Phân tích về hiệu lực của hợp đồng vay tiền ?

Xin kính chào luật sư em muốn hỏi về giấy cho vay tiền giữa cá nhân nếu không có chữ ký của người làm chứng mà chỉ có chữ ký của người vay và người cho vay thì có hiệu lực không? Thêm 1 vấn đề nữa là nếu người làm chứng là con ruột của người cho vay đồng thời có quan hệ là vợ chồng hợp pháp với người mượn tiền thì có được không? Em xin cảm ơn!

Câu hỏi được biên tập từ chuyên mục công ty Luật MInh Khuê.

Vi phạm hợp đồng cho vay nặng lãi ?

Luật sư tư vấn xác lập hợp đồng vay tiền, gọi:

Trả lời:

Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận luật sư tư vấn pháp luật của Công ty Xin giấy phép. Nội dung câu hỏi của bạn đã được đội ngũ luật sư của Chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau:

1. Hiệu lực của hợp đồng vay tiền

Thứ nhất bạn cần xác định tiền là một loại tài sản. Theo quy định tại điều 105 theo đó tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản.

Theo đó hợp đồng vay tiền là một loại hợp đồng vay tài sản theo quy định tại Điều 463 , Hợp đồng vay tài sản là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên cho vay giao tài sản cho bên vay; khi đến hạn trả, bên vay phải hoàn trả cho bên cho vay tài sản cùng loại theo đúng số lượng, chất lượng và chỉ phải trả lãi nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định.

Mặt khác hợp đồng vay tài sản là một loại hợp đồng theo đó mà hiệu lực của nó được quy đinh tại Điều 401 thì Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp

Vì vậy với hợp đồng vay tiền hợp pháp của bạn có hiệu lực từ thời điểm giao kết tức là tại thời điểm hai bên ký kết hợp đồng vay tiền đó trừ trường hợp trong hợp đồng vay tiền có thỏa thuận khác.

2. Người làm chứng trong hợp đồng vay tiền

Theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 không có quy định về việc hợp đồng vay tài sản phải được lập thành văn bản và phải có người làm chứng. Tuy nhiên, để hạn chế xảy ra tranh chấp bạn nên lập văn bản có chữ ký của hai bên để làm chứng. Văn bản này không cần thiết phải có người làm chứng như trường hợp bạn nói. Vì vậy nên việc lựa chọn người làm chứng đối với loại hợp vay tiền của bạn là không cần thiết.

Việc bạn và người người cho vay tiền đã lập thành văn bản, có chữ ký của hai bên hợp pháp và đã có hiệu lực là cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của các bên theo quy định của Bộ luật dân sự hiện hành:

3. Nghĩa vụ của bên cho vay

Bên cho vay có các nghĩa vụ sau đây:

– Giao tài sản cho bên vay đầy đủ, đúng chất lượng, số lượng vào thời điểm và địa điểm đã thoả thuận;

– Bồi thường thiệt hại cho bên vay, nếu bên cho vay biết tài sản không bảo đảm chất lượng mà không báo cho bên vay biết, trừ trường hợp bên vay biết mà vẫn nhận tài sản đó;

4. Nghĩa vụ trả nợ của bên vay:

– Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

– Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

– Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

– Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên cho vay có quyền yêu cầu trả lãi với mức lãi suất theo quy định tại khoản 2 Điều 468 của bộ luật dân sự 2015 trên số tiền chậm trả tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thoả thuận khác hoặc luật có quy định khác.

– Trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi như sau:

a) Lãi trên nợ gốc theo lãi suất thỏa thuận trong hợp đồng tương ứng với thời hạn vay mà đến hạn chưa trả; trường hợp chậm trả thì còn phải trả lãi theo mức lãi suất quy định tại khoản 2 Điều 468 của Bộ luật dân sự 2015;

b) Lãi trên nợ gốc quá hạn chưa trả bằng 150% lãi suất vay theo hợp đồng tương ứng với thời gian chậm trả, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Như vậy, Khi một trong các bên vi phạm nghĩa vụ đã thỏa thuận thì bên còn lại có quyền khởi kiện ra Tòa án để yêu cầu phía bên kia phải thực hiện nghĩa vụ đối với mình để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Tham khảo bài viết liên quan:

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với bộ phận luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài 24/7 gọi số: hoặc gửi qua email: để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Xin giấy phép.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận Luật sư Tư vấn pháp luật Dân sự – Công ty luật Minh Khuê

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *