo địa bàn hoạt động.

Và lương tối thiểu vùng tăng, không có nghĩa là người sử dụng lao động được cắt giảm các khoản phụ cấp, hỗ trợ, tiền làm thêm giờ..; điều đó có nghĩa lương tối thiểu phải tăng và các khoản khác vẫn phải được giữ nguyên.

3. Trách nhiệm của người sử dụng lao động khi lương tối thiểu vùng tăng

Người sử dụng lao động sẽ phải làm thủ tục điều chỉnh mức tiền lương tham gia bảo hiểm; theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, Quyết định 595/QĐ-BHXH Việt Nam thì từ năm 2018 tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm có mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác; trong đó mức lương là mức lương tối thiểu trả cho người lao động làm công việc đơn giản nhất, trong điều kiện lao động bình thường; và được xác định theo vùng, ngành.

Vì thế lương tối thiểu vùng tăng thì người sử dụng lao động cũng phải điều chỉnh lại mức tiền lương đóng bảo hiểm cho người lao động.

Thủ tục điều chỉnh mức tiền lương đóng bảo hiểm, người sử dụng lao động nộp hồ sơ lên cơ quan bảo hiểm xã hội quản lý, hồ sơ gồm có:

  • Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK1-TS), người lao động được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế cao hơn thì bổ sung giấy tờ chứng minh (phụ lục 03)
  • Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh thông tin BHXH, BHYT (mẫu TK3-TS)
  • Danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm tai nạn lao động bệnh nghề nghiệp (mẫu D02-TS)
  • Bảng kê thông tin (Mẫu D01-TS)

Doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng lại thang lương, bảng lương bởi mức lương tối thiểu vùng là căn cứ để xây dựng thang lương, bảng lương để đảm bảo nguyên tắc mức lương thấp nhất của công việc bình thường cũng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng, mức lương của công việc đòi hỏi học nghề, đào tạo cao hơn ít nhất 7% lương tối thiểu vùng và khoảng cách giữa các bậc lương ít nhất bằng 5% (theo hướng dẫn tại Nghị định 49/2013/NĐ-CP)

Trên thực tế, có một số trường hợp, lương cơ bản chưa thay đổi, nhưng trên thực tế người sử dụng lao động đã xây dựng thang lương bảng lương cao hơn cả mức lương tối thiểu năm 2019; trong trường hợp này cũng phải thay đổi để phù hợp với quy định trên.

Tăng kinh phí công đoàn, Luật công đoàn và Nghị định hướng dẫn thi hành quy định người sử dụng lao động hàng tháng đóng kinh phí công đoàn bằng 2% tổng quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm của người lao động. Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động tăng, sẽ kéo theo tổng quỹ lương tham gia bảo hiểm xã hội cũng tăng theo; vì vậy kinh phí công đoàn mà người sử dụng lao động trích nộp cũng sẽ cao hơn năm 2018.

Bên cạnh đó, các khoản tiền mà người sử dụng lao đông cũng như bảo hiểm chi trả cho người lao động được căn cứ dựa trên mức lương tối thiểu vùng cũng sẽ tăng theo như: tiền lương ngừng việc, tiền lương khi chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng….

Trên đây là bào viết tư vấn của chúng tôi về chế độ lương tối thiểu vùng mới năm 2019, mọi thông tin cần được tư vấn, giải đáp kính mời quý khách hàng liên hệ tổng đài

Trân trọng cảm ơn!

Trần Nguyệt- Bộ phận hỗ trợ khách hàng công ty Xin giấy phép!

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *