Quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Công ty xin giấy phép hướng dẫn quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật hiện nay:

Trả lời:

Chào bạn! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:
 

1. Cơ sở pháp lý


 

2. Nội dung tư vấn

Kính gửi luật sư. Cho em hỏi một số vấn đề về bhxh. Em làm ở công ty X cũng đã gần 5 năm. Và cũng nghĩ việc để ở nhà kinh doanh, gần 10 tháng. Do bất cẩn nên em để sổ bảo hiểm xã hội, bị vô nước và lem một ít nhưng vẫn còn đọc và thấy chữ đươc. (ngoài ra em cũng còn 1bản photo đã công chứng nữa). Như vậy, khi đủ đủ 12 tháng em đem sổ bhxh lên bhxh để giải quyết, thì bhxh có chịu giải quyết cho em không, và khi đó em sẽ làm thủ tục như thế nào ạ. Em xin cảm ơn.

Khi đủ điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì bạn sẽ đến cơ quan bảo hiểm xã hội trực tiếp thu yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Hồ sơ hưởng cần chuẩn bị theo quy định tại Điều 109 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 như sau:

Điều 109. Hồ sơ hưởng bảo hiểm xã hội một lần

1. Sổ bảo hiểm xã hội.

2. Đơn đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần của người lao động.

3. Đối với người ra nước ngoài để định cư phải nộp thêm bản sao giấy xác nhận của cơ quan có thẩm quyền về việc thôi quốc tịch Việt Nam hoặc bản dịch tiếng Việt được chứng thực hoặc công chứng một trong các giấy tờ sau đây:

a) Hộ chiếu do nước ngoài cấp;

b) Thị thực của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp có xác nhận việc cho phép nhập cảnh với lý do định cư ở nước ngoài;

c) Giấy tờ xác nhận về việc đang làm thủ tục nhập quốc tịch nước ngoài; giấy tờ xác nhận hoặc thẻ thường trú, cư trú có thời hạn từ 05 năm trở lên của cơ quan nước ngoài có thẩm quyền cấp.

4. Trích sao hồ sơ bệnh án trong trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 Điều 60 và điểm c khoản 1 Điều 77 của Luật này.

5. Đối với người lao động quy định tại Điều 65 và khoản 5 Điều 77 của Luật này thì hồ sơ hưởng trợ cấp một lần được thực hiện theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này”

Vậy, từ quy định trên thì sổ bảo hiểm xã hội là không thể thiếu trong hồ sơ yêu cầu hưởng bảo hiểm xã hội một lần nhưng theo mô tả của bạn thì sổ bảo hiểm xã hội của bị dính nước và bị lem một ít nhưng vẫn đọc và thấy chữ được thì không cần phải làm lại sổ bảo hiểm xã hội. Nếu bạn ra cơ quan bảo hiểm, bên họ không chấp nhận sổ bảo hiểm xã hội thì bạn làm lại sổ.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 97 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 thì khi sổ bảo hiểm xã hội bị hỏng thì sẽ làm thủ tục xin cấp lại sổ bảo hiểm xã hội. Hồ sơ chuẩn bị gồm:

“2. Hồ sơ cấp lại sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp hỏng hoặc mất bao gồm:

a) Đơn đề nghị cấp lại sổ bảo hiểm xã hội của người lao động;

b) Sổ bảo hiểm xã hội trong trường hợp bị hỏng”

Tôi muốn hỏi luật sư câu hỏi như sau: Trong cơ quan đơn vị của nhà nước A, kế toán của đơn vị A không báo tăng BHXH cho 4 đồng chí cán bộ từ năm 2009 đến năm 2012. Vì vậy, cơ quan BHXH đã yêu cầu đơn vị A phải nộp khoản truy thu BHXH là khoản BHXH mà đơn vị sử dụng lao động phải nộp cho người lao động và tiền phạt lãi BHXH do nộp chậm. Đơn vị A đã yêu cầu người kế toán của đơn vị A phải bỏ tiền túi của mình để nộp khoản truy thu BHXH đó, còn khoản phạt lãi nộp chậm đơn vị A đã nộp cho cơ quan BHXH. Vậy việc kế toán đơn vị phải bỏ tiền ra nộp khoản tiền truy thu cho 4 đ/c cán bộ là đúng hay sai? Được quy định tại văn bản pháp luật nào.

Theo quy định tại Điều 42 của Quyết định số 959/QĐ-BHXH ban hành quy định về quản lý thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiêp; quản lý sổ bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế như sau:

“Điều 42. Truy thu BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN

1. Truy thu cộng nối thời gian

1.1. Các trường hợp truy thu:

a) Đơn vị không đăng ký đóng BHXH bắt buộc, BHYT, BHTN đối với người lao động.

b) Người lao động quy định tại Điểm 1.7 Khoản 1 Điều 4 truy đóng BHXH bắt buộc sau khi về nước.

c) Các trường hợp khác theo quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

1.2. Điều kiện truy thu:

a) Được cơ quan có thẩm quyền hoặc cơ quan BHXH kiểm tra, thanh tra, buộc truy thu; đơn vị có đề nghị được truy thu đối với người lao động.

b) Hồ sơ đúng đủ theo quy định.

1.3. Tiền lương làm căn cứ truy thu, tỷ lệ truy thu:

a) Tiền lương làm căn cứ truy thu là tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định của pháp luật tương ứng thời gian truy thu. Tiền lương này được ghi trong sổ BHXH của người lao động.

b) Tỷ lệ truy thu: tính bằng tỷ lệ % đóng BHXH, BHYT, BHTN do Nhà nước quy định tương ứng thời gian truy thu.

1.4. Số tiền truy thu:

Số tiền truy thu Stt bằng tổng số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN và tiền lãi:

Quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội ? (đồng) (2)

Trong đó:

Spdi: Số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng i của đơn vị và người lao động tính theo tiền lương và tỷ lệ truy thu quy định tại Điểm 1.3 Khoản 1 Điều này.

v: số tháng truy thu

Ltt: Tiền lãi truy thu, bằng tổng tiền lãi tính trên số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN của từng tháng, tính theo công thức sau:

Quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội ?(đồng) (3)

Trong đó:

v: số tháng truy thu (ví dụ, truy thu 04 tháng: tháng 1, tháng 2 tháng 4 và tháng 5 năm 2011 thì v = 4)

Ltdi: tiền lãi truy thu tính trên số tiền phải đóng tháng i theo nguyên tắc tính lãi gộp, theo công thức sau:

Ltti = Spdi x [(1+k)ni – 1] = Spdi x [FVF(k,ni) – 1] (đồng) (4)

Trong đó:

Spdi: số tiền phải đóng BHXH, BHYT, BHTN tháng i

k (%/tháng): Lãi suất truy thu, tính bằng lãi suất chậm đóng tại thời điểm tính tiền truy thu.

ni: Số tháng chưa đóng khoản tiền Spdi phải tính lãi (số lần nhập lãi), tính theo công thức sau:

ni = T0-Ti

Trong đó: T0: tháng tính tiền truy thu (theo dương lịch).

Ti: tháng phát sinh số tiền phải đóng Spdi (tính theo dương lịch).

FVF(k,ni): Thừa số giá trị tương lai ở mức lãi suất k% với ni kỳ hạn tính lãi.”

Vậy, đơn vị A mà không đăng ký đóng bảo hiểm cho người lao động thì cơ quan bảo hiểm sẽ truy thu đơn vị đó, mức thu và lãi được quy định theo điều khoản trên. Việc không đóng tiền bảo hiểm cho 4 người này là do lỗi của kế toán nộp chậm thì khoản lãi do chậm nộp này có thể yêu cầu kế toán hoàn trả đơn vị A vì nếu do kế toán có lỗi. Còn số tiền bảo hiểm mà cơ quan bảo hiểm truy thu của đơn vị A phải do đơn vị A chi trả vì đơn vị A là sử dụng lao động có nghĩa vụ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 trừ trường hợp kế toán chiếm đoạt tài sản đó.

Tên tôi là TTKS sinh ngày 01/12/1970 tính đến nay là 45 tuổi 10 tháng. Thời gian công tác từ tháng 07/1994 tính đến nay được 22 năm 3 tháng công tác, đơn vị công tác thuộc công ty cà phê. Tháng 11/2015 tôi đi giám định sức khỏe bị suy giảm sức khỏe lao động 61%. Như vậy theo khoản 1 Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội 2006 thì tôi đủ điều kiện nghỉ hưu nhưng nhân viên phòng lao động tiền lương của công ty trả lời tôi sinh tháng 12 nên không đủ điều kiện để về hưu như vậy nhân viên công ty có đúng không? Tôi phải làm sao rất mong được sự tư vấn của công ty. Tôi xin cảm ơn.

Căn cứ vào Điều 187 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau:

Điều 187. Tuổi nghỉ hưu

1. Người lao động bảo đảm điều kiện về thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội được hưởng lương hưu khi nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi.

2. Người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo thuộc danh mục do Chính phủ quy định có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn so với quy định tại khoản 1 Điều này.

 3. Người lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, người lao động làm công tác quản lý và một số trường hợp đặc biệt khác có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 năm so với quy định tại khoản 1 Điều này.

4. Chính phủ quy định chi tiết khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Vậy, trong trường hợp này của quý khách thì quý khách bị suy giảm khả năng lao động nên sẽ được nghỉ hưu ở đổ tuổi thấp hơn độ tuổi là đủ 55 tuổi. Cụ thể, tại thời điểm quý khách đi giám định suy giảm khả năng lao động năm 2015 thì theo quy định tại Điều 51 Luật bảo hiểm xã hội năm 2006 thì:

“Điều 51. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d và e khoản 1 Điều 2 của Luật này đã đóng bảo hiểm xã hội đủ hai mươi năm trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên, hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại Điều 50 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

1. Nam đủ năm mươi tuổi, nữ đủ bốn mươi lăm tuổi trở lên;

2. Có đủ mười lăm năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội và Bộ Y tế ban hành.”

Vậy từ quy định trên tức là quý khách phải đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động là từ 61% trở lên. Qúy khách sinh ngày 1/12/1970 thì đến hết ngày 1/12/2015 quý khách mới đủ điều kiện hưởng lương hưu. Nếu tính đến thời điểm bây giờ thì theo quy định tại Điều 55 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

“Điều 55. Điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 54 của Luật này nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, nam đủ 51 tuổi, nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động. Sau đó mỗi năm tăng thêm một tuổi cho đến năm 2020 trở đi, nam đủ 55 tuổi và nữ đủ 50 tuổi thì mới đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;

b) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;

c) Bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.

2. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 của Luật này khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi trở lên;

b) Có đủ 15 năm trở lên làm nghề hoặc công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành.”

Từ quy định trên cho thấy từ ngày 01/01/2016 nữ đủ 46 tuổi và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên thì đủ điều kiện hưởng lương hưu khi suy giảm khả năng lao động.

Luật sư ơi cho em hỏi, hiện em đang làm tại 1 trường mầm non tư thục, lương cơ bản là 3 triệu 800 nhưng người ta trả thẳng cho em chứ không có đóng bảo hiểm, họ trả cho em 303.000 đồng, em hỏi sao trả thấp vậy, thì họ trả lời là tính theo chấm của nhà nước, luật sư có thể tư vấn cho em là họ trả như vậy có đúng không ạ.?

Theo quy định tại khoản 3 Điều 186 Bộ luật lao động năm 2012 thì:

“3. Đối với người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả thêm cùng lúc với kỳ trả lương của người lao động một khoản tiền cho người lao động tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép hằng năm theo quy định.”

Vây, nếu bạn không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp thì ngoài tiền lương trên hợp đồng công ty sẽ trả cho bạn một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế bắt buộc, bảo hiểm thất nghiệp và tiền nghỉ phép năm theo quy định. 

– Mức đóng bảo hiểm xã hội. Căn cứ vào khoản 1 Điều 86 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014:

Điều 86. Mức đóng và phương thức đóng của người sử dụng lao động

1. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên quỹ tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và h khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 3% vào quỹ ốm đau và thai sản;

b) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

c) 14% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

2. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng trên mức lương cơ sở đối với mỗi người lao động quy định tại điểm e khoản 1 Điều 2 của Luật này như sau:

a) 1% vào quỹ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;

b) 22% vào quỹ hưu trí và tử tuất.

3. Người sử dụng lao động hằng tháng đóng 14% mức lương cơ sở vào quỹ hưu trí và tử tuất cho người lao động quy định tại điểm i khoản 1 Điều 2 của Luật này.

4. Người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này.

5. Người sử dụng lao động là doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể, tổ hợp tác hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp trả lương theo sản phẩm, theo khoán thì mức đóng hằng tháng theo quy định tại khoản 1 Điều này; phương thức đóng được thực hiện hằng tháng, 03 tháng hoặc 06 tháng một lần.

6. Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định chi tiết khoản 5 Điều 85 và khoản 5 Điều 86 của Luật này.”

– Mức đóng bảo hiểm y tế. Theo quy định tại Điều 13 Văn bản hợp nhất số 01/VBHN/2014 luật bảo hiểm y tế năm 2014 thì mức đóng như sau:

“Điều 13. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:

a) Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3. Trong thời gian người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì mức đóng hằng tháng tối đa bằng 6% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

b) Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở, trong đó người sử dụng lao động đóng 2/3 và người lao động đóng 1/3;

c) Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

d) Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

đ) Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm d khoản 2 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền trợ cấp thất nghiệp và do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng;

e) Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% tiền lương tháng đối với người hưởng lương, tối đa bằng 6% mức lương cơ sở đối với người hưởng sinh hoạt phí và do ngân sách nhà nước đóng;

g) Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại các điểm b, c, d, đ, e, g, h, i, k, l và m khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do ngân sách nhà nước đóng;

h) Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại điểm n khoản 3 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do cơ quan, tổ chức, đơn vị cấp học bổng đóng;

i) Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại khoản 4 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở do đối tượng tự đóng và được ngân sách nhà nước hỗ trợ một phần mức đóng;

k) Mức đóng hàng tháng của đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này tối đa bằng 6% mức lương cơ sở và do đối tượng đóng theo hộ gia đình.

2. Trường hợp một người đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo đối tượng đầu tiên mà người đó được xác định theo thứ tự của các đối tượng quy định tại Điều 12 của Luật này.

Trường hợp đối tượng quy định tại điểm a khoản 1 Điều 12 của Luật này có thêm một hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động có mức tiền lương cao nhất.

Trường hợp đối tượng quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 của Luật này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy định tại Điều 12 của Luật này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ tự như sau: do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng, do ngân sách nhà nước đóng, do đối tượng và Ủy ban nhân dân cấp xã đóng.

3. Tất cả thành viên thuộc hộ gia đình theo quy định tại khoản 5 Điều 12 của Luật này phải tham gia bảo hiểm y tế. Mức đóng được giảm dần từ thành viên thứ hai trở đi, cụ thể như sau:

a) Người thứ nhất đóng tối đa bằng 6% mức lương cơ sở;

b) Người thứ hai, thứ ba, thứ tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất;

c) Từ người thứ năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.

4. Chính phủ quy định cụ thể mức đóng, mức hỗ trợ quy định tại Điều này.

– Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp. Theo quy định tại Điều 57 Luật việc làm năm 2013 thì mức đóng quy bảo hiểm thất nghiệp như sau:

“Điều 57. Mức đóng, nguồn hình thành và sử dụng Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

1. Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm thất nghiệp được quy định như sau:

a) Người lao động đóng bằng 1% tiền lương tháng;

b) Người sử dụng lao động đóng bằng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp;

c) Nhà nước hỗ trợ tối đa 1% quỹ tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của những người lao động đang tham gia bảo hiểm thất nghiệp và do ngân sách trung ương bảo đảm.

2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm thất nghiệp bao gồm:

a) Các khoản đóng và hỗ trợ theo quy định tại khoản 1 Điều này;

b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ;

c) Nguồn thu hợp pháp khác.

3. Quỹ bảo hiểm thất nghiệp được sử dụng như sau:

a) Chi trả trợ cấp thất nghiệp;

b) Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động;

c) Hỗ trợ học nghề;

d) Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm;

đ) Đóng bảo hiểm y tế cho người hưởng trợ cấp thất nghiệp;

e) Chi phí quản lý bảo hiểm thất nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội;

g) Đầu tư để bảo toàn và tăng trưởng Quỹ.”

Vậy, người sử dụng lao động sẽ đưa bạn một khoản tiền tương đương với mức đóng của bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp theo quy định trên.

Đơn vị em là trường trung học phổ thông Tư Thục, đơn vị em có một số trường hợp đóng nhờ bảo hiểm xã hội nhưng đơn vị em không tính lương để tính vào chi phí mà chỉ là làm thủ tục cho đóng nhờ bảo hiểm xã hội ( họ tự đóng 100% ) có được không? Em xin cảm ơn

Theo thông tin bạn cung cấp thì những đối tượng không làm việc tại đơn vị bạn có nhu cầu đóng bảo hiểm xã hội thì đối tượng này là tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện. Vậy các đối tượng này có thể ủy quyền bằng văn bản cho đơn vị bạn để thay những người có nhu cầu đóng bảo hiểm tự nguyện. Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 134/2015/NĐ-CP về hướng dẫn quy định của bảo hiểm xã hội tự nguyện.

“Điều 10. Mức đóng

Mức đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện theo Khoản 1 Điều 87 của Luật Bảo hiểm xã hội và theo phương thức đóng tại Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được quy định như sau:

1. Mức đóng hằng tháng bằng 22% mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn.

Mức thu nhập tháng do người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện lựa chọn thấp nhất bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Thủ tướng Chính phủ và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở tại thời điểm đóng.

2. Mức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần được xác định bằng mức đóng hàng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều này nhân với 3 đối với phương thức đóng 03 tháng; nhân với 6 đối với phương thức đóng 06 tháng; nhân với 12 đối với phương thức đóng 12 tháng một lần.

3. Mức đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Điểm đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng đóng trước, chiết khấu theo lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

4. Mức đóng một lần cho những năm còn thiếu theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 9 Nghị định này được tính bằng tổng mức đóng của các tháng còn thiếu, áp dụng lãi gộp bằng lãi suất đầu tư quỹ bảo hiểm xã hội bình quân tháng do Bảo hiểm xã hội Việt Nam công bố của năm trước liền kề với năm đóng.

5. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại Khoản 2 và 3 Điều này mà trong thời gian đó Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn thì không phải điều chỉnh mức chênh lệch số tiền đã đóng.

6. Trường hợp người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã đóng theo phương thức đóng 03 tháng hoặc 06 tháng hoặc 12 tháng một lần hoặc đóng một lần cho nhiều năm về sau theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ Khoản 1 Điều 9 Nghị định này mà trong thời gian đó thuộc một trong các trường hợp sau đây sẽ được hoàn trả một phần số tiền đã đóng trước đó:

a) Dừng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện và chuyển sang tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc;

b) Hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định tại Điều 7 Nghị định này;

c) Bị chết hoặc Tòa án tuyên bố là đã chết.

Số tiền hoàn trả cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện trong trường hợp quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này hoặc hoàn trả cho thân nhân người lao động trong trường hợp quy định tại Điểm c Khoản này được tính bằng số tiền đã đóng tương ứng với thời gian còn lại so với thời gian đóng theo phương thức đóng nêu trên và không bao gồm tiền hỗ trợ đóng của Nhà nước (nếu có).”

Cho em hỏi, muốn rút tiền khi hết hơp đồng và không muốn đóng thêm nữa em đóng được một năm 9 tháng ạ.

Theo quy định tại Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP hướng dẫn luật bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

“Điều 8. Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

2. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần được tính theo số năm đã đóng bảo hiểm xã hội, cứ mỗi năm được tính như sau:

a) 1,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng trước năm 2014;

b) 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội cho những năm đóng từ năm 2014 trở đi;

c) Trường hợp thời gian đóng bảo hiểm xã hội chưa đủ một năm thì mức hưởng bảo hiểm xã hội bằng số tiền đã đóng, mức tối đa bằng 02 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.

3. Mức hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này không bao gồm số tiền Nhà nước hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, trừ trường hợp quy định tại Điểm d Khoản 1 Điều này.

4. Thời điểm tính hưởng bảo hiểm xã hội một lần là thời điểm ghi trong quyết định của cơ quan bảo hiểm xã hội.

5. Hồ sơ, giải quyết hưởng bảo hiểm xã hội một lần thực hiện theo quy định tại Điều 109 và các Khoản 3, 4 Điều 110 của Luật Bảo hiểm xã hội.”

Vậy nếu bạn muốn hưởng bảo hiểm xã hội một lần thì phải sau một năm kể từ thời điểm chấm dứt hợp đồng thì mới được hưởng.

Trường hợp trong nội dung tư vấn có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung tư vấn khiến quý khách chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, chúng tôi rất mong nhận được ý kiến phản hồi của quý khách hàng.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với : hoặc gửi qua email để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Tư vấn Pháp luật bảo hiểm xã hội – .

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *