Quan hệ ở tuổi vị thành niên phạm tội gì ?

Xin chào bạn đến với chuyên trang tư vấn dịch vụ pháp luật. Sau đây là một số nội dung chỉ mang tính chất tham khảo. các bạn có thể đọc để hiểu thêm nhé.

Kính thưa luật sư, Xin tư vấn cho trường hợp của gia đình tôi. Em gái tôi hiện 18 tuổi 7 ngày đang quen và có quan hệ tình dục với cậu bạn trai học năm nhất của một trường đại học. Hai đứa đã thực hiện hành vi quan hệ tình dục với nhau và tôi có hỏi con gái tôi thì con gái tôi nói bị ép quan hệ tình dục. Vậy xin hỏi hành vi này của cậu bạn trai kia có vi phạm pháp luật không, gia đình tôi có khởi kiện cậu này được không? Cảm ơn luật sư!

Mục lục bài viết

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục Công ty Xin giấy phép.

Trả lời:

1.Cơ sở pháp lý:

2. Nội dung phân tích:

2.1 và các yếu tố cấu thành là như thế nào?

Tội hiếp dâm được quy định tại Điều 141 , cụ thể phân tích tôi này như sau:

Khái niệm: Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân

Độ tuổi người phạm tội: Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm. Độ tuổi bị hại: Chia làm các mức với trách nhiệm khác nhau:Dưới 16 tuổi, từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, từ đủ 18 tuổi trở lên

Hành vi: – Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác

– Trái với ý muốn nạn nhân

Hình phạt: – Phạt tù từ 02 năm đến chung thân, tử hình, tùy theo mức độ vi phạm.

– Phạm tội đối với người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm

– Hiếp dâm người dưới 16 tuổi phạt tù từ 7 năm đến chung thân, hay tử hình tùy theo mức độ vi phạm

2.2 Nguyên tắc bồi thường thiệt hại là gì?

Theo Bộ Luật dân sự 2015 thì thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.

2.3 Mức bồi thường thiệt hại cho bên bị hại là như thế nào?

Theo thì bao gồm bồi thường về vật chất và bồi thường về tinh thần. Cụ thể:

– Bồi thường về vật chất:

+/ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;

+/ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;

+/ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;

– Bồi thường về tinh thần: Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp sức khỏe của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại về vật chất theo quy định trên và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có sức khỏe bị xâm phạm không quá năm mươi lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.

=> Như vậy, có nghĩa là nếu bạn nam kia thực hiện với bạn nữ thì bạn nam sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 141 về tội hiếp dâm như đã nêu ở trên đây và đồng thời phải bồi thường cho phía bên bị hại là bạn nữ một khoản tiền tương ứng bồi thường về vật chất và bồi thường về tinh thần.Vì vậy, nên để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con mình, bạn nên làm lên công an điều tra cấp quận/huyện nơi bạn đang cư trú để được giải quyết kịp thời.

Hồ sơ bao gồm:

– Đơn (theo mẫu)

– Chứng minh thư nhân dân (bản sao công chứng)

– Sổ hộ khẩu (bản sao công chứng)

– Những căn cứ chứng minh về hành vi của người phạm tội (nếu có).

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật hình sự.

Nếu bạn cần thêm thông tin xin đặt câu hỏi vào ô hỏi đáp bên dưới để chúng tôi có thể hỗ trợ cho bạn nhiều hơn. Xin chân thành cảm ơn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *