Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cảnh sát cơ động (CSCĐ) trong lĩnh vực giao thông ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Lực lượng cảnh sát cơ động (Thường hoạt động sau 21 h tối) với chức năng giữ gìn trật tự trị an đô thị trong nhiều trường hợp tham gia vào việc đảm bảo giao thông và an ninh trật tự. xin giấy phép phân tích và giải đáp một số trường hợp người dân hỏi về thẩm quyền của CSCĐ trong lĩnh vực giao thông:

Trả lời:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn như sau:

Cơ sở pháp lý: 

Nội dung phân tích:

Thưa luật sư tôi chạy xe máy trên đường đi du lịch xuống thành phố Vũng Tàu thì bị CSCĐ thỏi vào kiểm tra giấy tờ xe, tôi xuất trình đầy đủ giấy tờ chỉ thiếu bảo hiểm xe máy thì CSCĐ tịch thu giấy đăng ký xe như vậy có đúng luật hay không? Xin cám ơn luật sư!

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà không mang theo bảo hiểm xe máy. Đối chiếu theo đúng quy định của luật, cụ thể Điểm a Khoản 2 Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“Điều 21. Xử phạt các hành vi vi phạm quy định về điều kiện của người điều khiển xe cơ giới
1. Phạt cảnh cáo người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự xe mô tô hoặc điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 120.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
b) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe mô tô không mang theo Giấy phép lái xe.
3. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy phép lái xe;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy đăng ký xe;
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo không mang theo Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại xe có quy định phải kiểm định).
4. Phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 50 cm3 trở lên;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô không có hoặc không mang theo Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới còn hiệu lực;
c) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô có Giấy phép lái xe nhưng đã hết hạn sử dụng dưới 06 (sáu) tháng.
5. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa, trừ các hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 7 Điều này.
6. Phạt tiền từ 1.200.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi điều khiển xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô.
7. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô có dung tích xi lanh từ 175 cm3 trở lên, xe ô tô, máy kéo và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm một trong các hành vi sau đây:
a) Có Giấy phép lái xe nhưng không phù hợp với loại xe đang điều khiển hoặc đã hết hạn sử dụng từ 06 (sáu) tháng trở lên;
b) Không có Giấy phép lái xe hoặc sử dụng Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.
8. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm quy định tại Khoản 5, Điểm b Khoản 7 Điều này còn bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu Giấy phép lái xe không do cơ quan có thẩm quyền cấp, Giấy phép lái xe bị tẩy xóa.”

Và cũng theo quy định của Điều 21 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì đối với hành vi không mang Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì không áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là tịch thu giấy đăng ký xe.

Bạn cũng cần phải lưu ý rằng đồi với hành vi không mang theo giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự thì CSCĐ không có thẩm quyền xử phạt, cụ thể bạn có thể tham khảo tại Khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP.

“Điều 68. Phân định thẩm quyền xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ, đường sắt
….
4. Cảnh sát trật tự, Cảnh sát phản ứng nhanh, Cảnh sát cơ động, Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao có liên quan đến trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm quy định tại các điểm, khoản, điều của Nghị định này như sau:
a) Điểm đ, Điểm i Khoản 1; Điểm g, Điểm h Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h Khoản 4; Điểm b Khoản 5; Điểm b, Điểm d Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9; Khoản 10 Điều 5;
b) Điểm e Khoản 2; Điểm a, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i, Điểm k, Điểm l, Điểm o Khoản 3; Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e, Điểm g, Điểm i, Điểm k, Điểm m Khoản 4; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm e Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8; Khoản 9 Điều 6;
c) Điểm b, Điểm d, Điểm đ, Điểm e, Điểm h, Điểm i Khoản 2; Điểm b, Điểm d, Điểm đ Khoản 3; Điểm d, Điểm e, Điểm g Khoản 4; Điểm b, Điểm c Khoản 5; Điểm a Khoản 6; Khoản 7; Khoản 8 Điều 7;
d) Điểm c, Điểm e, Điểm g Khoản 1; Khoản 2; Khoản 3; Khoản 4 Điều 8;
đ) Điều 9, Điều 10, Điều 11, Điều 12;
e) Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4, Khoản 5 Điều 15;
g) Điều 18, Điều 20;
h) Điểm b Khoản 3; Điểm a, Điểm b, Điểm c, Điểm đ, Điểm e Khoản 5; Điểm a, Điểm b, Điểm c Khoản 6 Điều 23;
i) Điều 26, Điều 29;
k) Khoản 4, Khoản 5 Điều 31; Điều 32, Điều 34;
l) Điều 46, Điều 48, Điều 49, Điều 50, Điều 51, Điều 66, Điều 67….”

Luật sư cho tôi hỏi. Khi tôi đi xe đêm đúng luật nhưng bị CSCĐ giữ lại với lý do có dấu hiệu nghi vấn và kiểm tra giấy tờ. Vậy nếu tôi thiếu một trong các giấy tờ như giấy phép hay bảo hiểm CSCĐ có được thẩm quyền phạt hành chính không? Xin cảm ơn.

Theo quy định về thẩm quyền của CSCĐ quy định tại Khoản 4 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP nêu trên thì trong trường hợp bạn không mang giấy phép lái xe và giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự khi điều khiển xe mô tô tham gia giao thông đường bộ thì CSCĐ cũng không có thẩm quyền xử phạt.

Thưa luật sư, CSCĐ có quyền phạt người dân khi không đủ giấy tờ và không có bảo hiểm xe không? Xin cảm ơn!

Khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải mang theo những giấy tờ sau, Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định:

“Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải;” 

Theo quy định của Điều 21 và Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì CSCĐ không có thẩm quyền giữ giấy tờ như: Giấy phép lái xe, Giấy đăng ký xe,… của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Thưa luật sư. Tôi xin luật sư giải đáp giúp tôi thắc mắc sau: Trên đường đi làm về (khoảng 9h tối), tôi bị hai xe CSCĐ dừng xe tôi với lỗi: KHÔNG BẬT ĐÈN TRƯỚC, sau đó tôi bị nộp phạt. Vậy xin luật sư giải đáp CSCĐ có quyền xử lý lỗi này không?

Do bạn không nó rõ là bạn đi trên đoạn đường thông thường trên mặt đất hay trong đường hầm nên chúng tôi sẽ tư vấn với bạn như sau:

– Trường hợp 1: Nếu bạn không bật đèn trước khi đi trên đoạn đường trên mặt đất:

Điểm c Khoản 2 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:

“2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
c) Không sử dụng đèn chiếu sáng khi trời tối hoặc khi sương mù, thời tiết xấu hạn chế tầm nhìn…”

Đối chiếu với Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP nêu trên thì trong trường hợp này CSCĐ không có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

– Trường hợp 2: Nếu bạn không bật đèn trước khi đi trong hầm đường bộ:

Điểm d Khoản 5 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“5. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

d) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;..” 

Đối chiếu với Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP nêu trên thì trong trường hợp này CSCĐ có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.

Xin thưa. Tôi bị CSCĐ kiểm tra. Tôi đang dừng xe bên lề đường và các anh ấy kiểm tra đầy đủ giấy tờ. Tôi thiếu bằng lái xe, nhưng tôi chưa tham gia giao thông vì tôi đang dừng xe. Vậy các anh CSCĐ có quyền phạt tôi không ạ?

Theo dữ liệu bạn đưa ra thì bạn dừng xe bên lề đường như vậy chúng tôi có thể hiểu rằng bạn đang đi trên đường và vì một lý do nào đó bạn dừng xe lại.

Trong trường hợp này, do bạn không nói rõ bạn còn hành vi vi phạm nào nữa không vì vậy chúng tôi giả sử rằng bạn không còn bất kỳ một hành vi nào đó trái quy định của pháp luật nữa. 

Do đó, với hành vi không mang bằng lái xe, đối chiếu với Điều 21 và Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP nêu trên bạn sẽ không bị CSCĐ xử phạt.

Cho tôi hỏi. Hôm tôi ở Tuyên Quang tôi có đỗ xe sau biển báo cấm xe tải và xe khách nhưng CSCĐ xử phạt. Vậy CSCĐ có làm đúng không ?

 Trong trường hợp này, do bạn không nói rõ bạn đỗ xe như thế nào, có ở nơi có biển báo cầm hay không do đó chúng tôi không thể tư vấn chính xác cho bạn được. Tuy nhiên, chúng tôi sẽ trao đổi với bạn một số vấn đề
 như sau: Nếu như bạn có nhưng hành vi được quy định tại Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP dưới đây thì bạn sẽ bị CSCĐ xử phạt, cụ thể:

“Điều 5. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

đ) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;….
2. Phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
g) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường rộng; dừng xe, đỗ xe không sát mép đường phía bên phải theo chiều đi ở nơi đường có lề đường hẹp hoặc không có lề đường; đỗ xe trên dốc không chèn bánh; mở cửa xe, để cửa xe mở không bảo đảm an toàn;
h) Dừng xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; dừng xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; dừng xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước, nơi có biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; rời vị trí lái, tắt máy khi dừng xe; dừng xe, đỗ xe không đúng vị trí quy định ở những đoạn có bố trí nơi dừng xe, đỗ xe; dừng xe, đỗ xe trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường;…
3. Phạt tiền từ 600.000 đồng đến 800.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
….
d) Quay đầu xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; không tuân thủ các quy định về dừng xe, đỗ xe tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt; dừng xe, đỗ xe trong phạm vi an toàn của đường sắt, trừ hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2, Điểm b Khoản 3 Điều 48 Nghị định này;
đ) Dừng xe, đỗ xe tại vị trí: Bên trái đường một chiều; trên đoạn đường cong hoặc gần đầu dốc nơi tầm nhìn bị che khuất; trên cầu, gầm cầu vượt, song song với một xe khác đang dừng, đỗ; nơi đường bộ giao nhau hoặc trong phạm vi 05 m tính từ mép đường giao nhau; điểm dừng đón, trả khách của xe buýt; trước cổng hoặc trong phạm vi 05 m hai bên cổng trụ sở cơ quan, tổ chức có bố trí đường cho xe ô tô ra vào; nơi phần đường có bề rộng chỉ đủ cho một làn xe; che khuất biển báo hiệu đường bộ;
e) Đỗ xe không sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi hoặc bánh xe gần nhất cách lề đường, hè phố quá 0,25 m; đỗ xe trên đường xe điện, đường dành riêng cho xe buýt; đỗ xe trên miệng cống thoát nước, miệng hầm của đường điện thoại, điện cao thế, chỗ dành riêng cho xe chữa cháy lấy nước; đỗ xe nơi có biển “Cấm đỗ xe” hoặc biển “Cấm dừng xe và đỗ xe”; đỗ, để xe ở hè phố trái quy định của pháp luật;…
4. Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.200.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chạy trong hầm đường bộ không sử dụng đèn chiếu sáng gần; lùi xe, quay đầu xe trong hầm đường bộ; dừng xe, đỗ xe, vượt xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định;

đ) Dừng xe, đỗ xe, quay đầu xe trái quy định gây ùn tắc giao thông;…”

Chào luật sư. Cho em hỏi CSCĐ có được xử lí vi phạm người sử dụng phương tiện xe máy như sau: không có bảo hiểm hoặc không mang theo, xe không gương, không mang giấy tờ xe, giấy tờ tuỳ thân, không sử dụng đèn xin nhan, để chân lên lốc máy. Em xin cám ơn!

– Khi tham gia điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, người tham gia giao thông phải mang theo những giấy tờ sau, Điều 14 Thông tư 01/2016/TT-BCA quy định:

“Giấy phép lái xe; Giấy đăng ký xe; Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ; Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải;” 

Theo quy định của Điều 21 và Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì CSCĐ không có thẩm quyền xử phạt đối với những hành vi không mang theo giấy tờ này.

– Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;…”

Đối chiếu với Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP nêu trên thì CSCĐ không có thẩm quyền xử phạt đối với lỗi xe không gương.

– Do bạn không nói rõ bạn lỗi không xi nhan là như thế nào do đó chúng tôi xin tư vấn với bạn như sau:

+ Nếu bạn chuyển làn đường không xi nhan, Điểm a Khoản 2 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“2. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;”

Đối chiếu theo quy định của Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì CSCĐ không có thẩm quyền xử phạt bạn.

+ Nếu bạn chuyển hướng không xi nhan, Điểm a Khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013.NĐ-CP quy định:

“4. Phạt tiền từ 200.000 đồng đến 400.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Chuyển hướng không giảm tốc độ hoặc không có tín hiệu báo hướng rẽ;”

Và cũng đối chiếu theo quy định của Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì CSCĐ cũng không có thẩm quyền xử phạt bạn.

– Điểm a Khoản 7 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:

“7. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Buông cả hai tay khi đang điều khiển xe; dùng chân điều khiển xe; ngồi về một bên điều khiển xe; nằm trên yên xe điều khiển xe; thay người điều khiển khi xe đang chạy; quay người về phía sau để điều khiển xe hoặc bịt mắt điều khiển xe;”

Đối chiếu theo quy định của Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP thì CSCĐ có thẩm quyền xử phạt bạn.

Chào luật sư, luật sư cho tôi hỏi có quyền dừng xe để phạt lỗi xe không gương và không đội mũ bảo hiểm hay không? Và CSCĐ có quyền hạn cụ thể thế nào?

– Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng;…”

Đối chiếu với Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP nêu trên thì CSCĐ không có thẩm quyền xử phạt đối với lỗi xe không gương.

– Điểm i, k Khoản 3 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định như sau:

“i) Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
k) Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật;”

Đối chiếu với Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP nêu trên thì CSCĐ có thẩm quyền xử phạt.

Chào luật sư. Tôi xin phép được hỏi mong luật sư trả lời giúp; Thứ nhất: Nghị định 27/2010/NĐ-CP ngày 24/3/2010 của chính phủ quy định về các lực lượng Cảnh sát khác và công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra kiểm soát TTATGTĐB trong trường hợp cần thiết tới thời điểm này còn hiệu lực hay không? Thứ 2: Quyết định số 10963/QĐ-BCA(X13) của bộ trưởng BCA quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Trung đoàn CSCĐ thuộc CA tỉnh, TP trực thuốc trung ương tới thời điểm này còn hiệu lực hay không? Xin cảm ơn.

 – Nghị định 27/2010/NĐ-CP quy định về việc huy động các lực lượng Cảnh sát khác và Công an xã phối hợp với Cảnh sát giao thông đường bộ tham gia tuần tra, kiểm soát trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong trường hợp cần thiết vẫn còn hiệu lực.

– Quyết định 108/2008/QĐ-BCA(X13) về thành viên Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố – Bộ Công an do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành vẫn còn hiệu lực.

Chào luật sư, cảnh sát cơ động có quyền thổi phạt xe chạy lấn tuyến hay không? Nếu có cho tôi biết thông tư nào? Xin cảm ơn!

 Do bạn không nói rõ xe bạn là xe ô tô hay mô tô, do đó chúng tôi xin tư vấn với bạn như sau:

– Xe ô tô: 

Điểm c Khoản 4 Điều 5 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:

“c) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường hoặc làn đường quy định;”

Đối chiếu với Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP nêu trên thì CSCĐ không có thẩm quyền xử phạt.

– Xe mô tô:

Điểm g Khoản 4 Điều 6 Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định:

“g) Điều khiển xe không đi bên phải theo chiều đi của mình; đi không đúng phần đường, làn đường quy định hoặc điều khiển xe đi trên hè phố;”

Đối chiếu với Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP nêu trên thì CSCĐ có thẩm quyền xử phạt.

Trên đây là ý kiến tư vấn của chúng tôi về câu hỏi của quý khách hàng. Việc đưa ra ý kiến tư vấn nêu trên căn cứ vào các quy định của pháp luật và thông tin do quý khách hàng cung cấp. Mục đích đưa ra nội dung tư vấn này là để các cá nhân, tổ chức tham khảo. Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số:  hoặc liên hệ văn phòng  để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn luật nghĩa vụ dân sự

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *