Quy định mới nhất năm 2020 đối với việc thi tuyển, xét tuyển giáo viên tại Tp Hồ Chí Minh

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Điểm mới của tuyển dụng giáo viên năm học 2018-2019 tại TP HCM là không yêu về hộ khẩu ở tất cả các bậc học theo Quyết định số 43/2017/QĐ-UBND của UBND TP HCM. Và một khi ‘thả cửa’ hộ khẩu, cuộc cạnh tranh để được làm giáo viên sẽ cực kỳ gay gắt, với tỷ lệ chọi 1/ 15.

>>

Cơ sở pháp lý:

Theo Điều 1 có quy định về trường hợp bải bỏ yêu cầu hộ khẩu trong thi tuyển viên chức giáo viên cụ thể như sau:

Điều 1. Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật

Bãi bỏ một phần văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành sau đây:

1. Bãi bỏ Điểm a và Điểm b Khoản 1 Điều 6 và nội dung “bản sao hộ khẩu thường trú”’ tại Điểm c Khoản 1 Điều 7 của Quy định về tuyển dụng, chuyển công tác viên chức và xếp lương khi bổ nhiệm chức danh nghề nghiệp ban hành kèm theo Quyết định số 03/2016/QĐ-UBND ngày 04 tháng 02 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

2. Bãi bỏ nội dung về điều kiện tuyển dụng “có hộ khẩu thường trú tại thành phố Hồ Chí Minh” tại Điểm a Khoản 1 Điều 5 của Quy định về tuyển dụng công chức và xếp lương khi bổ nhiệm ngạch ban hành kèm theo Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2012 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh.

3. Bãi bỏ thành phần hồ sơ “Bản sao giấy khai sinh và hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh” và quy định “Trường hợp thí sinh đăng ký dự tuyển công chức vào các vị trí thuộc lĩnh vực khoa học và công nghệ, nếu không có hộ khẩu thường trú tại Thành phố Hồ Chí Minh phải đáp ứng một trong các tiêu chuẩn: Tốt nghiệp thủ khoa tại các cơ sở đào tạo trình độ đại học trong nước; tốt nghiệp đại học, sau đại học loại giỏi, xuất sắc ở nước ngoài; có bằng tiến sĩ, tuổi đời dưới 35 tuổi; có bằng thạc sĩ hoặc bằng tốt nghiệp đại học loại giỏi, tuổi đời dưới 30” tại Khoản 2 Điều 1 của Quyết định số 14/2016/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh sửa đổi, bổ sung một số điều của quy định về tuyển dụng công chức và xếp lương khi bổ nhiệm ngạch ban hành kèm theo Quyết định số 30/2012/QĐ-UBND ngày 25 tháng 7 năm 2012.

Năm học 2018 – 2019, Sở GD-ĐT TPHCM có nhu cầu tuyển dụng 363 giáo viên, 62 nhân viên cho ngành, trong khi có 1.682 ứng viên đăng ký dự tuyển đủ điều kiện để tham gia xét tuyển viên chức. Tỷ lệ chọi để trở thành viên chức tại Sở GD-ĐT là 1/3,95 nếu đủ điều kiện trúng tuyển.

Xét tỷ lệ chọi ở từng môn thì vị trí giáo viên Vật lý và Hóa học có tỷ lệ “chọi” cao nhất là 1/15, tiếp theo là môn Toán với tỷ lệ 1/8, Giáo dục công dân 1/6, Địa lý 1/5,8, Ngữ văn 1/5, Sinh học 1/4. Vị trí giáo viên tiếng Anh có chỉ tiêu tuyển dụng cao nhất là 10 người thì chỉ có 100 hồ sơ dự tuyển, tính ra tỷ lệ “chọi” khoảng 1/1,4.

Việc tuyển dụng viên chức được thực hiện thông qua hình thức xét tuyển bằng bài phỏng vấn kiến thức chung và phần thực hành giảng dạy, xử lý tình huống bài giảng. Dự kiến, Sở sẽ tiến hành phỏng vấn trong 2 ngày 20, 21/7/2018. Ngày công bố kết quả là 3/8 và trao quyết định cho nhân sự mới vào ngày 8/8.

Theo danh sách của Sở, môn Văn có số lượng ứng viên đông nhất với gần 200 người, môn Hóa gần 180 người. Môn Âm nhạc có 3 ứng viên, môn Mỹ thuật và 2 và môn Công nghệ chỉ có 1 ứng viên.

Thực hiện cơ chế phân cấp, từ mầm non đến bậc THCS sẽ do Phòng GD-ĐT các quận huyện phối hợp với Phòng Nội vụ xây dựng kế hoạch tuyển dụng viên chức, trình UBND quận, huyện ban hành.

Dự kiến nhu cầu tuyển dụng ở bậc mầm non là 1.522 giáo viên, tiểu học là 1.752 giáo viên, trung học cơ sở là 1.425 giáo viên. Số giáo viên này được tuyển, nhằm thay thế các giáo viên đã nghỉ hưu, nghỉ việc và để làm ở các trường mới thành lập trong năm học mới.

Một điều dễ thấy nhất khi bỏ hộ khẩu thì cơ hội tuyển dụng giữa bên cung và bên cầu đều sẽ tăng lên. Thay vì lưu trú trong hộ khẩu để tuyển dụng giáo viên như trước, giờ các đơn vị có thể tuyển các ứng viên khắp cả nước.chia sẻ việc bỏ hộ khẩu thì thành phố sẽ có thêm nhiều ứng viên, nhiều cơ hội để tuyển được người giỏi vào viên chức. Ngành giáo dục, có thể tuyển được ứng viên giỏi nhưng việc giữ chân người giỏi lại rất khó vì lương quá thấp. Mức lương của một giáo viên mới ra trường cao nhất là 3 triệu đồng, làm sao có thể sống ở thành phố khi tiền nhà trọ đã hết khoảng 1,5 triệu đồng. Đối với nghề giáo hiện tại, cần nhất là chính sách, chế độ đãi ngộ thì người giỏi sẽ chủ động lựa chọn nghề.

Trên đây là tư vấn của chúng tôi. Nếu còn vướng mắc, chưa rõ hoặc cần hỗ trợ pháp lý khác bạn vui lòng liên hệ bộ phận số: để được giải đáp.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật Lao động –

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *